Bệnh viêm da tiếp xúc

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam

Viêm da tiếp xúc làm xuất hiện nhiều mẩn đỏ, sần, kèm theo cảm giác ngứa, khó chịu. Đặc biệt bệnh trở nặng khiến phản ứng ngứa – gãi với tần suất dày sẽ làm tổn thương da, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, bội nhiễm, để lại sẹo ảnh hưởng nghiêm trọng thới thẩm mỹ và cuộc sống hàng ngày. Vậy bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Mời độc giả đọc bài để có câu trả lời chi tiết.

Định nghĩa

Viêm da tiếp xúc (Tên tiếng anh: Contact dermatitis) là một dạng viêm da kích ứng thường gặp ở cả nam và nữ, trong mọi lứa tuổi. Tình trạng này bắt nguồn từ việc da tiếp xúc với chất gây kích ứng, dị ứng như hóa mỹ phẩm, thực phẩm gây dị ứng, nhiều khi do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc
Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: Có 3 dạng viêm da tiếp xúc chính, bao gồm:

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Bệnh thường xảy ra khi da chạm vào các hóa chất hoặc phải qua một quá trình có ma sát dẫn tới kích ứng da.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Đây là phải ứng khi hệ thống miễn dịch cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Đây là tình trạng nặng, không được điều trị kịp thời gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, mưng mủ trong thời gian dài dẫn tới bội nhiễm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tình trạng này thường xuất hiện ở những vị trí như:

  • Viêm da ở tay: Khi bị mắc bệnh, người bệnh thường thấy da vùng tay bị nổi nhiều sần đỏ, ngứa, đặt biệt ở vùng cánh tay, nóng tay và mu bàn tay.
  • Dấu hiệu bệnh ở mặt: Vùng da mặt cũng là vị trí dễ mắc bệnh làm xuất hiện triệu chứng khô da, ửng đỏ, có mụn nước. Tuy nhiên nhiều người bệnh lại nhầm lẫn với triệu chứng bệnh về da khác nên điều trị không đúng cách.
  • Viêm da cơ địa ở chân: Đây là vị trí dễ bị bệnh nhất, các triệu chứng thường là nổi mụn nước kèm theo cảm giác ngứa, bong tróc da ở vùng ngón chân, lòng bàn chân và cả quanh bắp chân.

Dù xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể thì cũng nên điều trị sớm. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bệnh trở nghiêm trọng và khó điều trị hơn rất nhiều, thậm chí để lại nhiều sẹo trên bề mặt da gây mất thẩm mỹ,...

Nguyên nhân

Theo bác sĩ Lê Phương, có nguyên nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên ở mỗi dạng viêm da có một tác nhân cụ thể khác nhau. Cụ thể như:

Nguyên nhân viêm da tiếp xúc dị ứng

Khi da tiếp xúc với những chất lạ gây ra phản ứng dị ứng. Phản ứng này khiến cơ thể sản sinh ra các hóa chất gây viêm nhiễm, da bị kích ứng có hiện tượng ngứa, nổi mẩn. Một số tác nhân gây bệnh như tiếp xúc với hóa chất, dung môi, chất tẩy, dầu gội, chất Niken có trong các đồ trang sức, .....

Da bị dị ứng với chất lạ như mỹ phẩm hoặc ánh nắng
Da bị dị ứng với chất lạ như mỹ phẩm hoặc ánh nắng

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng:

Đây là tình trạng thường gặp và xảy ra khi da tiếp xúc với chất độc hại và chỉ ảnh hưởng tới khu vực bị tiếp xúc với chất gây dị ứng đó. Tuy nhiên, nếu chất dị ứng đi vào cơ thể qua đường ăn uống, hương liệu,... thì có thể làm xuất hiện các triệu chứng dị ứng toàn thân. Một số chất làm dị ứng thường gặp như:

  • Hóa chất có trong nước hoa, mỹ phẩm trang điểm,,…
  • Chất Formaldehyde có trong các thực phẩm có chất bảo quản.
  • Axit có trong quả pin
  • Chất tẩy rửa.
  • Sản phẩm có khả năng gây ra phản ứng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng như kem chống nắng, xịt chống nắng hoặc thuốc chống nắng.
  • Chất pederin do côn trùng cắn như kiến ba khoang,...

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc bội nhiễm:

Bội nhiễm là hậu quả của viêm da tiếp xúc dị ứng và kích ứng nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách. Khi bệnh tiến triển nặng kèm theo phản ứng ngứa - gãi làm trầy xước da sẽ gây ra hậu quả nhiễm trùng, mưng mủ thậm chí là bội nhiễm để lại sẹo trên da và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Triệu chứng và biến chứng

Viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ và người lớn. Ở mỗi đối tượng, sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như:

  • Ở trẻ sơ sinh: Đối với trẻ sơ sinh, dấu hiệu thường xuất hiện rất sớm, khoảng 2 - 3 tháng tuổi. Một số triệu chứng biểu hiện như da khô và bong tróc vảy nhất ở vùng mặt, da đầu khiến trẻ cảm thấy khó chịu có phản ứng chà xát để giảm ngứa. Nếu mẹ không để ý và có hướng điều trị kịp thời sẽ rất dễ khiến bệnh tiến triển nặng gây ra nhiễm trùng da.

Trẻ bị viêm da tiếp xúc xuất thường xuất hiện sớm từ 2 - 3 tháng tuổi
Trẻ bị viêm da tiếp xúc xuất thường xuất hiện sớm từ 2 - 3 tháng tuổi

  • Trẻ em : Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn trẻ 2 tuổi với các dấu hiệu nổi bật như nổi phát ban trên những nếp gấp như khuỷu, khủy đầu gối. Vùng da bị bệnh trở nên dày hơn do cào gãi và có nhiều vết trầy xước trên da.
  • Triệu chứng bệnh ở người lớn: Biểu hiện viêm da tiếp xúc ở người lớn thường xuất hiện ở khu vực tiếp xúc gây phản ứng với các dấu hiệu như phát ban trên da, da khô nứt nẻ, bong tróc vảy, nổi nhiều vết sưng mụn nước kèm theo cảm giác ngứa, sưng, nóng, khó chịu,...

Bác sĩ Phương cho biết, viêm da tiếp xúc là bệnh ngoài da không có khả năng lây nhiễm từ người ngày sang người khác. Bởi vì nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc vào những chất gây dị ứng có liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch chứ không phải do vi khuẩn hay virus gây ra.

Do vậy, các bạn không nên xa lánh người bệnh mà hãy chủ động chăm sóc sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng, thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường hệ miễn dịch tự phòng ngừa bệnh.

Viêm da tiếp xúc không lây nhiễm
Viêm da tiếp xúc không lây nhiễm

Còn về vấn đề viêm da tiếp xúc có nguy hiểm không, các chuyên gia cho biết tuy bệnh không nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng các triệu chứng bệnh thường khiến người bệnh khó chịu, nhất là phản ứng gãi khi ngứa có thể gây ra nhiễm trùng, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Do vậy, ngay khi phát hiện có dấu hiệu viêm da tiếp xúc, các bạn nên chủ động chữa trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu có những dấu hiệu sau đây thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay:

  • Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc khiến bạn vô cùng khó chịu, bị mất ngủ và lo lắng
  • Da bị tổn thương nhiều.
  • Nghi ngờ vùng da có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Tình trạng ngứa ngáy kéo dài trên 2 tuần và không cải thiện dù đã sử dụng nhiều phương pháp.

Giải pháp điều trị

Viêm da tiếp xúc hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu các bạn lựa chọn đúng phương pháp kết hợp với việc chăm sóc, bảo vệ da phù hợp. Một số phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc được nhiều người áp dụng như:

Chữa viêm da tiếp xúc tại nhà

Chữa viêm da tiếp xúc bằng mẹo ngay tại nhà là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Một số cách trị viêm da tiếp xúc tại nhà được nhiều người áp dụng như:

Chữa viêm da tiếp xúc bằng lá khế: Bạn dùng một nắm lá khế tươi, rửa sạch cho vao xoong cùng 5 lít nước đun sôi. Dùng nước lá khế hào với nước tăm sao để nhiệt độ nước ấm rồi dùng vệ sinh cơ thể. Kiên trì áp dụng mỗi ngày để giúp nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng của bệnh.

Sử dụng lá khế là mẹo dân gian an toàn, không gây tác dụng phụ
Sử dụng lá khế là mẹo dân gian an toàn, không gây tác dụng phụ

Mẹo chữa viêm da tiếp xúc bằng lá trà xanh: Bạn dùng lá trà xanh tươi cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi, sau đó thêm 2 - 3 muỗng cà phê muối, tiếp tục đun tới khi nước cạn còn ⅓ thì ngưng. Dùng tăm bông thấm dung dịch trà xanh rồi thoa lên vùng da bị bệnh, áp dụng 2 - 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Ưu điểm: Mẹo trị viêm da tiếp xúc bằng dân gian có ưu điểm dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, an toàn, không gây tác dụng phụ, phù hợp cho mọi đối tượng.
  • Nhược điểm: Thuốc có tác dụng chậm, hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do vậy, trong trường hợp bị viêm da tiếp xúc mức độ nặng hoặc đã áp dụng nhiều cách nhưng không hiệu quả nên chủ động lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Phác đồ điều trị bằng thuốc Tây y

Tây y là phương pháp điều trị bệnh hiện đại. Thông thường, sau khi người bệnh được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để xây dựng phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

Người bệnh có thể được bác sĩ kê một số loại kháng sinh để ức chế vi khuẩn gây bệnh như:

Thuốc Corticosteroid: Đây là một trong những loại thuốc bôi ở dạng kem hoặc  thuốc mỡ, nhằm mục đích chống viêm ở khu vực da bị bệnh. Trong trường hợp, viêm da nghiêm trọng có thể được bác sĩ kê dạng Corticosteroid  đường tiêm hoặc uống.

Sử dụng thuốc trị bệnh hiệu quả nhanh, song có thể gây ra nhiều tác dụng phụ
Sử dụng thuốc trị bệnh hiệu quả nhanh, song có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Thuốc kháng histamin: Chỉ định cho trường hợp người bệnh bị viêm da dai dẳng, tái phát lại nhiều lần. Được sử dụng liên tục trong thời gian dài 2 - 4 tuần.

Thuốc tacrolimus và pimecrolimus: Nhằm mục đích điều hoà miễn dịch ức chế calcineurin, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm da tiếp xúc.

  • Ưu điểm: Thuốc tây thường có cơ chế tác động nhanh, do vậy hiệu quả chỉ sau một thời gian sử dụng, chi phí không quá cao nên phù hợp với nhiều đối tượng.
  • Nhược điểm: Bệnh có thể tái phát lại sau khi ngưng dùng thuốc. Ngoài ra sử dụng kháng sinh trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khô da, mọc mụn,....

Điều trị viêm da tiếp xúc an toàn bằng thuốc Đông y

Theo Y học cổ truyền, bệnh viêm da tiếp xúc hình thành do cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu, dễ bị kích ứng, dị ứng, tà độc xâm nhập, uất tự trên da, huyết ứ, rối loạn khí huyết,... Ngoài ra, các tác nguyên dị ứng bên ngoài như môi trường, khí hậu, côn trùng, phấn hoa cũng làm tăng nguy cơ gây kích ứng da.

Thuốc Đông y có ưu điểm lành tính, hiệu quả tận gốc
Thuốc Đông y có ưu điểm lành tính, hiệu quả tận gốc

Nguyên lý điều trị bệnh của Đông y là phải thanh nhiệt, giúp cơ thể giải độc, tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi chức năng ngũ tác từ đó mới loại bỏ chứng bệnh tận gốc.

Các bài thuốc trị bệnh của Đông y sử dụng nhiều thảo dược có khả năng điều hòa cơ thể, tăng cường sức khỏe, giảm nhanh các triệu chứng bệnh như: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Ích nhĩ tử, Bí đao, Mật ong, Thiên mã hồ,...

  • Ưu điểm: Trị bệnh bằng Đông y có thể mạnh là hiệu quả tận gốc, hạn chế tái phát, thuốc an toàn, không gây tác dụng phụ, chi phí vừa phải tạo điều kiện để áp dụng trong thời gian dài.
  • Nhược điểm: Thuốc Đông y tác dụng chậm nên cần kiên trì trong thời gian dài mới đạt hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, vị thuốc đắng khó uống nên không phải ai cũng đủ kiên trì để sử dụng tới khi phục hồi sức khỏe.

Lưu ý điều trị

Xây dựng chế độ chăm sóc người bệnh bị bệnh là một yếu tố quan trọng để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Xây dựng chế độ chăm sóc người bệnh bị viêm da tiếp xúc là một yếu tố quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Do vậy để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả, người bệnh nên kiêng:

  • Kiêng ăn những thực phẩm có nhiều nguy cơ tăng khả năng dị ứng, kích ứng khiến bệnh trầm trọng hơn như đồ ăn cay nóng, các loại hải sản, trứng, rượu, bia,...
  • Bạn nên kiêng ăn những thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt gà…
  • Kiêng ăn những thực phẩm muối chua phổ biến như: Cải muối chua, kim chi, cà muối…
  • Hạn chế hấp thụ vào cơ thể những thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn.

Người bệnh nên kiêng ăn hải sản, trứng, bia rượu để tốt cho sức khỏe
Người bệnh nên kiêng ăn hải sản, trứng, bia rượu để tốt cho sức khỏe

Thay vào đó, người bệnh nên tăng cường ăn những nhóm thực phẩm có lợi như ngũ cốc, yến mạch, trái cây tươi, rau xanh, thịt gà, các loại hạt để giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe.

Bên cạnh đó, trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên chú ý một số vấn đề như:

  • Hạn chế để da tiếp xúc với hoá chất độc hại, côn trùng,.. vì đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh
  • Luôn giữ cơ thể được ấm, nhất là thời điểm giao mùa.
  • Hạn chế gãi để tránh dẫn tới bội nhiễm.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đúng cách là mặc trang phục rộng thoáng.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

Phòng tránh bệnh học

Viêm da tiếp xúc là bệnh viêm da rất dễ khởi phát, chính vì vậy bạn cần có những cách phòng ngừa hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, hãy lưu ý những điều sau đây:

  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, công trùng như kiến ba khoang, nấm mốc…
  • Nên đeo bao tay hoặc ủng cho chân nếu phải tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa…
  • Sau khi đi ra ngoài về hoặc sau khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất hay côn trùng bạn phải rửa tay chân sạch sẽ.
  • Nếu như có tiền sử bị dị ứng với thực phẩm, động vật nào đó thì bạn nên tránh xa.
  • Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da kém chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng. Đồng thời cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da và có tính chất dịu nhẹ để hạn chế tình trạng kích ứng.
  • Bôi kem chống nắng khi ra ngoài, nhất là thời tiết nắng nóng mùa hè.

Trên đây là tổng hợp về bệnh viêm da tiếp xúc. Hy vọng với chia sẻ này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Chúc các bạn sức khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.