Bệnh Chàm Nên Kiêng Gì

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Bệnh chàm là một vấn đề da liễu phổ biến và có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm chế độ dinh dưỡng. Dưới đây là một số thông tin về chế độ ăn dành cho người bị bệnh chàm:

 Kiêng ăn:

  • Thực phẩm cay nồng: Những thực phẩm chứa nhiều gia vị và cay nồng có thể kích thích và làm tổn thương da, gây kích ứng cho người mắc chàm.
  • Thực phẩm chứa allergen: Tránh thực phẩm có thể gây dị ứng, như hải sản, đậu nành, sữa, và các loại hạt.
  • Thực phẩm chứa hóa chất: Nên giảm tiêu thụ thực phẩm chứa hóa chất và phẩm màu nhân tạo.

 Nên ăn:

  • Thực phẩm chứa Omega-3: Các thực phẩm như cá hồi, hạt lanh có chứa axit béo omega-3 có thể giúp làm giảm viêm và cải thiện tình trạng da.
  • Quả mâm xôi và các loại quả chứa nhiều chất chống oxy hóa: Giúp cải thiện sức khỏe da từ bên trong.
  • Rau củ xanh: Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức khỏe da.
  • Nước: Duy trì cơ thể luôn được cung cấp đủ nước là quan trọng để da giữ được độ ẩm.

Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Bệnh chàm hay còn gọi là bệnh eczema gây ngứa ngáy, khó chịu, để lại hậu quả thẩm mỹ nặng nề. Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ làm giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh dứt điểm. Vậy, bệnh chàm kiêng ăn gì, kiêng trong bao lâu để mau khỏi nhất? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề trên nhé.

Tổng quan về bệnh chàm

Chàm da hay còn gọi là eczema - một dạng viêm da cơ địa gây viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau. Bệnh thường gây ra cảm giác ngứa, sưng đỏ và nổi nhiều mụn nước lớn ngoài da.

Tổn thương của chàm eczema thưởng chỉ ở một vùng nhỏ, nhưng có thể lan rộng ra thành mảng lớn và tập trung nhiều ở các vị trí như:

  • Chàm môi, quanh miệng: Do tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như son môi, mỹ phẩm trang điểm, thói quen liếm môi,...
  • Chàm da ở tay: Vì hàng ngày tay của chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều vật chứa chất có khả năng gây dị ứng dẫn tới chàm eczema như nước rửa chén, xà phòng, dầu gội,...
  • Dấu hiệu bệnh chàm ở chân: Lòng bàn chân, ngón chân là vùng thường xuyên đổ nhiều mồ hôi kết hợp với việc ma sát tiếp xúc với đất, giày dép hàng ngày tạo điều kiện thuận lợi để bệnh bùng phát.

Chàm hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó được chia thành 3 nhóm chính là:

  • Nguyên nhân nội giới: Các căn nguyên từ bên trong cơ thể phải kể tới như yếu tố di truyền từ gia đình, rối loạn chức năng nội tạng, rối loạn nội tiết,... là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng chàm eczema
  • Nhóm nguyên nhân ngoại giới: Bệnh chàm bùng phát do ảnh hưởng từ các chất dị nguyên từ yếu tố vật lý, hóa học, sinh vật, thực vật có sự va chạm trực tiếp với da gây ra tình trạng dị ứng, kích ứng viêm da eczema.
  • Do hệ miễn dịch, sức đề kháng kém: Một trong những nguyên nhân chính gây ra chàm da ở người lớn và trẻ nhỏ là do hệ miễn dịch kém, thể trạng yếu bởi suy nhược cơ thể, thiếu dinh dưỡng, hoặc mắc các bệnh về gan, thận, hô hấp,... nên dễ bị mắc các chứng bệnh da liễu nếu gặp điều kiện thuận lợi trong đó phải kể tới bệnh.

Chàm là bệnh ngoài da nên các dấu hiệu thường rất dễ nhận biết. Ở từng giai đoạn bệnh sẽ bùng phát những biểu hiện khác nhau, cụ thể như:

  • Giai đoạn hồng ban: Thời kỳ đầu khi bệnh mới khởi phát ở mức độ nhẹ. Triệu chứng bệnh đơn thuần chỉ là những mảng hồng ban và hơi ngứa, tuy nhiên chúng sẽ ẩn đi sau một thời gian. Vì vậy nhiều người thường không chú ý hoặc chủ quan dẫn tới không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Giai đoạn mụn nước: Khi biệt đã bước vào giai đoạn nặng hơn sẽ xuất hiện nhiều mụn nước có kích thước khoảng 1 - 2mm và  tập trung lại thành từng đám, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Mụn lớn dần rồi vỡ ra gây nhiễm trùng đau rất, thậm chí bội nhiễm nếu không xử lý đúng cách.
  • Giai đoạn đóng vảy, liken hóa: Các tổn thương ở da lúc này sẽ bắt đầu bong ra và lên da non. Thông thường chúng sẽ chảy nhiều dịch nhầy và huyết tương, khi đóng vẩy chúng sẽ khô gây rạn nứt, cộm lại, khiến bề mặt da sần sùi, sẩn dẹp ở giữa nếp hằn, vừa gây ngứa khó chịu lại mất thẩm mỹ.

Về vấn đề chàm có nguy hiểm không, bác sĩ Phương cũng cho biết, chàm da làm xuất hiện những nốt mụn nước, mảng da sần sậm màu, da nứt nẻ, kèm theo ngứa rát, không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, chất lượng sống hàng ngày.

Tuy nhiên các bạn cũng không nên quá lo lắng, bệnh chàm là bệnh ngoài da không khó điều trị. Người bệnh có thể loại bỏ chứng bệnh này hoàn toàn nếu lựa chọn đúng phương pháp kết hợp với việc chăm sóc, bảo vệ, thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường sức đề kháng.

Bệnh chàm kiêng ăn gì? Top 9 loại thực phẩm cần tránh

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa trị viêm da cơ địa. Bệnh nhân cần hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm để tình trạng bệnh không tiến triển theo chiều hướng xấu.

Các chất dễ gây kích ứng người bị chàm nên kiêng: Làn da của người bị chàm rất nhạy cảm, đặc biệt là xung quanh khu vực mẩn ngứa. Người bệnh cần tránh xa những loại thực phẩm gây dị ứng như sản phẩm chứa nhiều chất tăng trưởng, lúa mì, thức uống nhiều đạm hoặc các chế phẩm từ sữa. Đây đều là những loại có khả năng làm tổn hại đến da, gây viêm nhiễm nặng. 

Bệnh chàm kiêng ăn thực phẩm có mùi tanh: Thực phẩm có mùi tanh thuộc nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng, chứa rất nhiều các histamin tự nhiên nên đẩy nhanh quá trình lở loét, khó lành thương ở bệnh nhân viêm da cơ địa. Người mắc bệnh da liễu nói chung và  bệnh chàm nói riêng nên hạn chế các món ăn hải sản, thủy sản như cá, cua, tôm, hàu, hến… 

Bỏ qua thực phẩm giàu đường, tinh bột: Tiếp theo của chuỗi thực phẩm xuất hiện trong câu hỏi “Bị bệnh chàm nên kiêng ăn gì?” chính là đường và tinh bột. Môi trường nhiều đường là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, nảy nở. Với người mắc bệnh eczema, việc cung cấp lượng tinh bột quá mức cần thiết làm tăng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. 

Người bệnh chàm không nên ăn nhiều tinh bột

  • Bệnh chàm kiêng đồ uống có cồn và các chất kích thích: Rượu bia và các chất kích thích làm suy yếu chức năng gan, khả năng thải độc của gan giảm mạnh. Lượng độc tố không được đào thải, bị giữ lại cơ thể, biểu hiện thành bệnh, khiến viêm da tăng nặng, dễ lây lan khó kiểm soát. Vì vậy, lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa da liễu dành cho bệnh nhân viêm da cơ địa đó là tránh xa đồ uống có cồn và các chất kích thích. 
  • Bệnh chàm kiêng ăn gì – Đồ ăn lên men nhất định phải tránh: Dưa muối, cà muối, kim chi củ cải là món ăn khoái khẩu của người Việt nhưng việc tiêu thụ các món ăn này hoàn toàn không được khuyến khích đối với bệnh nhân eczema. Các thực phẩm này không chỉ làm giảm sức đề kháng, làm viêm nhiễm trầm trọng hơn mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư dạ dày, đại trực tràng và vòm họng bởi nitrosamine hình thành trong quá trình lên men.

  • Bị bệnh chàm nên kiêng ăn mật ong nguyên chất: Mật ong vốn được xem là thần dược hỗ trợ tăng cường sức khỏe cũng như làm đẹp da. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh chàm, việc sử dụng mật ong lại cần phải hạn chế. Mật ong có tính nóng, đồng thời odium lauryl sulphate có trong mật ong có thể gây kích thích dị ứng, làm bệnh càng tồi tệ hơn. 
  • Người bệnh chàm không nên ăn chất béo và nội tạng động vật: Dầu mỡ, chất béo và nội tạng động vật đều là những thành phần không tốt cho cơ thể. Chúng gây rối loạn chuyển hóa, dẫn đến phát sinh một loạt các bệnh lý nền như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường. Các loại thực phẩm này khiến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tăng tích tụ độc tố cũng như khả năng bùng phát bệnh. 
  • Thịt gà – bệnh chàm không nên ăn: Thịt gà cũng là loại thực phẩm cần kiêng nếu bị chàm. Ăn thịt gà khiến vết thương khó lành, dễ nhức nhối, ngứa râm ran, do đó người bệnh cũng nên hạn chế.

Người bị chàm không nên ăn thịt gà

  • Rau muống: Chàm thường bùng phát thành từng đợt, sau khi mọc nhọt, các vết loét sẽ khô miệng, se lại, bong da và bắt đầu lên da non. Vùng da bị viêm sau đó ửng đỏ, nhăn nheo và dễ sần sùi, xấu xí. Ăn rau muống làm tăng sinh collagen với những vết thương mới lành. Bởi vậy, người bệnh cần hạn chế ăn rau muống hoặc các loại thực phẩm gây sẹo khác nếu không muốn xuất hiện những vệt sẹo lồi lõm khó chữa trên cơ thể. 

Tham khảo thêm: 6 Loại Thuốc Trị Chàm Khô Nhanh Khỏi Và An Toàn Nhất

 

Bệnh chàm nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng ở trên, người bị bệnh chàm cũng nên biết nhóm thực phẩm mà mình nên ăn để giúp việc chữa trị bệnh chàm hiệu quả hơn.

  • Bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh: Hoa quả là nguồn chứa các loại vitamin hữu ích nhất dành cho người bệnh chàm. Người bệnh nên ăn nhiều loại quả có chứa vitamin A, C, E như: Cam, bưởi, lê, táo, nho…. Đặc biệt, bạn cũng nên bổ sung thêm rau xanh vào trong bữa ăn mỗi ngày. Việc tăng cường vitamin sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, rút ngắn thời gian trị bệnh.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin

  • Bổ sung thực phẩm có chất chống viêm, thải độc: Người bị chàm cũng nên  bổ sung thêm nhiều các nhóm thực phẩm có chứa chất chống viêm như dầu cá, hạt lanh, anh thảo… Đây là các loại dầu giúp kháng viêm rất tốt, hạn chế lây lan và phát triển mạnh của chàm. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn thêm các thực phẩm được xác định thải độc cho cơ thể như:cải bắp, măng tây, xà lách…
  • Bổ sung nhóm thực phẩm vi lượng: Bị bệnh rất dễ mất sức, thiếu hụt dinh dưỡng, vì vậy bổ sung thực phẩm chứa nhiều vi lượng như thịt bò, thịt lợn nạc, trứng gà, hạnh nhân…là điều rất cần thiết.

 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần chú tâm đến vấn đề điều trị. Phương pháp trị bệnh đúng đắn sẽ giúp người bệnh chấm dứt các triệu chứng chàm da khó chịu, tái tạo nền da khỏe mạnh và ngăn chặn nguy cơ tái phát. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo