Cách Chữa Bệnh Á Sừng Ở Chân Hiệu Quả Nhất Hiện Nay 2024

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Á sừng ở chân là một căn bệnh da liễu phổ biến. Người mắc á sừng gặp không ít khó khăn khi các vùng da bị tổn thương thường phải tiếp xúc, ma sát liên tục. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau để cải thiện tình trạng này. Bài viết dưới đây liệt kê một số cách chữa bệnh á sừng ở chân hiệu quả, mời bạn đọc cùng tham khảo. 

Cách chữa bệnh á sừng ở chân bằng Tây y

Dùng thuốc Tây y là cách chữa bệnh á sừng ở chân nhiều người áp dụng nhất. Tác dụng của phương pháp này đem lại nhanh chóng, triệu chứng được cải thiện chỉ một thời gian ngắn sau khi sử dụng thuốc. Vì vậy, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm Tây y trị á sừng khác nhau. Tuỳ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân sẽ được chỉ định loại thuốc phù hợp. 

Dưới đây là những sản phẩm thường được bác sĩ chỉ định: 

Thuốc bôi

Thuốc bôi tại chỗ thường được bào chế dưới dạng kem, mỡ tiện lợi. Các triệu chứng ngoài da như bong tróc, khô ngứa, mụn nước li ti sẽ được cải thiện đáng kể khi sử dụng các loại thuốc bôi này. Thông thường, khi bị á sừng ở chân, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc bôi như:

Fucicort là loại kem bôi trị á sừng tại chỗ hiệu quả
Fucicort là loại kem bôi trị á sừng tại chỗ hiệu quả
  • Acid Salicylic: Dành cho các bệnh ngoài da như viêm nhiễm, nhiễm trùng. Tác dụng giúp ngăn chặn á sừng hoá, giảm nứt nẻ, bong tróc da. Sau một thời gian dùng thuốc người bệnh sẽ cảm nhận da mềm mại, mịn màng hơn. Các vết thương do bong vảy, nấm, bạt sừng dần được làm lành.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Nhóm này có một số loại thuốc như Fucicort cream, Decocort, Calcipotriol-B chứa dẫn xuất corticoid, hoặc sản phẩm kết hợp Dibetalic (chứa hoạt chất chống nấm Acid Salicylic)… Tác dụng chính là chống viêm, nhiễm khuẩn, phù nề, hạn chế tình trạng viêm trên da lan rộng. Dòng thuốc này thường được chỉ định cho những người bị mức độ trung bình hoặc nặng.
  • Thuốc bôi chống nấm: Điển hình là Nizoral, Griseofulvin, một số loại dẫn xuất Imidazol khác.. được chỉ định khi da bị nhiễm nấm.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Điển hình là Pimecrolimus, Tacrolimus…Tác dụng làm giảm hiện tượng quá mẫn của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, kiểm soát các triệu chứng bệnh hiệu quả.

Thuốc uống

Khi bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn trung bình và nặng, thuốc bôi không mấy tác dụng, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc uống. Một số thuốc chữa bệnh á sừng đường uống chữa á sừng ở chân có thể kể đến: 

  • Thuốc chống viêm chứa steroid: Một số loại thuốc như Dexamethason, Betamethason,…được chỉ định dùng khoảng 5-10 ngày tùy theo tình trạng bệnh. Tác dụng chính là để kiểm soát các phản ứng viêm và dị ứng trên da.
  • Thuốc kháng sinh, chống nấm:  Dành cho người bệnh á sừng ở chân nhiễm vi nấm, nấm, nhiễm khuẩn, da có dấu hiệu bội nhiễm. 
  • Thuốc chống dị ứng, kháng Histamin H2: Điển hình là Fexofenadin, Loratadin, Cetirizin…Tác dụng chính của nhóm thuốc này là cải thiện đáng kể triệu chứng ngứa ngáy ngoài da dữ dội. Người bệnh nên thận trọng các tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn, bệnh về tim mạch và huyết áp.
  • Thuốc bổ sung dạng vitamin A,C,D,E: Tác dụng chính giúp cấp ẩm da, tăng sức đề kháng cho da khoẻ hơn. Các triệu chứng như khô da, bong tróc da sẽ thuyên giảm.
Loratadin được chỉ định khi người bệnh có dấu hiệu dị ứng
Loratadin được chỉ định khi người bệnh có dấu hiệu dị ứng

Cách chữa bệnh á sừng ở chân bằng kem dưỡng ẩm

Với các bệnh lý da liễu, kem dưỡng ẩm đóng vai trò khá quan trọng. Đặc biệt á sừng ở chân kèm triệu chứng như khô, bong tróc da thì các sản phẩm dưỡng da sẽ giúp cấp ẩm, làm mềm dịu da, giảm bong tróc, giảm các cơn ngứa đáng kể. Các vùng da tổn thương được bảo vệ bởi lớp màng dưỡng ẩm sẽ tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng.

Người bệnh nên chọn sản phẩm có chiết xuất tự nhiên, không chất bảo quản, không chứa cồn. Để ý các thành phần như Ure, Aqua, Axit lactic có trong kem dưỡng sẽ hỗ trợ chữa á sừng ở chân hiệu quả hơn. 

Thời gian lý tưởng để dùng kem dưỡng ẩm hiệu quả nhất là 3-5 phút sau khi tắm xong và trước khi đi ngủ. Hạn chế tình trạng da thiếu nước và khô da. Nếu không rành về các loại kem dưỡng ẩm và địa điểm mua uy tín, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số sản phẩm dưỡng da khuyên dùng hiện nay là Hope’s Relief, Skincare U.

Dùng kem dưỡng ẩm sẽ làm mềm dịu da, giảm tình trạng khô, bong tróc
Dùng kem dưỡng ẩm sẽ làm mềm dịu da, giảm tình trạng khô, bong tróc

Chữa bệnh á sừng ở chân bằng cách sử dụng thuốc Tây y đem lại hiệu quả nhanh chóng, mất ít thời gian. Các triệu chứng ngoài da sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc sẽ dẫn tới nguy cơ gặp tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc. Trước khi sử dụng bất kì loại sản phẩm nào, người bệnh cần có chỉ dẫn cụ thể và lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa. 

Các cách chữa bệnh á sừng ở chân bằng Đông y

Trong Đông y, có một nguyên tắc nhất định điều trị các bệnh viêm da nói chung. Dùng thuốc tác động và loại trừ căn nguyên gây bệnh từ bên trong, kết hợp điều trị các triệu chứng bên ngoài. Mục đích giúp cho làn da được ổn định, tăng cường sức khoẻ và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. 

Nguyên nhân gây ra á sừng ở chân trong Y học cổ truyền là do cơ quan nội tạng gan, thận nhiễm độc, mất đi cân bằng khí huyết và khả năng điều hoà, thải độc. Qua đó, người bệnh nhiễm phong hàn, phong nhiệt, ngoại tà dẫn đến bệnh bùng phát. 

Một số bài thuốc chữa á sừng ở chân bằng Đông y bao gồm: 

Bài thuốc uống

  • Bài thuốc 1: Thành phần chính gồm ké đầu ngựa, huyền Sâm, hà thủ ô, sinh địa, hỏa ma nhân. Mỗi loại đong khoảng 12g, đem sắc với khoảng 3 bát nước, để cạn còn khoảng 1 bát chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Thành phần chính gồm bồ công anh, rau má, xích hồng, ké đầu ngựa, bạc sau, kinh giới, trinh nữ, thổ phục linh, hạ khô thảo, vỏ gạo, đơn đỏ, khổ sâm, kim ngân, xác ve sầu. Chuẩn bị mỗi loại khoảng 10g, đem sắc lên với 3 bát nước, khi thuốc cạn còn 1 bát thì bắc ra. Chia làm 2 lần sáng tối uống trong ngày.

Đối với cả 2 bài thuốc trên, phần bã còn lại đều có thể giữ lại, đổ thêm nước và dùng để ngâm rửa. 

Bài thuốc bôi

Các dược liệu được chọn sẵn sẽ chế thành dạng cao bôi để tiện sử dụng. Người bệnh nên tham khảo cách làm kĩ lưỡng hoặc tới các nhà thuốc Đông y để được tư vấn.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị các dược liệu khoảng 120g khô phàn, 120g xuyên tiêu, 240g cúc hoa dại, 500g mang tiêu. Rửa sạch và sau đó nấu với nước, cô đặc thành dạng cao bôi và thoa lên các vùng da tổn thương.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị các dược liệu gồm hoả tiêu, dã cúc hoa, khô phàn, phác tiêu. Mỗi loại khoảng 120g, thực hiện tương tự như bài thuốc 1, dùng bôi hàng ngày.

Bài thuốc ngâm rửa

Dùng thuốc ngâm rửa kết hợp với bôi và uống sẽ đẩy nhanh quá trình điều trị á sừng ở chân. Người bệnh tham khảo 2 bài thuốc sau: 

  • Bài thuốc 1:  Kết hợp các dược liệu gồm hoả tiêu, phác tiêu, dã cúc hoa, khô phàn, mỗi loại đong khoảng 120g. Rửa sạch, cho tất cả vào nồi và đun sôi. Sau đó pha loãng một lượng vừa đủ dùng để ngâm chân. Tần suất 1 lần 1 ngày đối với trường hợp nhẹ, bệnh nghiêm trọng hơn thì 2 lần/ngày 
  • Bài thuốc 2:  Kết hợp các dược liệu gồm120g khô phàn, 120g xuyên tiêu, 240g cúc hoa dại, 500g mang tiêu. Cách làm để ngâm rửa tương tự với bài thuốc 1.

Bài thuốc An Bì Thang

Đây là bài thuốc được nghiên cứu và bào chế bởi Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. An Bì Thang gồm 3 chế phẩm: thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm rửa. Tác động kép điều trị căn nguyên và triệu chứng bệnh, linh hoạt tiên lượng theo tình trạng bệnh. Qua đó, người bệnh không chỉ cải thiện tốt các vấn đề ngoài da, còn tăng sức đề kháng và sức khỏe tốt hơn. 

An Bì Thang là bài thuốc kết hợp trị nhiều bệnh viêm da khác nhau
Sử dụng thuốc An Bì Thang là cách chữa bệnh á sừng ở chân được nhiều người lựa chọn

Cụ thể về 3 chế phẩm của An Bì Thang: 

  • Bài thuốc uống: Thành phần chính bồ công anh, ké đầu ngựa, đơn đỏ, vỏ gạo, hồng hoa, kim ngân cành,…Tác dụng giúp giải độc cơ thể, thanh lọc gan, thận, giảm các triệu chứng ngứa, sưng. Người bệnh dùng thuốc uống sau một thời gian sẽ cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng.
  • Bài thuốc bôi: Thành phần chính tang bạch bì, mật ong, cây vảy ngược, nấm trắng, bí đao…Tác dụng cải thiện nhanh các triệu chứng ngoài da, dưỡng ẩm, làm dịu da. 
  • Bài thuốc ngâm rửa: Thành phần chính mò trắng, ô liên rô, hoàng liên, trầu không, ích nhĩ tử, sài đất…Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm sạch da, giảm bong tróc da.

Cách chữa bệnh á sừng ở chân bằng Đông y có ưu điểm như thành phần thuốc là dược liệu lành tính, an toàn. Phương pháp này cũng giúp giải quyết được nguyên nhân gây bệnh bên trong. Qua đó ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh về lâu dài. Người bệnh dùng thuốc y học cổ truyền cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, tăng cường hệ miễn dịch. 

Tuy nhiên, do tác động vào gốc bệnh nên hiệu quả sẽ không thể nhanh như Tây y. Người bệnh cần kiên trì và đầu tư thời gian thì mới có được kết quả tích cực. 

Cách chữa bệnh á sừng ở chân bằng mẹo dân gian

Người bệnh á sừng hoàn toàn có thể cải thiện bệnh tại nhà. Một số bài thuốc dân gian từ các nguyên liệu thiên nhiên được truyền miệng lâu nay và vẫn được sử dụng phổ biến bao gồm:  

Dùng lá trầu không là một cách chữa bệnh á sừng ở chân phổ biến tại nhà
Dùng lá trầu không là một cách chữa bệnh á sừng ở chân phổ biến tại nhà
  • Bài thuốc từ lá lốt: Lá lốt có tác dụng chống viêm nhiễm, sát khuẩn và chữa lành các tổn thương ngoài da. Để dùng lá lốt chữa bệnh á sừng ở chân, người bệnh lấy một nắm lá vừa đủ, ngâm rửa sạch với nước muối. Sau đó, đem lá đun với nước từ mười – mười lăm phút. Bắc nước ra để ấm, dùng ngâm chân hoặc xông các khu vực nhiễm á sừng.
  • Bài thuốc từ tỏi: Tỏi luôn được coi như một kháng sinh tự nhiên. Bạn lấy một vài nhánh tỏi bóc vỏ rồi sau đó xay hoặc giã nhuyễn, chắt cẩn thận lấy tinh chất. Sau đó dùng tăm bông thấm tinh chất và thoa lên các vùng da á sừng. Để khoảng ba mươi phút, sau đó rửa sạch lại với nước, lau khô chân.
  • Bài thuốc từ trầu không: Tương tự như với tỏi, lá trầu không chứa các hoạt chất có tác dụng kháng sinh tự nhiên, kháng khuẩn và giảm bong tróc da. Bạn thực hiện cách làm tương tự như với lá lốt, sau khi đun để xông hơi hoặc ngâm chân.
  • Bài thuốc từ trà xanh: Trà xanh chứa các các chất kháng viêm, diệt khuẩn, oxy hóa, giúp làm lành tổn thương và tái tạo da. Đun một nắm lá chè xanh vừa đủ, bỏ thêm chút muối và sau đó dùng nước này để ngâm chân. Bạn có thể kết hợp hãm nước lá trà xanh để uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc từ rau răm và sài đất: Lấy một lượng lá rau răm vừa đủ, rửa sạch để ráo nước rồi đem giã nhuyễn. Tiếp đến, lấy phần lá đắp lên các vùng da bị á sừng ở chân. Một tiếng sau, bạn có thể dùng nước sài đất đun sôi để nguội ngâm rửa chân. Thực hiện cách này hàng ngày, các triệu chứng ngoài da sẽ được cải thiện đáng kể.

Dùng các cách chữa bệnh á sừng bằng dân gian có ưu điểm là an toàn, kể cả trường hợp trẻ em bị á sừng. Các nguyên liệu đều là vị thuốc tốt, chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Chưa kể phương pháp này còn dễ làm, tự thực hiện được tại nhà và tiết kiệm. Tuy nhiên, cách chữa á sừng ở chân bằng mẹo dân gian cho tác dụng chậm, người bệnh sẽ mất thời gian hơn nếu muốn đạt được kết quả.

Những lưu ý để chữa bệnh á sừng ở chân hiệu quả? 

Nếu người bệnh chểnh mảng trong việc sử dụng thuốc và bảo vệ vùng da bệnh, viện điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Để đẩy nhanh quá trình chữa á sừng ở chân đạt kết quả tích cực, bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây:

Người bệnh cần lưu ý chăm sóc da để áp dụng các cách chữa bệnh á sừng ở chân hiệu quả
Người bệnh cần lưu ý chăm sóc da để áp dụng các cách chữa bệnh á sừng ở chân hiệu quả
  • Tuân thủ theo mọi hướng dẫn của bác sĩ. Từ loại thuốc, thời gian sử dụng đến liều lượng.
  • Sau khi dùng thuốc nếu thấy da có dấu hiệu bất thường, ngừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay.
  • Không gãi, cào vào các khu vực da bị tổn thương
  • Không đi lại quá nhiều trong quá trình điều trị
  • Vệ sinh chân thường xuyên, nhất là sau khi mới đi giày dép hoặc tiếp xúc, ma sát với đồ vật nào đó.
  • Giày dép, tất là những thứ cần giặt thường xuyên. Tránh đi giày quá chật, các loại tất giày, chất sợi cứng gây bí da. 
  • Không để chân, đặc biệt các vùng da bệnh tiếp xúc với hóa chất: Xà phòng, bột giặt, nước tẩy rửa, xăng dầu, đồ vật mạ kim loại,…
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho da thường xuyên. Tham khảo dòng kem dưỡng ẩm từ bác sĩ
  • Sử dụng giày bảo hộ, ủng latex nếu phải hoạt động ở khu vực tiếp xúc trực tiếp với nhiều bụi bẩn, hóa chất. 
  • Không nên ngâm chân với nước muối tự pha, ưu trương sẽ khiến tình trạng da khô trở nên nghiêm trọng hơn. Mua nước muối tại các hiệu thuốc và cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Uống thật nhiều nước, bổ sung các loại nước chứa nhiều vitamin C để tăng cường đề kháng cho da
  • Thiết lập chế độ ăn uống dinh dưỡng đủ chất. Ăn nhiều chất xơ và hoa quả tươi.
  • Ngủ nghỉ điều độ, đúng giờ. Việc stress, mất ngủ sẽ tác động không nhỏ đến hiệu quả của quá trình điều trị

Trên đây là tổng hợp các cách chữa bệnh á sừng ở chân phổ biến hiện nay. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, người bệnh có thể lựa chọn phù hợp với điều kiện, theo Tây y, Đông y hay dân gian. Tuy nhiên, để quá trình điều trị được tốt nhất, hãy nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn. 

Bạn đọc tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 15:10 - 15/02/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo