Cách Chữa Bệnh Chàm An Toàn, Hiệu Quả Hiện Nay 2023
Nội dung chính
Chàm là một trong những bệnh da liễu thường gặp. Người bị chàm thường xuất hiện cùng với tâm lý tự ti, lo lắng, đôi khi còn cáu bẳn, khó chịu do tình trạng ngứa ngáy gây nên. Vậy, nguyên nhân gây bệnh là gì, cách chữa bệnh chàm như thế nào, mời độc giả cùng đón đọc trong bài viết sau.
Điều trị bệnh chàm da không khó nhưng để điều trị dứt điểm căn bệnh này lại không hề dễ. Chữa bệnh chàm đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, tuân theo đúng phác đồ điều trị. Kết hợp Đông Tây y và các mẹo chữa dân gian được người bệnh thường xuyên áp dụng.
Cách chữa bệnh chàm bằng Đông y
Cách chữa bệnh chàm bằng Đông y được sử dụng đối với các bệnh nhân ở thể nhẹ đồng thời có công dụng hỗ trợ tốt đối với các bệnh nhân ở thể nặng. Với mỗi cấp độ bệnh, liều dùng và các vị thuốc được kê cũng khác nhau.

Cách chữa bệnh chàm do phong nhiệt
- Phân loại bệnh: Bệnh chàm được xét vào nhóm phong nhiệt nếu cơ thể xuất hiện dày đặc mụn nước nhưng không hề có dấu hiệu lở loét.
- Cách chữa chàm da do phong nhiệt: Hoàng cầm, sinh địa, long đởm thảm, sa tiền, hoàng bá, mộc thông, quy đầu, sài hồ mỗi loại 8g; chi tử, ngưu bàng, kinh giới, khổ sâm, trạch tả mỗi loại 12g, thêm 2g cam thảo. Tất cả đem sắc với nước, cô đặc lại và uống ngày 1 thang.
Cách chữa bệnh chàm do thấp nhiệt
- Phân loại bệnh: Bệnh chàm được xếp vào nhóm này nếu cơ thể bắt đầu lở loét tại các vùng bị nhiễm, thậm chí là chảy máu tươi.
- Cách chữa bệnh chàm khi đó được thực hiện như sau: Hoàng đằng 8g; khổ sâm, hoàng bá, bạch tiền bì, linh bì, hoàng cầm, hoạt thạch mỗi loại 12g; thổ phục linh, sinh địa, kim ngân hoa mỗi loại 20g. Sắc tất cả nguyên liệu trên rồi lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày một thang.
Cách chữa bệnh chàm mãn tính
- Phân loại bệnh: Khi bệnh mãn tính, tái phát thành nhiều đợt, Đông Y sẽ sử dụng phép khu phong dưỡng huyết giúp hỗ trợ điều trị.
- Cách chữa: Tiễn bì, hy thiêm, quy đầu, bạch nhược mỗi loại 12g; địa phụ tử, hoàng bá, tật lê, xuyên khung, khổ sâm, mỗi loại 8g; thuyền thoái 6g; thục địa 20g. Người bệnh đem bài thuốc trên sắc với khoảng 1,5 lít nước rồi chắt ra uống hết trong ngày.
Cách chữa bệnh chàm bằng Tây y
Trị bệnh chàm da bằng phương pháp Tây y phổ biến hơn cả bởi khả năng kiểm soát bệnh tốt cũng như giảm thiểu triệu chứng ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, bởi bệnh thường khó trị tận gốc nên việc dùng thuốc tây kéo dài dễ dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí còn gây tai biến da. Thuốc tây trị bệnh chàm được sử dụng dưới hai dạng thức cơ bản gồm viên uống và kem thoa tại chỗ.
- Thuốc bôi tại chỗ: Các loại thuốc mỡ thông dụng như Cream celestoderm-neomycin, Cream synalar-neomycin sẽ giúp cô lập vùng da thương tổn, làm mềm, giữ ẩm, tránh tối đa nguy cơ lây lan và tình trạng nhiễm trùng. Nếu da có hiện tượng lở loét, các dung dịch sát khuẩn như Eosin 2% được ưu tiên sử dụng. Tắm rửa với thuốc tím pha loãng, nồng độ 1/10000 cũng được xem là giải pháp hữu hiệu.

- Thuốc uống: Các loại thuốc kháng histamin thường được kê để điều trị bệnh chàm cơ địa. Đôi khi có kèm theo uống an thần cũng như kháng sinh nhằm giảm tình trạng ngứa ngáy khó kiểm soát.
Lưu ý: Không tùy ý dùng corticoid dưới bất kỳ dạng thức nào để trị bệnh. Đây là loại kháng sinh gây nghiện cao nên chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, thời gian dùng không quá 7-10 ngày.
Chữa bệnh chàm bằng mẹo dân gian đơn giản tại nhà
Chữa bệnh chàm bằng phương pháp dân gian đã xuất hiện khá lâu. Phương pháp này sử dụng chủ yếu các thảo dược thiên nhiên giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Thông thường, mẹo chữa dân gian sẽ có hiệu quả cao hơn ở những bệnh nhân bị chàm dạng nhẹ.
Dùng lá trà (chè) xanh chữa bệnh chàm
Chè xanh với đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa thường được sử dụng để chữa các bệnh viêm nhiễm hoặc da liễu. Để trị bệnh chàm bằng lá trà xanh, bạn làm như sau:

Chuẩn bị:
- 1 nắm lá chè xanh
- 1 xoong sạch hoặc ấm đun nước
Thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá trà, có thể vò nát nếu muốn
- Bước 2: Bỏ lá vào nồi hoặc ấm đun nước
- Bước 3: Đổ vào nồi hoặc siêu điện khoảng 1.5l nước. Đun sôi thì dừng lại
- Bước 4: Đợi nước nguội bớt rồi dùng nước rửa sạch vùng da nhiễm bệnh. Lưu ý, thao tác phải hết sức nhẹ nhàng, tránh gây trầy xước cho da.
Giảm ngứa ngáy do eczema gây ra nhờ lá ổi
Lá ổi từ lâu đã được biết đến là loại kháng sinh tự nhiên. Các thành phần trong lá ổi có khả năng sát trùng và bảo vệ vùng da nhiễm bệnh.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá ổi (nên chọn lá bánh tẻ, loại lá không già cũng không non quá)
- 1 xoong hoặc ấm điện sạch
Thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá ổi vừa chuẩn bị
- Bước 2: Cho lá vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, đun đến khi sôi thì tắt bếp
- Bước 3: Đợi nước nguội và bắt đầu vệ sinh vùng da bị bệnh trong khoảng 5 – 10 phút
- Bước 4: Dùng khăn bông khô lau sạch
Dùng dưa chuột trị bệnh
Ngoài công dụng làm đẹp, mềm mịn da, dưa chuột cũng được biết tới là một trong những thảo dược hỗ trợ điều trị và khắc phục hậu quả của bệnh viêm da cơ địa. Để chữa bệnh chàm bằng dưa chuột, rất đơn giản bạn chỉ cần làm theo các bước dưới đây:

Chuẩn bị:
- 1 hoặc 2 quả dưa chuột
- 1 con dao gọt hoa quả
Thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch dưa chuột, gọt bỏ vỏ
- Bước 2: Thái lát mỏng (không dày quá vì sẽ khó đắp và dễ cọ xát, làm trầy da)
- Bước 3: Đắp lên vùng da nhiễm bệnh trong khoảng 15 phút
- Bước 4: Rửa sạch với nước rồi dùng khăn mềm lau khô
Đều đặn thực hiện 3 lần/ tuần, trong khoảng từ 3 – 4 tháng, chắc chắn bạn sẽ thấy hiệu nghiệm. Tất nhiên, là phải thật kiên trì bạn nhé.
Một số lưu ý quan trọng cho bệnh nhân bị chàm da
Chữa bệnh chàm là cả một hành trình dài, do đó người bệnh tuyệt đối không nóng vội. Trong suốt quá trình chữa trị, người bệnh cũng cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Luôn giữ ẩm cho da: Chúng ta không thể can thiệp vào cơ chế di truyền nhưng không khó khăn để chế ngự bệnh nhờ những tác nhân bên ngoài. Làn da khô ráp, thiếu ẩm là nguyên nhân khiến bệnh nặng hơn. Bởi vậy, cần giữ gìn, vệ sinh khu vực nhiễm chàm hàng ngày, chăm chỉ bôi kem dưỡng ẩm. Bôi kem từ 1 – 2 lần/ ngày.
- Tránh gãi ngứa: Gãi ngứa gây trầy, xước da, khiến vùng da chịu tổn thương khó lành, dễ lây lan, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Người bệnh chỉ nên dùng tay xoa nhẹ để làm dịu chỗ ngứa.
- Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa: Chất tẩy rửa với độ bào mòn da cực mạnh, khiến da trở nên nhạy cảm, mỏng manh hơn. Người mắc bệnh chàm nếu không hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy mạnh như xà phòng, dung dịch cọ rửa, lau sàn sẽ khiến bệnh nặng, rơi vào trạng thái không thể kiểm soát. Trong trường hợp bắt buộc, hãy sử dụng găng tay, ủng như một giải pháp an toàn.
Viêm da cơ địa dù khó chữa trị dứt điểm nhưng nếu cách chữa bệnh chàm được sử dụng đúng đắn cùng với một thái độ sống tích cực cũng như thói quen sinh hoạt điều độ, chắc chắn sẽ sớm đạt được kết quả đáng mong đợi. Hy vọng những thông tin hữu ích mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giải đáp thỏa đáng câu hỏi của độc giả. Chúc các bạn luôn vui khỏe, tự tin và nhiều sức sống.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!