Bệnh Tổ Đỉa Kiêng Ăn Gì

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Bệnh tổ đỉa là một vấn đề da liễu phổ biến, và chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh. Dưới đây là một số điều cần kiêng khi bạn bị tổ đỉa:

Kiêng ăn:

  • Thực phẩm có mùi tanh: như cua, cá, tôm; nhộng tằm; thịt chó; da gà; gia vị cay nóng.
  • Kiêng Rượu, Bia, Chất Kích Thích: Những đồ uống này có thể làm tăng cảm giác ngứa và làm yếu hệ miễn dịch.

Nên ăn:

  • Rau Củ Quả: Rau xanh đậm như bông cải xanh, cà rốt, củ cải trắng, bí đỏ, đu đủ, cam, bí, đào. hỗ trợ bổ sung vitamin A, C, E, chất chống oxy hóa, và chất xơ giúp tăng sức đề kháng và phục hồi tổn thương da.
  • Men Tiêu Hóa: Như súp miso, một số loại phô mai lên men, sữa chua không đường. Có tác dụng cải thiện phản ứng dị ứng, hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm viêm, giảm sưng.
  • Thực Phẩm Chứa Kẽm: Gồm các loại ngũ cốc, lúa mì, hạt, rau xanh, trái cây.
  • Uống Đủ Nước: Giúp duy trì độ ẩm cho da, phòng ngừa bệnh ngoài da, và hỗ trợ quá trình điều trị.

Lưu ý: Việc thay đổi chế độ ăn uống chỉ hỗ trợ một phần trong quá trình cải thiện bệnh. Nếu bệnh nặng hơn, người bệnh nên tới các cơ sở y tế thăm khám và điều trị bệnh.

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì là câu hỏi chung của hầu hết người bệnh. Bởi vì thực hiện kiêng khem cẩn thận cũng là một trong những cách giúp nhanh chóng làm lành các tổn thương, ngăn ngừa bệnh không tiến triển theo chiều hướng xấu. Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây để biết bị tổ đỉa nên kiêng gì nhé!

Tổng quan về tổ đỉa

Tổ đỉa hay chàm tổ đỉa (tên tiếng Anh: Dyshidrosis) là một thể đặc biệt của bệnh Chàm - Eczema. Đây là một dạng viêm da mãn tính, biểu hiện đặc trưng là các mụn nước nằm sâu dưới da, gây ngứa ngáy ở bàn tay, bàn chân.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tổ đỉa cũng giống như những thể bệnh chàm khác thường có tiến triển dai dẳng, phát triển thành mãn tính và dễ dàng tái phát nếu tiếp xúc với những yếu tố thuận lợi. Bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào kể cả trẻ nhỏ, và nữ giới sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Tuy không nguy hiểm cho tính mạng như tổ đỉa lại gây ra những phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt cho người bệnh. Đặc biệt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, thậm chí dễ bị bội nhiễm vì vị trí khu trú của bệnh thường ở vùng tay chân, nơi mà thường xuyên phải tiếp xúc với những yếu tố như hóa chất, chất tẩy rửa.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định chính xác và cụ thể nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu có một số yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát tổ đỉa như:

  • Do di truyền: Nếu gia đình bạn có người mắc tổ đỉa hoặc một số  bệnh da liễu khác thì tỉ lệ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn so với người khác.
  • Dị ứng với  hóa chất: Một số người bị dị ứng với mỹ phẩm, phấn hoa, hóa chất, bụi bẩn,… khi tiếp xúc cũng có thể khiến da bị kích ứng da, sinh bệnh.
  • Bị tổ đỉa do nhiễm khuẩn: Đất, nước bẩn khi tiếp xúc lâu dài sẽ khiến da viêm, tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Do cơ địa: Cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu, chế độ sinh hoạt, ăn uống không đều độ… cũng là điều kiện để tổ đỉa phát sinh.
  • Rối loạn thần kinh giao cảm: Tình trạng này khiến tăng tiết mồ hôi chân và tay. Tăng nguy cơ gây bệnh tổ đỉa cũng như một số bệnh ngoài da khác.
  • Do thuốc: Sử dụng thuốc trong thời gian dài, lạm dụng khiến hàng rào bảo vệ da tổn thương, các dị nguyên xâm nhập và khởi phát bệnh.
  • Do nấm kẽ chân: Nấm khi xâm nhập sẽ ăn mòn và làm da suy yếu, dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên hay ma sát…
  • Những yếu tố nguy cơ khác: Tâm lý căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn nội tiết, thời tiết nóng ẩm, vệ sinh không đúng cách, qua loa…

Những triệu chứng điển hình, thường gặp của bệnh như:

  • Da người bệnh xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti từ 1-2mm sâu dưới da, cảm thấy cứng chắc khi sờ. Mụn nước thường khu trú tại lòng bàn tay, mu bàn tay, ngón tay, ngón chân. Khi bệnh tiến triển thêm các mụn nước sẽ gộp lại thành đám bọng nước.
  • Khi mụn nước bị nhiễm khuẩn, mụn này sẽ bị sưng đỏ, chuyển sang màu đục kèm với tình trạng sưng hạch bạch huyết, sốt kéo dài.
  • Ngứa ngáy dữ dội, ở những vị trí xuất hiện mụn nước, sưng tấy, nóng rát, đau.
  • Khi mụn nước xẹp sẽ đóng thành vảy, da trở nên khô.
  • Khi bệnh kéo dài có thể khiến móng chân, móng tay bị thay đổi hình dạng, sưng hạch bạch huyết.

Nếu đột ngột có những dấu hiệu trên đây, nhất là kéo dài không khỏi bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám.

Bác sĩ Phương cho biết tổ đỉa là bệnh da liễu mãn tính, không nguy hiểm đến tính mạng cũng như sức khỏe của người bệnh. Điều đáng nói là bệnh dễ tái phát, ngoài ra triệu chứng ngứa ngáy, đau rát ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, giấc ngủ và sinh hoạt.

Tổ đỉa nên ăn gì

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề bị bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì thì người bệnh cũng cần chú ý sử dụng những thực phẩm có lợi để bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp cải thiện sức khỏe làn da và giúp cho việc hồi phục đạt hiệu quả tốt hơn.

  • Các loại rau củ quả: Với hàm lượng lớn vitamin A, vitamin C, vitamin E, các chất chống oxy hóa, chất xơ…. Nên đây là nhóm thực phẩm rất tốt với những người bị bệnh tổ đỉa. Thường xuyên bổ sung các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, các loại củ như cà rốt, củ cải trắng, bí đỏ, đu đủ, cam, bí, đào,.. sẽ giúp tăng sức đề kháng, phục hồi các thương tổn trên da tốt hơn.
  • Thực phẩm chứa men tiêu hóa: Người bệnh có thể bổ một số thực phẩm như súp miso, một số loại pho mát lên men hoặc sữa chua không đường…. Đây đều là những món ăn có tác dụng giúp cải thiện các phản ứng dị ứng, hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp kháng viêm, giảm sưng.
  • Thực phẩm chứa kẽm: Nhóm thực phẩm này cũng rất có lợi cho người bị bệnh ổ đỉa. Việc bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp hạn chế đáng kể các vấn đề có liên quan đến hệ miễn dịch, ngừa và phục hồi một số tổn thương trên da. Theo đó, người bệnh có thể bổ sung kẽm bằng những loại thực phẩm như ngũ cốc, lúa mì, một số loại hạt, các loại rau xanh, trái cây,…
  • Uống đủ nước: Thiếu hụt nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bởi khí đó da dễ bị khô, bong tróc, dễ gây ngứa. Do vậy, để cơ thể khỏe mạnh và hoạt động một cách tốt nhất người bệnh cần bổ sung đủ từ  2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Đây là cách tốt nhất để mọi người phòng ngừa các bệnh ngoài da, giúp cho làn da của bạn khỏe mạnh.

Uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh
Uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh

Tổ đỉa kiêng ăn gì

Theo các chuyên gia da liễu, có một số loại thực phẩm có tác dụng tích cực đối với sức khỏe, hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, cũng có những loại đồ ăn, thức uống lại khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để giảm triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước và rút ngắn thời gian điều trị, những người bệnh tổ đỉa nên kiêng ăn những loại thực phẩm sau đây:

Thực phẩm có mùi tanh

Với những người bị bệnh viêm da nói chung và bệnh tổ đỉa nói riêng cần tránh xa những thực phẩm tanh như cua, cá, tôm, trứng,… Nguyên nhân là do những loại thực phẩm này có chứa một lượng lớn đạm và hoạt chất trimelylamin NH(CH3). Nếu người bệnh không chế biến đúng cách, thì đây chính là tác nhân gây bùng phát các triệu chứng của bệnh. Vì vậy, để hạn chế tình trạng bệnh tiến triển phức tạp, người bệnh nên loại những thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.

Người bị bệnh tổ đỉa cần kiêng cá và các loại thực phẩm có mùi tanh
Người bị bệnh tổ đỉa cần kiêng cá và các loại thực phẩm có mùi tanh

Bị tổ đỉa kiêng ăn gì? Hãy kiêng ăn nhộng tằm

Lý do là bởi vì đây là loài côn trùng rất dễ gây dị ứng, kích ứng da. Việc người bệnh sử dụng và chế biến không đúng cách sẽ khiến cho các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn, các tổn thương trên da cũng lâu lành hơn.

Thịt chó

Đây là một trong những lời giải đáp cho thắc mắc bệnh tổ đỉa kiêng gì? Mặc dù đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng nếu muốn cải thiện triệu chứng bệnh tổ đỉa, người bệnh nên loại món thịt chó ra khỏi thực đơn ăn uống của mình. Nguyên nhân là do thịt chó chứa hàm lượng đạm cao và có tính nóng. Đây được xem là tác nhân thúc đẩy quá trình dị ứng diễn ra nhanh và mạnh hơn, gây ngứa ngáy dữ dội ở bệnh nhân bị tổ đỉa.

Thịt chó cũng là loại thực phẩm người bệnh cần kiêng
Thịt chó cũng là loại thực phẩm người bệnh cần kiêng

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì? Người bệnh tránh ăn da gà

Mặc dù da gà chứa rất ít chất béo và hàm lượng calo thấp, rất tốt cho sức khỏe của nhiều người, nhất là những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, thấp khớp,… Thế nhưng với những người bị bệnh tổ đỉa thì tuyệt đối không nên ăn da gà. Bởi theo các chuyên gia, da gà chính là tác nhân có thể làm tăng cao khả năng dị ứng, gây mẩn ngứa và phát ban ở người bệnh.

Nhóm gia vị cay nóng

Nhóm gia vị này giúp món ăn trở nên đậm đà hơn, kích thích vị giác và tạo cảm giác ăn ngon, thèm ăn. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tốt đối với những ai bị bệnh tổ đỉa. Giải thích cho điều này, các chuyên gia cho hay: Một số loại gia vị như ớt, tiêu, gừng,… có tính nóng, nếu người bệnh ăn chúng sẽ khiến cơ thể bốc hỏa, làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vậy nên nếu không biết bị chàm tổ đỉa kiêng ăn gì thì hãy loại bỏ ngay nhóm gia vị cay nóng ra khỏi danh sách chế biến bữa ăn mỗi ngày nhé.

Các loại gia vị cay nóng sẽ khiến các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn
Các loại gia vị cay nóng sẽ khiến các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn

Bị bệnh tổ đỉa cần kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều gluten 

Gluten là một loại protein có trong lúa mạch hoặc lúa mì. Nếu những người bị bệnh tổ đỉa dùng quá nhiều loại protein này, sẽ rất khó kiểm soát các triệu chứng của. Đồng thời, làm tăng nguy có mắc một số bệnh về da khác.

Bệnh tổ đỉa kiêng gì? Nên kiêng rượu, bia và chất kích thích

Nếu không biết bị tổ đỉa kiêng gì thì hãy loại bỏ ngày rượu bia và các chất kích thích ra khỏi cuộc sống của mình. Bởi lẽ những loại đồ uống này sẽ khiến hoạt động của các cơ quan và bộ phận trong cơ thể bị suy giảm chức năng, đồng thời làm gia tăng cảm giác ngứa ngáy trên da. Hơn nữa, chúng còn khiến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng bị hạn chế, gián tiếp khiến hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu.

Nếu không biết bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì hãy kiêng rượu bia và các chất kích thích để bệnh mau khỏi
Nếu không biết bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì hãy kiêng rượu bia và các chất kích thích để bệnh mau khỏi

Vì sao người bị bệnh tổ đỉa cần phải kiêng khem cẩn thận?

Tổ đỉa là một dạng viêm da với triệu chứng điển hình  là sự xuất hiện các nốt mụn nước ở lòng bàn tay và chân. Mặc dù bệnh không lây nhiễm và cũng ít khi gây nguy hiểm nhưng lại thường tái phát nhiều lần ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống.

Nếu muốn bệnh mau khỏi người bệnh cần kiêng khem cẩn thận
Nếu muốn bệnh mau khỏi người bệnh cần kiêng khem cẩn thận

Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn đang được làm rõ, tuy nhiên các bác sĩ, chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng việc ăn uống không khoa học cũng là một trong những tác nhân khởi phát các triệu chứng của bệnh. Do vậy việc kiêng khem trong ăn uống là rất cần thiết với những người bị chứng bệnh này.

Ngoài ra, các phương pháp điều trị bệnh hiện nay chỉ có thể khắc phục hoặc giảm nhẹ triệu chứng chứ không thể chữa trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, bên cạnh việc dùng thuốc hay áp dụng một số phương pháp nhất định thì các bác sĩ cùng thường khuyên người bệnh nên thực hành chế độ ăn uống thích hợp và trang bị những kiến thức cần thiết liên quan đến vấn đề bệnh tổ đỉa nên kiêng ăn gì. Điều này không những nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện các triệu chứng của bệnh mà còn góp phần quan trọng trong việc phòng bệnh tái phát.

Những vấn đề cần chú ý trong sinh hoạt và chăm sóc người bệnh

Bên cạnh vấn đề kiêng khem theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bị bệnh tổ đỉa cũng nên chủ động thực hiện những điều sau đây để giúp bệnh mau lành và ngăn ngừa tái phát.

  • Hạn chế tiếp xúc với dầu, mỡ, xăng dầu và hóa chất như nước rửa chén, xà phòng giặt đồ, nước cọ rửa toilet,…
  • Tuyệt đối, không được gãi ngứa, tránh tình trạng da bị tổn thương và gây viêm nhiễm nặng.
  • Nên đeo găng tay bảo vệ, mặc đồ bảo hộ nhất là khi phải tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng.
  • Luôn giữ tay chân sạch sẽ và khô, thường xuyên ngâm rửa tay bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc thuốc tím để hạn chế viêm nhiễm da.
  • Thăm khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nếu trong quá trình trị liệu bằng thuốc các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo