Bệnh vảy nến ở trẻ em và những giải pháp xử lý bố mẹ nên biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Bệnh vảy nến ở trẻ em cũng là một trong những dấu hiệu khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang, lo sợ. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lý này khiến làn da của trẻ trông kém sắc, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thẩm mỹ, tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ. Theo đó khi phát hiện vảy nến ở trẻ, bố mẹ cần tìm hiểu các phương pháp điều trị để kiểm soát bệnh cho bé hiệu quả.

Bệnh vảy nến ở trẻ em là gì?

Vảy nến là bệnh lý da liễu mãn tính có thể gặp ở mọi đối tượng, bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ, thậm chí bệnh này còn xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Căn bệnh này khiến tốc độ tái tạo da nhanh hơn nhiều lần so với bình thường, tế bào da cũ chưa kịp loại bỏ đã bị các tế bào da mới chèn lên, lớp chồng lớp và hình thành các mảng bám dày trên da. Các vùng da vảy nến thường có màu đỏ bạc kéo theo những triệu chứng khó chịu như bong tróc, khô nẻ và ngứa ngáy.

BẠN NÊN ĐỌC: Con gái bị gọi là “quái vật” vì vảy nến, người mẹ mất 17 năm mới tìm được cách chế ngự bệnh

Bệnh vảy nến ở trẻ em gây những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân
Bệnh vảy nến ở trẻ em gây những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân

Thực tế cho thấy, vảy nến ở trẻ sơ sinh thường bị nhầm lẫn với bệnh chàm sữa nên việc điều trị của các bậc phụ huynh đôi khi cũng chưa thực sự chính xác và mang lại hiệu quả không như ý. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có cơ địa da non nớt, hệ miễn dịch chưa thực sự ổn định nên dễ gặp phải các bệnh lý liên quan đến vấn đề tự miễn như vảy nến. Tuy nhiên, tỷ lệ bị vảy nến ở trẻ sơ sinh cũng khá thấp.

Theo Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (Đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện), những dạng vảy nến gặp ở người lớn thì cũng hoàn toàn có thể xuất hiện ở trẻ em. Một số dạng vảy nến trẻ em mà bạn cần lưu ý bao gồm:

  • Vảy nến da đầu
  • Vảy nến đảo ngược
  • Vảy nến móng
  • Vảy nến nhạy cảm ánh sáng
  • Vảy nến giọt cấp tính
  • Vảy nến mủ
  • Vảy nến mảng mãn tính
  • Vảy nến đỏ toàn thân

Trong các thể bệnh vảy nến kể trên, Bác sĩ Lê Phương cho biết vảy nến vùng mặt, vảy nến giọt và vảy nến đảo ngược là các thể vô cùng dễ gặp ở trẻ em. Với bất kỳ thể nào, bố mẹ cũng cần tiến hành cho trẻ đi thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ điều trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bệnh vảy nến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có nhiều yếu tố liên quan trực tiếp đến tình trạng rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng có những Để có thể điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em một cách hiệu quả, Bác sĩ Lê Phương nhấn mạnh việc cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh là gì.

Với bệnh vảy nến thì cả ở trẻ nhỏ lẫn người lớn đều khó có thể xác định chính xác yếu tố dẫn đến bệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng bệnh vảy nến, đặc biệt là bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có liên quan nhiều đến hệ thống miễn dịch cũng như các yếu tố di truyền.

Vảy nến ở trẻ em là bệnh có mang yếu tố di truyền
Vảy nến ở trẻ em là bệnh có mang yếu tố di truyền

Cụ thể, những gia đình có người thân có tiền sử mắc phải các bệnh lý liên quan đến vấn đề rối loạn tự miễn dịch như đa xơ cứng, bệnh tuyến giáp, bệnh Crohn… thì nguy cơ trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mắc phải căn bệnh vảy nến cũng khá cao. Bởi lẽ, vảy nến cũng là một bệnh lý thuộc dạng rối loạn tự miễn dịch.

Ngoài ra, các chuyên gia da liễu cho biết thêm các yếu tố từ môi trường xung quanh cũng là một trong những tác nhân khiến bệnh vảy nến xuất hiện ở trẻ nhỏ. Và ở đối tượng này, khởi đầu của căn bệnh vảy nến thường bắt nguồn từ tình trạng nhiễm trùng hoặc sau khi cảm lạnh bệnh sẽ bùng phát dữ dội. Bên cạnh đó, những trẻ em bị béo phì cũng có tỷ lệ mắc vảy nến cao hơn so với các trẻ nhỏ khác.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

- Giám đốc chuyên môn Trung tâm da liễu đông y Việt Nam

- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh

Triệu chứng của bạn?

Dấu hiệu bệnh vảy nến ở trẻ em

Trên thực tế, có khá nhiều bậc phụ huynh bị nhầm lẫn bệnh vảy nến với các bệnh lý viêm da thông thường. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh, bệnh vảy nến rất dễ bị nhầm là chàm sữa dẫn đến việc điều trị không phù hợp và khó có được hiệu quả tốt nhất. Theo đó, để nhận biết được bệnh vảy nến trẻ em, bố mẹ có thể chú ý đến một số dấu hiệu sau:

  • Bé có những vùng da bị khô nẻ, bong tróc và có thể bị chảy máu.
  • Những vùng da có nhiều nếp gấp xuất hiện các vệt đỏ bất thường.
  • Bé có nhiều mảng da nổi lên có màu đỏ bạc hoặc có vảy màu trắng – đây là dấu hiệu khiến nhiều bố mẹ nhận lầm với chứng phát ban tã ở trẻ sơ sinh.
  • Móng tay bé có dấu hiệu rỗ, dày hơn và xuất hiện những đường vân sâu.
  • Bé có triệu chứng ngứa ngáy, đau nhức hoặc bị nóng rát ở những vùng da xung quanh.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng bệnh nhân có hệ miễn dịch chưa ổn định, da còn non nớt nên những bệnh lý da liễu như vảy nến có thể gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, khiến trẻ khó chịu và thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi. Chính vì vậy, bố mẹ cần nhận biết đúng tình trạng bệnh của con mình và đưa con đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ điều trị một cách an toàn, hiệu quả.

ĐỌC THÊM: Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Lời khuyên của chuyên gia để điều trị dứt điểm ngay

Hình ảnh bệnh vảy nến ở trẻ em
Hình ảnh bệnh vảy nến ở trẻ em

Hướng dẫn phân biệt bệnh vảy nến và chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Việc nhầm lẫn giữa bệnh vảy nến và chàm sữa ở trẻ sơ sinh vô cùng phổ biến. Bác sĩ Lê Phương cho biết, thực tế đã có khá nhiều bậc phụ huynh chia sẻ con họ bị chàm sữa nhưng dùng mọi loại thuốc vẫn không khỏi, cho tắm lá theo mẹo dân gian cũng không thuyên giảm khiến họ vô cùng lo lắng. Cho đến khi tình trạng bệnh của con nặng hơn, họ đưa bé đi thăm khám thì mới “tá hỏa” rằng con mình đang bị vảy nến chứ không phải chàm sữa như họ tưởng.

Bác sĩ Lê Phương giải thích, sự nhầm lẫn này hoàn toàn dễ hiểu vì biểu hiện của hai bệnh có những nét tương đồng như da bị nổi mẩn đỏ, bé có thể bị ngứa rát, da khô nẻ và có thể bị chảy máu. Tuy nhiên, bệnh chàm lại không xuất hiện những vùng da có vảy trắng trên mảng da đỏ như vảy nến. Bên cạnh đó, chàm sữa ít khi nổi lên và gây ảnh hưởng đến vùng mông, bẹn hay mang tã của bé, còn bệnh vảy nến thì có.

Bác sĩ Lê Phương cũng cho biết thêm, có những trường hợp trẻ sơ sinh bị cùng lúc cả chàm sữa và vảy nến khiến việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. Với trường hợp này, bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ điều trị có được kết quả tốt nhất. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho bé nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra cho trẻ.

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em

Để xác định chính xác con mình có đang mắc phải căn bệnh này không, trước hết các bậc phụ huynh cần tiến hành đưa con đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Tránh việc tự điều trị tại nhà không hiệu quả có thể khiến cho tình trạng bệnh lý của con trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Theo Bác sĩ Lê Phương, một trong những giải pháp an toàn, phổ biến nhất khi điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là sử dụng các loại kem dưỡng ẩm da, giúp làm dịu da, cung cấp đủ độ ẩm cần thiết để có thể kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Và bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể sử dụng các loại lá tắm thảo dược để tắm rửa cho trẻ, giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng khó chịu do vảy nến.

Tắm nước lá thảo dược cũng là giải pháp bố mẹ áp dụng để giúp bé giảm bớt các triệu chứng khó chịu của vảy nến
Tắm nước lá thảo dược cũng là giải pháp bố mẹ áp dụng để giúp bé giảm bớt các triệu chứng khó chịu của vảy nến

Trường hợp trẻ em bị bệnh vảy nến từ 4 tuổi trở lên ở mức độ trung bình và nặng, bạn có thể để trẻ dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Nhưng bố mẹ cũng cần lưu ý, dù dùng thuốc uống hay thuốc thôi thì cần có sự giám sát chặt chẽ của phụ huynh và cần thông báo với bác sĩ ngay khi trẻ có các dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc.

Và để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc không kê đơn mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này có thể khiến trẻ phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn và gây ra những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của trẻ. Bố mẹ cũng không tự ý cho con ngừng dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc bôi có chứa Corticoid để giúp trẻ kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm khó chịu. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ nên sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, tuyệt đối không dùng liên tục vì nó có thể khiến da của trẻ bị phụ thuộc vào thuốc, thậm chí dễ bị nhiễm độc Corticoid và khiến tình trạng bệnh vảy nến ở trẻ em trở nên nghiêm trọng hơn.

Đối với trường hợp trẻ bị vảy nến da đầu, bố mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và cho trẻ dùng thêm một số loại dầu gội , dung dịch, bọt, gel hoặc thuốc xịt để kiểm soát tình trạng khó chịu trên da đầu. Ngoài ra, các loại dầu gội có tính bạt sừng cũng sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng trong một số trường hợp trẻ bị vảy nến da đầu nhiều kèm theo các triệu chứng nặng.

Và để an toàn nhất, hiện nay khá nhiều bậc phụ huynh đã quyết định tìm đến các phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em bằng việc dùng các loại thuốc Đông y thảo dược. Đây là loại thuốc được đánh giá cao về độ an toàn cũng như hiệu quả mà bài thuốc mang lại. Đặc biệt, thuốc Đông y còn được chứng minh an toàn cho cơ địa của trẻ nhỏ và không gây tác dụng phụ có hại trong quá trình điều trị.

GỢI Ý HAY: Nhất Nam An Bì Thang điều trị bệnh vảy nến: Bài thuốc được giới chuyên gia đánh giá ưu việt hàng đầu

Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam sử dụng các loại thảo dược để trị vảy nến ở trẻ em an toàn, hiệu quả
Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam sử dụng các loại thảo dược để trị vảy nến ở trẻ em an toàn, hiệu quả

Hiện tại, Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam đang là một trong những địa chỉ sử dụng thuốc Đông y và thành công giúp nhiều bệnh nhi kiểm soát được căn bệnh vảy nến khó chịu của mình. Bài thuốc được sử dụng tại Trung tâm có tên Nhất Nam An Bì Thang được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên lành tính đặc biệt tốt cho da cũng như sức khỏe tổng thể của trẻ.

Những thảo dược được dùng trong bài thuốc đều có nguồn gốc từ các vườn dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO tại nhiều vùng miền trên cả nước. Từng vị thảo dược đều được nuôi trồng hữu cơ với điều kiện tự nhiên thuận lợi để có thể phát huy tối đa được dược tính vốn có. Sau quá trình nghiên cứu và sàng lọc dược tính cũng như độc tính, những thảo dược này đã được bổ sung để hoàn thiện công thức bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang.

Theo đó, bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang sẽ hoạt động theo cơ chế toàn diện với thuốc uống trong, thuốc ngâm rửa và cao bôi. Mỗi bài thuốc nhỏ sẽ mang đến những công dụng riêng biệt để đẩy lùi bệnh từ căn nguyên, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu đồng thời ngăn ngừa lần bùng phát bệnh tiếp theo, tránh cho việc tái phát ở mức độ nặng hơn.

Nhất Nam An Bì Thang mang đến cơ chế điều trị toàn diện giúp kiểm soát bệnh vảy nến ở trẻ em hiệu quả
Nhất Nam An Bì Thang mang đến cơ chế điều trị toàn diện giúp kiểm soát bệnh vảy nến ở trẻ em hiệu quả

Cũng tương tự như ở người lớn, với trẻ nhỏ thì cơ chế điều trị cũng đi theo nguyên lý 3 tác động theo từng giai đoạn cụ thể như:

  • Giai đoạn 1: Bước đầu tác động vào hệ thống miễn dịch và giúp thanh nhiệt, thải độc cơ thể.
  • Giai đoạn 2: Làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh, hỗ trợ nâng cao đề kháng và cải thiện chức năng gan, thận.
  • Giai đoạn 3: Giúp hỗ trợ duy trì hiệu quả điều trị của bài thuốc, tăng cường sức khỏe tổng thể và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh hiệu quả.

Theo thống kê của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, đã có GẦN 6.000 NGƯỜI BỆNH kiểm soát thành công căn bệnh vảy nến và các bệnh lý da liễu nhờ tin dùng bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang. Nhờ đó, ngày càng nhiều người bệnh biết đến bài thuốc và tin dùng bài thuốc này để giải quyết căn bệnh khó chịu của mình.

KIỂM CHỨNG: Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang chữa vảy nến có tốt không? Có an toàn cho trẻ không?

Một số phản hồi tích cực của người bệnh về khả năng kiểm soát bệnh vảy nến từ bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang
Một số phản hồi tích cực của người bệnh về khả năng kiểm soát bệnh vảy nến từ bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang

Những lưu ý để ngăn ngừa bệnh vảy nến ở trẻ em

Vảy nến ở trẻ em không khó để kiểm soát tuy nhiên lại gặp nhiều bất tiện trong quá trình điều trị. Bởi lẽ, ở độ tuổi này, trẻ chưa nhận thức được hết về vấn đề bản thân đang bị bệnh và việc kiêng khem cũng trở nên khó hơn. Do đó, bố mẹ khi điều trị bệnh cho trẻ, cần lưu ý thực hiện tốt một số điều sau.

  • Hướng dẫn trẻ cẩn thận về việc kiểm soát bệnh thông qua việc thay đổi một số thói quen không tốt hàng ngày.
  • Không tự ý dùng thuốc theo phác đồ của người lớn vì cơ thể trẻ không dễ thích ứng với liều lượng này và có thể gây nguy hại đến sức khỏe tổng thể.
  • Loại bỏ một số thực phẩm có thể làm bệnh vảy nến ở trẻ em tệ hơn, thay vào đó là các thực phẩm hỗ trợ kiểm soát bệnh.
  • Với trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể cho trẻ đeo bao tay và cắt móng tay cho trẻ, tránh để trẻ gãi và gây trầy xước các vùng da bị vảy nến.
  • Với trẻ lớn hơn, bố mẹ cần giải thích cho trẻ để tránh việc trẻ cào, gãi lên vùng da bị vảy nến. Bố mẹ cũng có thể dùng một số loại thuốc bôi để giảm ngứa ngáy, làm dịu da cho trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, không để trẻ thức khuya và hướng dẫn trẻ luyện tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể, tránh trường hợp bệnh tái phát dữ dội hơn ở lần tới.

Trên đây là những thông tin về bệnh vảy nến ở trẻ em và một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Bệnh vảy nến ở trẻ em có thể tiến triển nặng nếu như bố mẹ không biết lựa chọn đúng phương pháp điều trị cho con. Do đó, để tránh những trường hợp không mong muốn, bố mẹ nên cho con khám bệnh với bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc theo chỉ định để có thể giúp con cải thiện bệnh một cách tốt nhất.

Cập nhật lúc 14:37 - 06/02/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo