Bệnh chàm da (Eczema)
Bệnh chàm da (eczema) là bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ gây ra các giảm ngứa ngáy, châm chích khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ và tâm lý người bị bệnh. Việc sớm nhận biết dấu hiệu chàm từ đó có phương pháp điều trị kịp thời rất quan trọng để giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe.
Định nghĩa
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: Chàm da hay còn gọi là eczema - một dạng viêm da cơ địa gây viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau. Bệnh thường gây ra cảm giác ngứa, sưng đỏ và nổi nhiều mụn nước lớn ngoài da.
Tổn thương của chàm eczema thưởng chỉ ở một vùng nhỏ, nhưng có thể lan rộng ra thành mảng lớn và tập trung nhiều ở các vị trí như:
- Chàm môi, quanh miệng: Do tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như son môi, mỹ phẩm trang điểm, thói quen liếm môi,...
- Chàm da ở tay: Vì hàng ngày tay của chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều vật chứa chất có khả năng gây dị ứng dẫn tới chàm eczema như nước rửa chén, xà phòng, dầu gội,...
- Dấu hiệu bệnh chàm ở chân: Lòng bàn chân, ngón chân là vùng thường xuyên đổ nhiều mồ hôi kết hợp với việc ma sát tiếp xúc với đất, giày dép hàng ngày tạo điều kiện thuận lợi để bệnh bùng phát.
Xét theo căn nguyên, chàm da được chia thành nhiều loại, trong đó tiêu biểu nhất là:
- Chàm tổ đỉa: Đây là dạng chàm mạn tính có triệu chứng là nổi nhiều mụn nước ngứa. Bệnh hình thành có liên quan tới cơ địa dị ứng với với một số tác nhân bên ngoài như hóa chất, nhiễm khuẩn, dị ứng thực phẩm, hóa mỹ phẩm,...
- Chàm tiếp xúc: Chàm tiếp xúc còn được gọi viêm da tiếp xúc khi da va chạm với các chất gây dị ứng từ môi trường bên ngoài gây ra tình trạng mụn nước có mủ, da mẩn ngứa. Có hai dạng viêm da tiếp xúc là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.
- Chàm đồng tiền:Dạng chàm này có tổn thương vết loét, mẩn đỏ hình tròn hoặc oval, kèm theo các triệu chứng khác như ngứa, chảy nước, đóng vảy bong tróc, ở các vị trí như chân tay, mặt,...
- Chàm tiết bã (chàm da mỡ): Là một dạng chàm do hoạt động của tuyến bã mạnh tiết ra nhiều nhờn dư thừa. Bệnh thường có xu hướng trải rộng ra khỏi mí tóc đến mặt hình thành “Vòng hoa tiết bã”, kèm theo sẩn vảy mịn. Bệnh có thể xuất hiện ở người lớn và trẻ nhỏ. Đối với trẻ sơ sinh, bệnh thường xuất hiện ở dạng vảy cứng, dân gian thường gọi với tên “cứt trâu”
- Chàm khô: Chàm khô bùng phát do không đáp ứng được độ ẩm cần thiết cho da hoặc bị rối loạn bã nhờn, ảnh hưởng của vi khuẩn,... khiến da bị khô nứt nẻ, có vảy bong tróc, đôi khi xuất hiện mụn nhỏ li ti, mụn nước vỡ chảy dịch,... Chàm khô ở trẻ em xuất hiện rất sớm từ những tháng đầu sau khi sinh. Nếu không được điều trị dứt điểm và đúng cách, bệnh sẽ dai dẳng cho tới khi bé trưởng thành.
- Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Chàm sữa là một dạng viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ nhỏ. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có biểu hiện rất rõ ràng như nổi mẩn đỏ, da khô, mụn nước nhỏ, có dịch vàng chảy. Bệnh có thể xuất hiện ở một vùng bất kỳ, thậm chí bị khắp người nếu tình trạng nặng.
- Chàm bội nhiễm: Chàm bội nhiễm là hậu quả của tất cả các dạng chàm tiếp xúc, chàm khô, tiết bã,... nhưng không được điều trị kịp thời. Bệnh tiến triển nặng, người bệnh có phản ứng ngứa - gãi gây trầy xước, viêm nhiễm dẫn tới bội nhiễm.
Nguyên nhân
Chàm hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó được chia thành 3 nhóm chính là:
- Nguyên nhân nội giới: Các căn nguyên từ bên trong cơ thể phải kể tới như yếu tố di truyền từ gia đình, rối loạn chức năng nội tạng, rối loạn nội tiết,... là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng chàm eczema
- Nhóm nguyên nhân ngoại giới: Bệnh chàm bùng phát do ảnh hưởng từ các chất dị nguyên từ yếu tố vật lý, hóa học, sinh vật, thực vật có sự va chạm trực tiếp với da gây ra tình trạng dị ứng, kích ứng viêm da eczema. Ví dụ như tiếp xúc với hóa chất trong công nghiệp, dị ứng với lông động vật (chó, mèo,...), phấn hoa, ánh sáng, chất trong bao cao su, hoá chất tẩy rửa, thời tiết thay đổi, côn trùng cắn,...
- Do hệ miễn dịch, sức đề kháng kém: Một trong những nguyên nhân chính gây ra chàm da ở người lớn và trẻ nhỏ là do hệ miễn dịch kém, thể trạng yếu bởi suy nhược cơ thể, thiếu dinh dưỡng, hoặc mắc các bệnh về gan, thận, hô hấp,... nên dễ bị mắc các chứng bệnh da liễu nếu gặp điều kiện thuận lợi trong đó phải kể tới bệnh.
Triệu chứng và biến chứng
Chàm là bệnh ngoài da nên các dấu hiệu thường rất dễ nhận biết. Ở từng giai đoạn bệnh sẽ bùng phát những biểu hiện khác nhau, cụ thể như:
- Giai đoạn hồng ban: Thời kỳ đầu khi bệnh mới khởi phát ở mức độ nhẹ. Triệu chứng bệnh đơn thuần chỉ là những mảng hồng ban và hơi ngứa, tuy nhiên chúng sẽ ẩn đi sau một thời gian. Vì vậy nhiều người thường không chú ý hoặc chủ quan dẫn tới không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng hơn.
- Giai đoạn mụn nước: Khi biệt đã bước vào giai đoạn nặng hơn sẽ xuất hiện nhiều mụn nước có kích thước khoảng 1 - 2mm và tập trung lại thành từng đám, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Mụn lớn dần rồi vỡ ra gây nhiễm trùng đau rất, thậm chí bội nhiễm nếu không xử lý đúng cách.
- Giai đoạn đóng vảy, liken hóa: Các tổn thương ở da lúc này sẽ bắt đầu bong ra và lên da non. Thông thường chúng sẽ chảy nhiều dịch nhầy và huyết tương, khi đóng vẩy chúng sẽ khô gây rạn nứt, cộm lại, khiến bề mặt da sần sùi, sẩn dẹp ở giữa nếp hằn, vừa gây ngứa khó chịu lại mất thẩm mỹ.
Về vấn đề chàm có nguy hiểm không, bác sĩ Phương cũng cho biết, chàm da làm xuất hiện những nốt mụn nước, mảng da sần sậm màu, da nứt nẻ, kèm theo ngứa rát, không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, chất lượng sống hàng ngày.
Tuy nhiên các bạn cũng không nên quá lo lắng, bệnh chàm là bệnh ngoài da không khó điều trị. Người bệnh có thể loại bỏ chứng bệnh này hoàn toàn nếu lựa chọn đúng phương pháp kết hợp với việc chăm sóc, bảo vệ, thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường sức đề kháng.
Bệnh có điều trị được không?
Nhiều người khi thấy bệnh nhân chàm có dấu hiệu biểu hiện bên ngoài mất thẩm mỹ nên thường có xu hướng xa lánh vì sợ lây nhiễm. Tuy nhiên, các bạn không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng tới tâm lý bản thân và người bệnh. Theo bác sĩ Lê Phương - Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, chàm là bệnh không có khả năng làm lây nhiễm từ người này sang người khác. Nguyên nhân vì bệnh hình thành chủ yếu do yếu tố cơ địa, tác động môi trường chứ không phải vi khuẩn, virus.
Giải pháp điều trị
Chàm da kéo dài sẽ ngày càng nghiêm trọng gây nhiều tổn thương ngoài da sẽ khó điều trị hơn rất nhiều. Do vậy, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần khuyên người bệnh ngay khi phát hiệu có dấu hiệu chàm nên chủ động chữa trị để hiệu quả tốt nhất.
Hiện nay có nhiều phương pháp áp dụng trong điều trị chàm eczema như:
Cách điều trị chàm da tại nhà
Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền nhiều mẹo trị chàm bằng thảo dược quen thuộc và đánh giá hiệu quả tốt.
Một số cách phải kể tới như:
- Chữa bằng lá ổi: Bạn dùng một nắm lá ổi, rửa sạch, vò nát cho vào đun sôi với 500ml nước trong khoảng 5 - 7 phút. Sau đó dùng nước lá ổi để ngâm vùng da bị bệnh khoảng 15 - 20 phút. Kiên trì áp dụng cách này 1 - 2 lần mỗi ngày tới khi bệnh thuyên giảm.
- Chữa chàm bằng lá trầu không: Bạn dùng khoảng 5 - 7 lá trầu không, rửa sạch, rồi cho vào nốt rã nát. Sau đó dùng hỗn hợp này đắp một lớp mỏng lên vùng da bị chàm, để khoảng 15 phút thì vệ sinh lại.
- Trị bệnh bằng dầu dừa: Cũng như các bạn phương pháp trên, với dầu dừa bạn cũng dùng một lượng tinh dầu vừa phải massage lên cùng da bị bệnh sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Dầu dừa giúp da ẩm, từ đó giảm các triệu chứng chàm nhanh chóng.
Ưu điểm: Các phương pháp dân gian có thế mạnh là dễ thực hiện tại nhà, nguyên liệu an toàn, phù hợp với mọi đối tượng cả kể trẻ nhỏ, chi phí rẻ nên tạo điều kiện áp dụng lâu dài.
Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm thì mẹo dân gian còn tồn đọng nhiều nhược điểm như hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa, không có công dụng tốt với tình trạng bệnh trở nặng.
Sử dụng thuốc trị theo phác đồ Tây y
Tây y là lựa chọn của hầu hết người bệnh hiện nay vì mang tính khoa học và hiện đại. Phác đồ điều trị trong Tây y thông thường sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm để ức chế bệnh, giảm nhanh các triệu chứng bên ngoài.
Một số loại thuốc như:
- Thuốc chống nhiễm khuẩn như eosin, milian, nitrat bạc 0,25%-2%: Nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm, tiến triển nặng.
- Thuốc chống ngứa tiêu biểu như Chlorpheniramine, Cetirizine,…
- Thuốc kháng sinh giúp chống nhiễm trùng da như Cephalosporin,…
- Thuốc trị ở trẻ em như Milian, Eosin, thuốc mỡ mỡ chứa corticosteroid,....
Ưu điểm: Thuốc tây giúp tác động nhanh, mang lại hiệu quả sau một thời gian sử dụng, chi phí vừa phải dễ sử dụng cũng là một ưu thế.
Nhược điểm: Mặc dù thuốc tây có hiệu quả nhanh, song khi ngừng sử dụng, bệnh có khả năng tái phát trở lại nếu gặp điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, sử dụng thuốc tây trị bệnh trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới da, sức khỏe. Do vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt với đối tượng là trẻ nhỏ.
Điều trị chàm eczema bằng Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, chàm hình thành do sự tích tụ phong nhiệt và thấp nhiệt trong cơ thể, nhưng do phong nhiệt là chủ yếu. Để giải quyết tình trạng này, YHCT thường đi vào căn nguyên giải quyết từng nguyên nhân gây bệnh. Đối với thể thấp nhiệt, phép chữa tập trung vào thanh nhiệt, giải độc cơ thể từ bên trong. Còn thể phong nhiệt điều trị bằng việc sơ phong thanh nhiệt và trừ thấp.
Đặc biệt các bài thuốc YHCT sử dụng thành phần 100% từ các loại thảo dược tự nhiên như phục linh, hoàng cầm, hoàng bá, mộc thông, ngưu bàng tử,.... giúp loại bỏ chàm tận gốc, an toàn cho mọi đối tượng.
Ưu điểm: Y học cổ truyền có thế mạnh là an toàn, không gây tác dụng phụ, hiệu quả bền vững, hạn chế tình trạng tái phát lại nhiều lần.
Nhược điểm: Thuốc Y học cổ truyền tác động chậm do vậy người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài mới đạt hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, vị thuốc đắng, thời gian sắc thuốc lâu cũng là một nhược điểm.
Lưu ý điều trị
Để bệnh nhanh chóng phục hồi, ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, các bạn cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Trong chế độ ăn của người bị chàm eczema nên xây dựng một cách khoa học và hợp lý, cụ thể như:
- Hạn chế ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng như: Trứng, hải sản, thịt bò, thịt chó,…
- Tránh sử dụng các đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước có gas,...
- Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đường, thức ăn nhanh cũng là nhóm thực phẩm người bệnh cần tránh xa.
- Người bệnh nên tăng cường ăn những loại rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin, chất xơ, khoáng chất hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho da, đồng thời tăng cường khả năng đào thải độc tố của cơ thể.
Phòng tránh bệnh học
Theo bác sĩ Phương, bệnh chàm - eczema có xu hướng bùng phát theo đợt và khả năng tái phát cao nếu như người bệnh tiếp xúc phải các yếu tố nguy cơ. Chính vì vậy, bạn cần có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả, để vừa giúp bệnh không khởi phát, vừa hạn chế tối đa khả năng bệnh tái phát trở lại. Hãy lưu ý những cách phòng tránh sau đây:
- Trong sinh hoạt hàng ngày các bạn cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, luôn giữ ấm cơ thể nhất là khi chuyển mùa;
- Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với lông động vật, thú nuôi như chó, mèo, bởi đây cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, nước tẩy rửa, xà phòng trong thời gian dài. Hãy sử dụng đồ bảo hộ như bao tay, giày, ủng chuyên dụng để bảo vệ da.
- Cẩn trọng trong việc chọn mua các sản phẩm chăm sóc da. Sử dụng hợp lý, khoa học, không lạm dụng. Đặc biệt phải mua ở những địa chỉ uy tín.
- Xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh, tránh căng thẳng, stress.
- Không nên tắm trong thời gian, hạn chế tắm với nước nóng, chỉ tắm nước ấm vừa phải.
Hy vọng với chia sẻ trên đây, sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh chàm (eczema) từ đó có cách phòng ngừa và xử lý đúng cách, kịp thời. Bên cạnh đó, nếu bạn cần được tư vấn, hỗ trợ thêm về tình trạng chàm của bản thân, có thể liên hệ với bác sĩ Lê Phương theo thông tin sau. Bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc, phân tích tình hình bệnh và gợi ý hướng điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!