Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh về da thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng sự xuất hiện của các nốt mẩn khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, cùng các triệu chứng khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Vậy viêm da cơ địa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.
Định nghĩa
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: Viêm da cơ địa hay còn được gọi là chàm thể tạng, eczema (Tên tiếng anh: Atopic Dermatitis) là một dạng bệnh da liễu khiến da xuất hiện nhiều nốt ban đỏ ngứa ở một vùng hoặc toàn cơ thể. Bệnh này thuộc dạng mãn tính có xu hướng bùng phát theo định kỳ. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh viêm da cơ địa khoảng 20% dân số. Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng là trẻ nhỏ và tái phát lại nhiều lần tới khi trưởng thành.
Chứng bệnh mặc dù không đe dọa tới sức khỏe, tuy nhiên chúng làm xuất hiện các nốt ban ngứa gây cảm giác khó chịu. Người bệnh vì vậy mà gãi nhiều, làm trầy xước trên da, có thể làm nhiễm trùng, bội nhiễm khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trong trường hợp mắc bệnh ở cùng mắt, gãi, dụi mắt thường xuyên sẽ gây nhiễm trùng gây biến chứng viêm mí mắt, viêm kết mạc,... sẽ rất nguy hiểm.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm da cơ địa thường xuất hiện ở những vùng như:
- Viêm da cơ địa ở tay: Ở vị trí này, người bệnh sẽ thấy bệnh có biểu hiện rất rõ nhận biết gồm đỏ da, nổi nốt sần, cảm giác ngứa rát, khó chịu. Khu vực xuất hiện các triệu chứng nhiều nhất là các vùng ở cánh tay, ngón tay, vùng bàn tay
- Viêm da cơ địa ở mặt: Vùng da ở mặt cũng thuộc vị trí dễ xuất hiện triệu chứng bệnh tuy nhiên người bệnh dễ bị lầm tưởng đó chỉ là biểu hiện khô da thông thường nên thường bỏ qua không điều trị hoặc xử lý không đúng cách khiến bệnh nặng hơn.
- Viêm da cơ địa ở chân: Đây là vị trí dễ xuất hiện dấu hiệu viêm da cơ địa thường gặp nhất. Các bạn sẽ thấy da vùng chân nổi mụn nước, kèm theo cảm giác ngứa, bong tróc da.
Nguyên nhân
Bác sĩ Lê Phương cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da dị ứng, trong đó phải kể tới như:
- Di truyền: Viêm da cơ địa là bệnh di truyền: Nguyên nhân chính gây ra bệnh 80% do di truyền từ mẹ hoặc bộ bị các bệnh dị ứng như viêm xoang, dị ứng thời tiết, viêm da dị ứng,...
- Yếu tố môi trường: Thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, ôi nhiễm, chứa nhiều hóa chất cũng là tác nhân gây ra viêm da kích ứng.
- Do ảnh hưởng của thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường nhất là từ nóng sáng lạnh, khiến cơ thể không kịp thích nghi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ và người lớn.
- Hệ miễn dịch yếu, căng thẳng mệt mỏi: Cơ thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng, thường xuyên mất ngủ, căng thẳng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ đó phát triển bệnh.
Ngoài ra một số nguyên nhân khác như dị ứng thực phẩm, dị ứng một số loại xà phòng, nước hoa, mỹ phẩm...
Triệu chứng và biến chứng
Theo bác sĩ Lê Phương, ở từng đối tượng mắc bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể là:
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị và bệnh thường xuất hiện sớm trong giai đoạn khoảng 3 tuần đầu sau sinh. Lúc này, các mẹ chú ý sẽ dễ dàng nhận biết các dấu hiệu bùng phát trên da của trẻ như nổi ban đỏ, có mụn nước ở mông, má trán, đầu,....Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh thường tái phát lại nhiều lần tới giai đoạn khoảng 24 tháng tuổi. Do ảnh hưởng của bệnh nên trẻ rất dễ bị dị ứng, nhạy cảm mỗi khi bị nhiễm trùng, mọc răng hay thời tiết thay đổi.
Ngoài ra, khi bị eczema, trẻ sơ sinh thường hay quấy khóc, kém bú, do bứt dứt bởi các nốt ban ngứa trên cơ thể.
Viêm da cơ địa ở trẻ em
Đối với trẻ em lớn biết đi khi bị viêm da cơ địa sẽ thấy có dấu hiệu như da khô, nốt phát phan xuất hiện ở chân tay, mặt, đặc biệt ở vùng đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân,....
Theo nhiều nghiên cứu, có khoảng gần gần 50% số trẻ bị viêm da cơ địa sẽ ổn định khi tới tuổi thiếu niên, nhưng không ít trường hợp bệnh lặp lại nhiều lần tới khi trưởng thành.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn
Ở đối tượng là người lớn bị viêm da cơ địa sẽ có biểu hiện xuất rất rõ ràng ở bề mặt da như:
- Xuất hiện mụn nước, có vết mẩn đỏ hình dẹt
- Da bị khô, mất nước .
- Cảm giác ngứa ngứa, khó chịu ở những vùng da bị bệnh
- Viêm da xuất hiện nhiều ở vùng quanh mắt, vú và bệnh có tình chất tái lại nhiều lần, triển triển thành mãn tính.
Giải pháp điều trị
Chàm thể tạng gây ra nhiều cảm giác ngứa ngáy khó chịu, thậm chí những nốt sần đỏ này có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Do vậy ngay khi phát hiện có dấu hiệu bệnh, các bạn nên chủ động điều trị càng sớm càng tốt.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm da cơ địa như:
Cách trị viêm da cơ địa tại nhà
Từ xa xưa, khi y học hiện đại chưa phát triển, các bà các mẹ của chúng ta đã biết sử dụng những loại nguyên liệu tự nhiên để khắc phục tình trạng bệnh. Sau đó truyền kinh nghiệm qua nhiều đời.
Một số mẹo chữa viêm da cơ địa dân gian như:
- Trị bằng lá trầu không: Bạn dùng một nắm lá trầu không rửa sạch, cho vào cối giã nát. Sau đó dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị bệnh. Lá trầu không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Kiên trì áp dụng khoảng 7 - 8 ngày sẽ thấy hiệu quả mang lại.
- Sử dụng cây ngải dại: Bạn dùng một nắm lá ngải dại rửa sạch, cho vào sắc với khoảng 5 lít nước, thêm vào một chút muối. Sau khi nước sôi thì hòa với nước tắm dùng để tắm, vệ sinh cơ thể sẽ nhanh chóng giảm các triệu chứng của bệnh.
- Chữa trị viêm da cơ địa bằng mướp đắng và mật ong: Bạn dùng 1 quả mướp đắng, bỏ ruột rồi rửa sạch sẽ. Cho mướp đắng vào máy xay nhuyễn, sau đó trộn với 3 thìa mật ong nguyên chất. Dùng hỗn hợp này massage lên vùng da bị bệnh. Để khoảng 3 phút sau thì vệ sinh sạch sẽ. Thực hiện mỗi ngày 1 lần, tới khi bệnh thuyên giảm thì thôi.
Ưu điểm: Mẹo dân gian có thế mạnh là dễ dàng thực hiện, nguyên liệu tự nhiên đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả là trẻ nhỏ.
Nhược điểm: Tác dụng chậm, hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa từng người. Do vậy nếu bạn đã áp dụng một thời gian dài không có tác dụng nên lựa chọn phương pháp khác, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng.
Sử dụng thuốc/kem trị viêm da cơ địa
Trong trường hợp eczema nặng, bệnh kéo dài, tái phát lại nhiều lần các bạn nên tới bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị dứt điểm. Tại đây, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám cụ thể từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Thông thường phác đồ điều trị của Tây y là sử dụng các loại thuốc uống, kem bôi ngoài da để ức chế, tiêu diệt vi khuẩn.
Một số loại thuốc thường dùng như:
- Thuốc kháng histamin: như promethazin hydroclorid hoặc clorpheniramin maleat,.... Nhằm mục đích giảm các triệu chứng ngừa, kích ứng ở bề mặt ngoài da.
- Thuốc Tacrolimus: Một dạng thuốc hỗ trợ ngoài da giúp giảm cảm giác ngứa, khó chịu. Tuy nhiên chỉ nên dùng ở lượng ít, vừa phải.
- Thuốc/ kem trị viêm da cơ địa có hoạt chất Corticosteroid: Có công dụng giúp giảm viêm sưng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Ngoài ra, người bệnh có thể được kem thêm một số loại kem dưỡng ẩm để giúp tăng độ ẩm, giúp cải thiện tình trạng da khô nứt nẻ từ đó hỗ trợ trị bệnh hiệu quả.
Ưu điểm: Hiệu quả nhanh, dễ sử dụng, chi phí không quá đắt.
Nhược điểm: Thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày,.... Do vậy, các bạn không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ, nhất là với trẻ nhỏ, phụ nữ mang sinh, đang cho con bú.
Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y
Theo quan niệm Đông y hay y học cổ truyền, viêm da có đia cấp và mãn tính hình thành vì cơ thể bị suy nhược, hệ miễn dịch kém dẫn tới tổn thương tỳ bị. Do tỳ vị hư tổn không thể thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng cơ nhục gây ra chứng bệnh. Chế độ ăn uống không phù hợp, sử dụng nhiều thực phẩm lạnh, tính tanh gây thấp nhiệt nội sinh cũng sẽ dẫn tới các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa, rát,...
Ngoài ra, gan thận suy yếu không thể thực hiện tốt chức năng dẫn tới da cơ yếu sinh phong sinh sinh táo làm phùng phát các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa,....
Nguyên lý trị bệnh trong y học cổ truyền là tác động vào căn nguyên, trị bệnh từ gốc dễ. Phương pháp trị liệu là thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, sát trùng, tán phong, trừ thấp, hoạt huyết từ dó loại bỏ bệnh, hạn chế tình trạng tái phát nhiều lần.
Lưu ý điều trị
Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố rất quan trọng để hỗ trợ quá trình điều trị được nhiệt quả tốt.
Viêm da cơ địa nên ăn gì?
Các bạn nên xây dựng chế độ ăn với những loại thực phẩm như:
- Rau, trái cây tươi: Chứa nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hoạt động đào thảo độc tố, thành nhiệt, giúp tái tạo, phục hồi da tổn thương.
- Các loại ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp cung cấp cho cơ thê nhiều dưỡng chất cần thiết, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ trị bệnh hiệu quả.
- Thực phẩm giàu protein: Vì Protein sẽ giúp tăng sự liên kết giữa các mô trên da, từ đó giảm tổn thương và viêm nhiễm do viêm da.
Thực phẩm không nên ăn
Người bệnh cần tránh xa những thực phẩm được coi là tác nhân, yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh, thậm chí khiến trình trạng nguy hiểm hơn như:
- Trứng, sữa
- Hải sản như tôm, cua, ốc
- Thức uống chứa cồn như rượu bia
- Dưa cải chua
Ngoài ra, người bệnh cũng lưu ý một số vấn đề khác như:
- Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm.
- Thận trọng với các loại sữa tắm, xà phòng vì có thể gây kích ứng.
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày để giúp tăng độ ẩm cho da.
- Giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.
- Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là thông tin tổng hợp về viêm da cơ địa. Hy vọng với chia sẻ này sẽ giúp đọc giả hiểu rõ hơn về bệnh từ đó có phương pháp điều trị, chăm sóc da phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!