Bị Vảy Nến Có Ngứa Không? Có Nguy Hiểm Không? 2024

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Vảy nến là căn bệnh da liễu tự miễn khá phổ biến hiện nay. Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người mắc bệnh nhưng nó làm cản trở cuộc sống sinh hoạt, tinh thần của người bệnh. Một trong những thắc mắc nhiều nhất của người mắc vảy nến là: vảy nến có ngứa không? Hay vảy nến có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ được giải đáp tỉ mĩ ngay sau đây. Hãy cùng theo dõi nhé.

Vảy nến có ngứa không?

Bệnh vảy nến có ngứa không là nỗi lo lắng chung của người bệnh. Theo thống kê của các bệnh viện da liễu thì có khoảng 70 – 90% số ca mắc vảy nến xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên bề mặt da.

Bị vảy nến có thể gây ngứa và khó chịu
Bị vảy nến có thể gây ngứa và khó chịu

Biểu hiện của tình trạng ngứa ở người vảy nến

Tình trạng ngứa ngáy trên bề mặt da bị vảy nến không phải xuất hiện ngay từ đầu khi phát hiện bệnh, nó có thể xuất hiện sau 1 tháng hoặc lâu hơn tùy cơ địa người bệnh cũng như cách vệ sinh, điều trị. Và hơn hết, tình trạng ngứa ngáy tại các vùng da bị tổn thương ở từng người bệnh là khác nhau, bởi nó được chia thành từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Vì vậy mà có người ngứa ít, nhưng lại có người ngứa nhiều đến mức không thể ngủ, ngứa đến khi điều trị hết bệnh.

Vảy nến có ngứa không? Nguyên nhân gây ngứa do đâu?

Nguyên nhân xuất hiện tình trạng ngứa chủ yếu là do sự rối loạn hệ miễn dịch của các tế bào cơ thể,. Là điều kiện cho các tế bào da nhanh chóng hấp thụ chất dinh dưỡng, phát triển và tích tụ thành các lớp vảy, gây viêm và ngứa ngáy trên bề mặt da bị tổn thương.

Tình trạng ngứa ngáy trên da phân chia thành các cấp độ do sự phản ứng lại của cơ thể với những tác nhân gây nhiễm trùng bên ngoài mạnh hay yếu. Ngứa da sẽ làm cho người bệnh phải tìm cách giảm ngứa, phương án giải quyết nhanh chóng nhất là dùng tay gãi. Tuy nhiên, chính phương án này làm cho tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy và tổn thương vùng da bị vảy nến nghiêm trọng hơn. Hơn hết, sẽ là điều kiện giúp cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn, làm chậm quá trình điều trị dứt điểm bệnh.

Cách giảm ngứa khi bị vảy nến

Những cơn ngứa xuất hiện thường xuyên sẽ làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, tinh thần luôn trong trạng tháng căng thẳng. Vậy có cách nào để trị dứt điểm hoạt làm giảm tình trạng ngứa ngáy trên bề mặt da hay không? 

Theo nghiên cứu, thì hiện nay chưa có cách điều trị dứt điểm vảy nến cũng như tình trạng ngứa ngáy trên da. Do vậy, chỉ có một số cách để giảm thiểu tình trạng ngứa. Cụ thể:

Tắm nước ấm cũng giúp hạn chế tình trạng ngứa hữu hiệu
Tắm nước ấm cũng giúp hạn chế tình trạng ngứa hữu hiệu
  • Tránh gãi: gãi là tình trạng bệnh càng trở nặng hơn. Tuy đây là cách giảm ngứa nhanh chóng nhưng hiệu quả thì ít mà tác hại gây ra lại rất nhiều. Do vậy, hãy kiểm soát đôi tay của mình, hạn chế gãi trên vùng da bị tổn thương để quá trình phục hồi, điều trị bệnh nhanh chóng.
  • Tắm nước ấm thường xuyên sẽ hạn chế được tình trạng ngứa ngáy. Có thể nấu nước các loại lá thảo dược điều trị vảy nến để tắm, để ngâm hay bôi ngoài da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: người bệnh nếu da bị khô cũng là tác nhân gây nên tình trạng ngứa ngáy trên da. Do vậy, bạn hãy dưỡng ẩm da hằng ngày bằng kem dưỡng ẩm chiết xuất tự nhiên, không chất hóa học, kích thích da sau khi tắm, trước khi ra ngoài và đặc biệt trong những ngày nắng hanh khô.
  • Thiền: đây cũng được xem là phương pháp giảm ngứa hiệu quả được nhiều người áp dụng. Thiền sẽ giúp bạn phân tâm, không còn nghĩ đến tình trạng ngứa đang xuất hiện trên da. Tuy nhiên, đây là phương pháp tạm thời, bạn chỉ quên đi được một thời gian ngắn trong ngày.
  • Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống: Bạn nên bổ sung thật nhiều chất xơ, vitamin, omega 3, các khoáng chất và hạn chế protein, chất béo,…Đồng thời, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp quá trình điều trị vảy nến hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh Vảy Nến Móng Tay – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Vảy nến có ngứa không? Có nguy hiểm không?

Một trong những thắc mắc hàng đầu của người bệnh là vảy nến có nguy hiểm không? Cũng như biến chứng nặng của bệnh như thế nào? Cùng theo dõi ngay sau đây.

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không

Vảy nến là căn bệnh nguy hiểm

Có rất nhiều người bệnh quan niệm rằng bệnh vảy nến chỉ là bệnh da liễu ngoài da, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bản thân, do vậy không cần quá quan trọng hóa vấn đề. Nhưng thực chất, đây là những quan niệm về bệnh hoàn toàn sai lầm. 

Bệnh vảy nến có thể khẳng định là một chứng bệnh nguy hiểm. Bởi trước hết, căn bệnh sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy, là ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh nghiêm trọng. Tiếp theo, người bệnh sẽ mất đi sự tự tin, hoạt bát, vui vẻ trong các cuộc giao tiếp hằng ngày, nhất là những người bệnh làm việc công sở, giáo viên, nhân viên tiếp thị. Đây mới là những tác hại ở giai đoạn bệnh nhẹ, chuyển sang giai đoạn bệnh nặng nếu không điều trị kịp thời, sẽ gây ra những biến chứng cho cơ thể khó điều trị.

Các biến chứng của bệnh vảy nến

Khi bước sang một giai đoạn mới của bệnh, nếu người bệnh chưa tìm được cách điều trị kịp thời thì vảy nến sẽ gây nên những biến chứng như:

Vảy nến có thể gây trầm cảm ở người bệnh
Vảy nến có thể gây trầm cảm ở người bệnh
  • Xuất hiện tình trạng viêm khớp: theo thông kê thì có khoảng 40% người bị vảy nến có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm khớp.
  • Gây nên tình trạng rối loạn tim mạch, chuyển hóa, từ đó người bệnh sẽ xuất hiện các tình trạng béo phì, thừa cân, tai biến, đột quỵ cao hơn người bình thường.
  • Là căn bệnh mãn tính, kéo dài và liên tục tái phát. Do vậy, trong một chu trình điều trị, người bệnh cần phối hợp với bác sĩ để điều trị dứt điểm, tránh tình trạng kéo dài làm xuất hiện các biến chứng, tác dụng phụ khác.
  • Người bệnh có thể bị trầm cảm, tự tin về bản thân, dần dần ngại giao tiếp, trốn tránh mọi người, xa lánh xã hội. Theo thống kê thì có khoảng 65% người bệnh vảy nến có biểu hiện chấn thương tâm lý, bị trầm cảm nặng, xấu nhất là tình trạng tự tử do bệnh vảy nến gây ra.

Một số lưu ý cho người bị bệnh vảy nến

Vảy nến là căn bệnh da liễu không thể điều trị dứt điểm được, người bệnh luôn phải sống với căn bệnh này suốt đời. Do vậy, để hạn chế tình trạng vảy nến tái phát, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Thiền, yoga cũng được xem là giải pháp hữu hiệu giúp trị bệnh vảy nến
Thiền, yoga cũng được xem là giải pháp hữu hiệu giúp trị bệnh vảy nến
  • Không nên căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực. Khuyến khích điều trị tâm lý, tập luyện yoga, ngồi thiền và giao tiếp với mọi người xung quanh nhiều hơn.
  • Không nên hoặc hạn chế sử dụng hóa mỹ phẩm có chứa hóa chất, phẩm màu, chất độc hại dễ gây bào mòn, kích thích da. Khuyến khích mỹ phẩm chiết xuất từ tinh chất tự nhiên.
  • Không sử dụng các loại thuốc làm suy giảm hệ thống tự miễn, gây viêm và có khả năng kích hoạt vảy nến như Lithium, Plaquenil, Steroid,…
  • Hạn chế các vết thương ngoài da, không nên gãi để giảm tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm
  • Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh, thường xuyên bổ sung các dưỡng chất có lợi cho điều trị bệnh da liễu
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không tự ý sử dụng thuốc, kem bôi ngoài da hay các bài thuốc trị vảy nến truyền miệng. Thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn.

Như vậy, với những kiến thức trên chắc hẳn người bệnh vảy nến đã tự tìm cho mình câu trả lời vảy nến có ngứa không? Hay vảy nến có nguy hiểm không? Mong rằng với những kiến thức trên, người bệnh đã có thêm hiểu biết về căn bệnh vảy nến cũng như sẽ tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Chúc các bạn nhanh chóng chia tay với căn bệnh, lấy lại làn da trắng mịn, hồng hào và tươi trẻ. 

Cập nhật lúc 16:51 - 03/04/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo