Cách Chữa Bệnh Á Sừng Da Đầu Người Bệnh Không Nên Bỏ Qua

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Bệnh á sừng da đầu gây nên nhiều phiền toái cho người bệnh, không những thế, bệnh còn làm ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ. Vậy, cách chữa bệnh á sừng da đầu thế nào để mang lại an toàn và hiệu quả nhất cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ mang tới cho các bạn những thông tin hữu ích liên quan tới cách chữa bệnh á sừng da đầu.

Cách chữa bệnh á sừng da đầu hiệu quả

Ngay khi thấy các triệu chứng đầu tiên của bệnh á sừng da đầu như: da đầu có vảy trắng dày liên kết thành từng mảng, bề mặt da đầu đùn lên những lớp sừng đỏ, ngứa da đầu, lớp sừng lan xuống cổ và mặt… người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa bệnh á sừng da đầu để giảm ngứa ngáy khó chịu. Các phương pháp này thường là những bài thuốc dân gian, sử dụng thuốc Tây hoặc Đông y. Cụ thể như:

Điều trị á sừng da đầu cần kiên trì, đúng cách
Điều trị á sừng da đầu cần kiên trì, đúng cách

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Theo các chuyên gia về da liễu, ngoài yếu tố di truyền bệnh á sừng còn xuất hiện do cơ địa dị ứng. Nếu không may phải sống chung với bệnh á sừng da đầu ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cần nắm rõ những biện pháp chăm sóc tại nhà.

Nên nhớ:

  • Lựa chọn loại kem dưỡng ẩm và thuốc để tránh cho việc da khô nứt nẻ ngăn chặn bệnh phát triển là một cách chữa á sừng da đầu bạn cần chú ý.
  • Nên hạn chế mức tối đa việc tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, nếu công việc và môi trường của bạn bắt buộc phải tiếp xúc với chúng hãy cân nhắc tới việc thay đổi môi trường.
  • Gội đầu với những loại dầu gội có các thành phần dưỡng ẩm.
  • Khi vùng da đầu có biểu hiện ngứa rát tuyệt đối không gãi vì hành động này có thể khiến những tổn thương lan rộng.
  • Không tự ý pha nước muối hay làm bất cứ mẹo nào để gội đầu. Bởi nếu tỷ lệ muối pha không chuẩn, có thể hút nước ở tế bào khiến vùng da đầu càng bị khô hơn.
Nên chú ý tới việc chăm sóc da đầu tại nhà
Nên chú ý tới việc chăm sóc da đầu tại nhà

Cùng với những biện pháp chăm sóc tại nhà, cách chữa bệnh á sừng da đầu tốt nhất đó là người bệnh nên tới trực tiếp các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của người bị á sừng da đầu nên lưu ý là:

  • Á sừng da đầu nên ăn đầy đủ các loại rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin A, D, E, C… Các loại trái cây màu cam, đỏ, vàng, những loại trái cây có múi có thể bổ sung vitamin và khoáng chất. Bổ sung thực phẩm giàu protein, omega 3, uống nhiều nước, bao gồm cả nước ép hoa quả và nước lọc. Điều này giúp tăng đề kháng cho cơ thể, khiến da phục hồi tốt hơn
  • Nên tránh dùng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng. Bởi chúng dễ gây kích thích khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Hạn chế ăn thực phẩm dễ gây dị ứng, có thể gây nổi mẩn ngứa.

Xem thêm : Bệnh Á Sừng Kiêng Ăn Gì? Ăn Gì Cho Nhanh Khỏi

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong điều trị các bệnh viêm da
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong điều trị các bệnh viêm da

Sử dụng thuốc Tây là cách chữa bệnh á sừng da đầu hiệu quả

Cách chữa bệnh á sừng da đầu phổ biến nhất cho những trường hợp từ nhẹ đến nặng hiện nay thường là các loại thuốc bôi trực tiếp lên vùng da đầu. Trường hợp bệnh nặng người bệnh thường được chỉ định thuốc bôi và thuốc uống hỗ trợ. Các loại thuốc bôi thường dưới dạng thuốc hoặc dầu gội trị á sừng.

Để giảm thiểu những triệu chứng trên da đầu các chuyên gia y tế thường chỉ định các loại dầu gội kháng nấm để ức chế nấm, giảm ngứa và cải thiện tổn thương. Bệnh á sừng da đầu có đặc trưng là lớp da dày sừng bong tróc vì thế để làm giảm hiện tượng này và làm tăng sinh tế bào sừng người bệnh có thể sử dụng thuốc bạt sừng như axit salicylic.

Cách chữa bệnh á sừng da đầu cho những người bị ngứa nhiều và vùng da ngứa lan tỏa rộng đó là dùng thuốc kháng histamine H1. Nhóm thuốc này khi bôi vào vùng bị á sừng sẽ ức chế histamine – thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng, từ đó làm giảm triệu chứng của bệnh.

Dùng thuốc kháng sinh cũng là biện pháp đặc hiệu cho các trường hợp bị viêm da bội nhiễm. Thuốc dùng chủ yếu ở dạng uống và sử dụng liên tục trong khoảng từ 7 – 10 ngày.

Với những trường hợp da đầu viêm nhiều bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi corticoid. Nhóm thuốc này sẽ ức chế miễn dịch tại chỗ làm ngăn chặn hiện tượng dị ứng và giảm viêm nhiễm đau nhức cho người bệnh. Corticoid có thể ở dạng dung dịch hoặc dạng gel bôi ngoài da chỉ định ngắn hạn, không nên lạm dụng vì nó có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Cách chữa á sừng da đầu bằng Đông y

Nguồn gốc gây ra tình trạng á sừng da đầu có liên quan tới nhiều yếu tố. Chính vì thế, việc điều trị cần tiến hành song song từ bên trong và bên ngoài để hiệu quả được tốt nhất. Cách chữa bệnh á sừng da đầu bằng các bài thuốc Đông y kết hợp cả uống và bôi mang lại hiệu quả ổn định, hạn chế tái phát.

Chữa á sừng da đầu bằng Đông y mang lại hiệu quả và an toàn
Chữa á sừng da đầu bằng Đông y mang lại hiệu quả và an toàn

Tất cả đều là các bài thuốc điều chế từ thảo dược tự nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, làm bong tróc vảy sừng giảm ngứa và đẩy nhanh quá trình tái tạo lại vùng da đầu. Sau đó khi triệu chứng thuyên giảm bạn có thể tận dụng dược tính của các nguyên liệu tự nhiên để điều trị duy trì, nuôi dưỡng da bị tổn thương.

  • Thuốc uống: Từ các thành phần thảo dược như kim ngân hoa, tang bạch bì, bồ công anh…có tác dụng tiêu viêm giải độc tăng cường bài tiết của thận, khử độc ở gan. Ngoài ra khi các vị thuốc kết hợp với nhau còn giúp loại bỏ độc tố ẩn bên trong cơ thể đặc biệt là gan và thận. Đây là 2 tạng chủ yếu gây nên tình trạng á sừng.
  • Cách chữa á sừng da đầu bằng cách ngâm rửa, gội đầu: Biện pháp này giúp loại bỏ lớp sừng, giảm ngứa đồng thời sát khuẩn, dưỡng da ngăn chặn những tổn thương lan rộng. Một số nguyên liệu tự nhiên được sử dụng như lá trầu không, ích nhĩ tử, dâu tằm, bồ kết…
  • Thuốc bôi ngoài da: Nếu bạn thấy da đầu nứt nẻ, khô và bong tróc, bạn có thể dùng mật ong để cải thiện. Với tác dụng dưỡng ẩm sâu, làm mềm, kháng viêm và thúc đẩy phục hồi da mật ong sẽ là một vị cứu tinh cho những người bị á sừng da đầu. Bạn chỉ cần bôi lên vùng da đầu từ 5 – 10 phút sau đó gội đầu như bình thường.

Bạn có thể tới những phòng khám Đông y để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị. Nhưng vì các phương pháp Đông y mang lại hiệu quả chậm, hơn nữa còn tùy vào cơ địa của từng người nên để mang đến hiệu quả tốt người bệnh cần kiên trì và làm đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Bí quyết ngăn ngừa á sừng da đầu tái phát

Một điều rất quan trọng bên cạnh những cách chữa bệnh á sừng da đầu để mang lại hiệu quả tốt nhất đó là người bệnh cần phải có các biện pháp phòng ngừa để ngăn bệnh tái phát. Việc xây dựng một chế độ chăm sóc đúng cách sẽ hỗ trợ giảm triệu chứng, hạn chế sự khởi phát và quan trong là ngăn không cho bệnh phát triển nặng nề.

Nếu bị á sừng da đầu không nên tạo kiểu tóc, uốn nhuộm nhiều
Nếu bị á sừng da đầu không nên tạo kiểu tóc, uốn nhuộm nhiều

Những biện pháp chăm sóc nhằm ngăn ngừa á sừng da đầu tái phát bao gồm:

  • Không để da đầu tiếp xúc với hóa chất, các loại dầu gội, dầu xả, nước hoa, keo xịt tóc có độ kích ứng cao. Để đảm bảo ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để có được những sản phẩm dịu nhẹ và lành tính.
  • Làm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu, tuyệt đối không tự ý mua hoặc sử dụng các loại thuốc khi chưa qua bất kỳ quá trình khám chữa và tư vấn nào của chuyên gia.
  • Nói không với việc chà sát, gãi cào vào da đầu, đây cũng là điều trong cách chữa á sừng da đầu người bệnh cần lưu ý. Những tác động này có thể giúp bạn giải tỏa cơn ngứa tức thời nhưng sẽ khiến da trầy xước và tổn thương nặng hơn, nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn rất cao.
  • Để ngăn ngừa á sừng da đầu tái phát, bạn nên sử dụng các sản phẩm giữ ẩm cho da đầu nhằm hạn chế mất nước và tăng sinh tế bào sừng.
  • Giữ vệ sinh da đầu là một việc không thể thiếu, sau khi gội đầu xong nên để tóc tự khô, không nên tác động bằng nhiệt và hạn chế uốn, nhuộm, tạo kiểu,…
  • Nên sử dụng nước vừa phải để gội đầu. Không dùng nước lạnh hoặc nước nóng vì có thể làm tình trạng bong tróc da đầu trở nên trầm trọng hơn.
  • Không đội mũ nón, quàng khăn, mũ bảo hiểm quá lâu đặc biệt dưới thời tiết nóng. Điều này sẽ khiến da đầu tăng tiết mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển.
  • Ngoài ra hãy giữ cho tâm trạng của mình luôn ở trạng thái cân bằng, tránh căng thẳng vì tâm lý không tốt có thể khiến cho tình trạng á sừng da đầu khởi phát và trở nên trầm trọng hơn.

Trên đây là một số cách chữa bệnh á sừng da đầu mà chúng tôi muốn cung cấp để người bệnh có thể tìm hiểu rõ hơn. Mặc dù là một bệnh da liễu lành tính nhưng á sừng da đầu lại rất khó điều trị và dễ tái phát vì thế việc điều trị bệnh cần được chú trọng.

Các loại thuốc cũng như biện pháp điều trị thường có tác dụng cải thiện lâm sàng vì thế dễ gây tình trạng phụ thuộc. Vậy nên ngoài việc sử dụng thuốc bạn cần áp dụng các biện pháp tự nhiên kết hợp chế độ chăm sóc khoa học. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn sự tái phát của bệnh.

Cập nhật lúc 11:45 - 02/02/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo