TOP 3 Cách Trị Ngứa Da Toàn Thân Hiệu Quả Ai Cũng Nên Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Ngứa ngáy khắp cơ thể là triệu chứng của các bệnh lý da liễu như dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, mề đay, viêm da cơ địa,… Hầu hết các trường hợp này đều không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, học tập và làm việc. Dưới đây là các cách trị ngứa da toàn thân hiệu quả bạn nên tham khảo áp dụng.

Cách trị ngứa da toàn thân bằng nguyên liệu tại nhà

Các cách trị ngứa da toàn thân tại nhà luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người bệnh. Ưu điểm của phương pháp điều trị này đó là sử dụng nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, an toàn cho sức khỏe, thực hiện đơn giản và có thể áp dụng cho mọi đối tượng.

Dưới đây là những cách trị dị ứng ngứa toàn thân tại nhà đơn giản, hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo để áp dụng:

Gel nha đam

Sử dụng nha đam cũng là cách trị ngứa da tại nhà hiệu quả. Trong thành phần của nha đam có chứa nhiều nước, vitamin và axit amin, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát. Ngoài ra, nguyên liệu này còn chứa chất chống oxy hóa polyphenol, giúp chữa lành các tế bào da bị tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo và tăng cường đề kháng cho da. 

Sử dụng nha đam cũng là cách trị ngứa da tại nhà hiệu quả
Sử dụng nha đam cũng là cách trị ngứa da tại nhà hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị một lượng lá nha đam tươi vừa đủ.
  • Nha đam rửa sạch, gọt vỏ, cạo lấy phần gel bên trong.
  • Làm sạch vùng da bị mẩn ngứa, sau đó bôi nha đam lên.
  • Giữ nguyên trên da trong vòng 15-20 phút cho đến khi lớp nha đam hoàn toàn khô lại.
  • Người bệnh tắm lại với nước ấm.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 1-2 lần cho đến khi tình trạng dị ứng mẩn ngứa được cải thiện. 

Lá ổi

Một trong những cách trị ngứa da toàn thân tại nhà được ông cha ta sử dụng nhiều nhất đó là tắm bằng nước lá ổi. Loại lá này cực kỳ phổ biến tại Việt Nam, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với các bệnh da liễu. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lá ổi có tác dụng ngăn ngừa quá trình giải phóng histamin – nguyên nhân gây dị ứng của cơ thể. Từ đó giúp giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa viêm nhiễm trên da cực kỳ hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ổi tươi, nên chọn búp ổi non.
  • Đem lá ổi đi rửa sạch sau đó để ráo nước.
  • Cho lá ổi vào nồi đun cùng với 2 lít nước.
  • Pha nước lá ổi với nước lạnh để tắm mỗi ngày.
  • Ngoài ra người bệnh cũng có thể đun nước lá ổi để uống cũng sẽ hỗ trợ cải thiện bệnh từ bên trong.

Lá trầu không

Trầu không là một loại dược liệu tự nhiên có thể dùng để chữa rất nhiều căn bệnh khác nhau. Y học cổ truyền cho biết, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, trừ phong, được dùng để làm sạch vết thương, phục hồi các bệnh ngoài da. Còn theo Y học hiện đại, trong thành phần của lá trầu không có chứa nhiều protein, vitamin, chất xơ và khoáng chất thiết yếu, giúp dưỡng ẩm, tái tạo tế bào da mới và tăng cường sự đàn hồi tự nhiên của làn da.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, chọn loại bánh tẻ.
  • Đem trầu không đi rửa sạch, để ráo nước rồi vò nát.
  • Cho lá trầu không vào nồi nước để đun sôi.
  • Dùng nước này để tắm rửa mỗi ngày sẽ giúp giảm ngứa ngáy toàn thân hiệu quả.

Mướp đắng

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, đây là một loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là gan. Sử dụng mướp đắng sẽ giúp hỗ trợ thải độc gan, tăng cường chức năng gan và loại bỏ các vi khuẩn gây hại ra khỏi cơ thể. Khi gan được khỏe mạnh sẽ giúp cải thiện các vấn đề về da liễu, trong đó có tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa. Cách trị ngứa toàn thân tại nhà bằng mướp đắng cũng được thực hiện rất đơn giản, người bệnh có thể áp dụng theo cách như sau.

Sử dụng mướp đắng sẽ giúp cải thiện các vấn đề về da liễu
Sử dụng mướp đắng sẽ giúp cải thiện các vấn đề về da liễu

Cách thực hiện:

  • Dùng 1-2 quả mướp đắng, đem rửa sạch, bổ đôi để loại bỏ phần ruột.
  • Cắt nhỏ mướp đắng rồi ướp với đường trắng trong 1 giờ để bớt đắng.
  • Cho mướp đắng vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn cùng với 200ml nước sôi để nguội.
  • Lọc lấy nước cốt, có thể cho thêm mật ong nếu cảm thấy khó uống.
  • Mỗi ngày người bệnh áp dụng phương pháp này 1 lần để giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giảm ngứa ngáy trên da.

Lá khế

Cách trị ngứa da toàn thân bằng lá khế là phương pháp an toàn, đơn giản có thể áp dụng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và người đang cho con bú. Lá khế có chứa vị chua, chát, tính bình, được Đông y sử dụng trong các bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, trị mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt. Còn theo Y học hiện đại, lá khế chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tiêu diệt vi khuẩn, thúc đẩy quá trình chữa lành da và cải thiện tình trạng ngứa ngáy hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị 1-2 nắm lá khế, rửa sạch, loại bỏ lá già úa.
  • Cho lá khế vào nồi đun cùng với 2-3 lít nước.
  • Khi nước sôi bạn đổ ra thau lớn, pha thêm với nước lạnh để tắm.
  • Phần bã lá khế dùng để chà nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa.
  • Áp dụng phương pháp này mỗi ngày 1 lần sẽ giúp các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa dần thuyên giảm.

Lá trà xanh

Trà xanh là nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, diệt khuẩn, tiêu viêm nên thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu của Y học cổ truyền. Bên cạnh đó, Y học hiện đại cũng đã chứng minh trong thành phần của dược liệu này có chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa như polyphenol, catechin và chất EGCG, giúp chống viêm, dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm ngứa và sưng tấy trên da. 

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá trà tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối 10 phút.
  • Sau đó vớt ra, vò nát và hãm với nước sôi như cách pha trà thông thường.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể đun nước lá trà xanh để tắm mỗi ngày 1 lần, tình trạng ngứa ngáy toàn thân sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Cách trị ngứa toàn thân bằng thuốc Tây y

Đối với trường hợp bị ngứa da toàn thân ở mức độ nặng, người bệnh cần được chỉ định dùng thuốc Tây y để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Các loại thuốc được dùng bao gồm thuốc uống và kem bôi ngoài da. Dựa trên mức độ nặng nhẹ và khả năng đáp ứng điều trị của từng người mà bác sĩ sẽ lựa chọn cho bạn một loại thuốc phù hợp.

Dưới đây là cách trị ngứa da toàn thân bằng thuốc Tây y, người bệnh có thể tham khảo:

Thuốc dạng uống

Các loại thuốc uống thường có mặt trong đơn thuốc của bác sĩ bao gồm: 

  • Cetirizin: Thuốc thuộc nhóm kháng histamin, được dùng để trị dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, phát ban cấp và mãn tính. Liều dùng từ 5-10mg/ngày.
  • Loratadin: Thuốc thuộc nhóm kháng histamin thế hệ thứ 2, có tác dụng nhanh, giúp giảm triệu chứng dị ứng thức ăn, mề đay mạn tính. Người bệnh uống 1 viên/ngày, thuốc có tác dụng kéo dài nên tránh dùng quá liều.
  • Medrol: Medrol có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, thường được dùng cho những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các loại thuốc thông thường. Liều lượng phổ biến là từ 4 – 48 mg/ngày, có thể uống 1 lần hoặc chia thành nhiều lần trong ngày.
  • Clorpheniramin: Thuốc có chứa hoạt chất Clorpheniramin thuộc nhóm kháng histamin, được dùng để điều trị dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, nổi mẩn đỏ, thủy đậu,… Người lớn và trẻ trên 12 tuổi uống mỗi ngày từ 2-3 lần, mỗi lần 1 viên, uống cách nhau 4-6 tiếng.
Sử dụng thuốc uống để cải thiện tình trạng ngứa ngáy
Sử dụng thuốc uống để cải thiện tình trạng ngứa ngáy

Thuốc dạng bôi

Một số loại thuốc bôi da thường được bác sĩ chỉ định sử dụng như sau:

  • Hydrocortisone Cream 1%: Thuốc được chỉ định dùng cho những người bị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm, nổi mề đay. Ngoài ra, thuốc còn giúp điều trị vết côn trùng cắn, ngứa hậu môn hoặc ngứa vùng kín.
  • Clotrimazole: Đây là loại thuốc chống nấm thuộc nhóm imidazole phổ rộng được dùng để điều trị bệnh tại chỗ. Thuốc được bôi cho những vết thương gây ra bởi các bệnh như nấm bẹn, lang ben, mẩn ngứa, lác đồng tiền. 
  • Ketoconazol: Thuốc Ketoconazol có tác dụng ức chế sinh tổng hợp ergosterol, giúp điều trị các bệnh nấm da và niêm mạc. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm ngứa ngáy, chống viêm nhiễm cho trường hợp bị hắc lào, lang ben, nấm kẽ tay kẽ chân, nước ăn chân…
  • Eumovate: Thành phần của thuốc có chứa Clobetasone – corticosteroid dùng tại chỗ, giúp giảm viêm nhiễm ngứa ngáy cho những trường hợp bị viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, sẩn cục ngứa, côn trùng đốt…

Cách trị ngứa da toàn thân bằng thuốc Tây y được nhiều người áp dụng bởi tính tiện lợi, hiệu quả nhanh chóng chỉ sau vài giờ. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, giảm tập trung, gây bí tiểu,… Vì vậy người bệnh cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn mà bác sĩ kê đơn, không được tự ý tăng giảm liều lượng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Cách chữa ngứa da toàn thân bằng thuốc Đông y

Theo quan niệm của Đông y, tình trạng ngứa da toàn thân xuất phát từ việc cơ thể nhiễm phong nhiệt hoặc phong hàn. Từ đó hình thành nên phản ứng ngứa ngáy ngoài da. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần thải độc, nhuận táo, tăng cường lưu thông khí huyết và kích thích các huyệt vị trên cơ thể.

Sau đây là một số bài thuốc Đông y giúp điều trị tình trạng ngứa da dứt điểm, hãy cùng tham khảo áp dụng:

Bài thuốc 1: Ngứa da do phong hàn

  • Triệu chứng: Da bị khô ráp, bong tróc, ngứa ngáy, mạch chậm, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông khi thời tiết khô lạnh. Vị trí ngứa ngáy chủ yếu ở mặt trong của đùi, sau cẳng chân và quanh các khớp. 
  • Vị thuốc: Can khương 9g, ngải cứu 6g, hồng táo 10 trái, quế chi 6g. 
  • Cách dùng: Sắc dược liệu để lấy nước uống trong ngày.
  • Công dụng: Giúp tán hàn, trừ phong, giảm ngứa ngáy.

Bài thuốc 2: Trị ngứa da do phong nhiệt

  • Triệu chứng: Da ngứa ngáy, chỗ ngứa đỏ ửng hoặc nổi lên những nốt sần đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch huyền sác. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết nóng, khi trời mát thì thuyên giảm. 
  • Vị thuốc: Đương quy 10g, sinh địa 15g, xích thược 15g, xuyên khung 6g, kinh giới 10g, thiền thoái 6g, vỏ núc nác 10g, bồ công anh 15g, cam thảo 6g. 
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc uống trong ngày.
  • Công dụng: Giúp thanh nhiệt, trừ phong, giảm ngứa.
Cách trị ngứa da toàn thân bằng thuốc Đông y
Cách trị ngứa da toàn thân bằng thuốc Đông y

Bài thuốc 3: Trị ngứa da do thấp nhiệt

  • Triệu chứng: Da ngứa ngáy, đặc biệt là nửa người phía sau, cơn ngứa tăng lên khi thời tiết nắng nóng, khi gãi thấy có nước chảy ra, miệng đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Bệnh dễ xuất hiện ở thanh thiếu niên.
  • Vị thuốc: Long đảm thảo 6g, sài hồ 6g, chi tử 10g, vỏ núc nác 10g, xa tiền tử 15g, trạch tả 10g, ý dĩ nhân 20g, thổ phục linh 15g, cam thảo 6g.
  • Cách sử dụng: Những vị thuốc trên đem rửa sạch và sắc uống trong ngày.
  • Công dụng: Giúp thanh nhiệt, hóa thấp, giảm ngứa.

Bài thuốc 4: Trị ngứa do huyết hư can hỏa

  • Triệu chứng: Bị ngứa dữ dội, bệnh kéo dài nhiều ngày không khỏi, khi bị căng thẳng stress thì bệnh nặng thêm, da khô ráp, mất ngủ, ngủ mê, đánh trống ngực, bồn chồn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch tế sác. Bệnh dễ xuất hiện ở người cao tuổi.
  • Vị thuốc: Sinh địa 15g, thạch hộc 12g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 6g, sơn thù nhục 10g, đương quy 15g, bạch tật lê 15g, huyền sâm 10g, kỷ tử 10g, ích mẫu thảo 15g, táo nhân 10g.
  • Cách sử dụng: Toàn bộ vị thuốc trên người bệnh đem sắc lấy nước để uống trong ngày.
  • Công dụng: Giúp khu phong, dưỡng huyết, giảm ngứa.

Việc điều trị bằng Đông y được đánh giá là an toàn, hiệu quả, mang tính lâu dài, bền vững và ít tái phát. Tuy nhiên thời gian để thuốc phát huy công dụng khá lâu, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong vòng 2-3 tháng và không được bỏ dở giữa chừng.

Lưu ý khi điều trị ngứa da toàn thân

Ngứa da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy trước tiên bạn cần đến gặp bác sĩ để biết được ngứa da toàn thân là bệnh gì. Từ đó mới có thể áp dụng được phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bệnh nhân cần nắm rõ:

  • Nên thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra được đánh giá chính xác và có được phương pháp điều trị hiệu quả.
  • Duy trì vệ sinh cho làn da bằng cách tắm rửa mỗi ngày. Điều này sẽ giúp làm giảm bớt các tác nhân gây kích ứng cơ thể. 
  • Nên dùng nước ấm để tắm, tránh sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không sử dụng các sản phẩm sữa tắm, xà phòng tắm có chứa nhiều hóa chất gây kích ứng. Thay vào đó bạn có thể tắm bằng nước lá, muối hoặc các loại tinh dầu thiên nhiên.
  • Những người có làn da khô ráp, bong tróc nên thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm để giúp da luôn mềm mại. Bạn hãy chọn sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên, không chứa hóa chất gây kích ứng.
  • Tránh cào gãi quá nhiều lên vết ngứa sẽ gây tổn thương da, làm tăng nguy cơ bị chảy máu, xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng.
  • Chọn mặc các loại trang phục rộng rãi, chất liệu cotton thoáng khí, dễ thấm hút mồ hôi để tránh gây bí bách, ngứa ngáy khó chịu.
  • Uống nhiều nước để tăng khả năng thải độc của cơ thể, giúp loại bỏ các yếu tố gây bệnh. Nên uống nước ấm, nước trái cây hoặc sinh tố, không dùng nước ngọt có gas, nước tăng lực hay các loại trà sữa.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể, bảo vệ làn da và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương.
  • Không sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng, nấm, các loại hạt,…
  • Ngừng sử dụng rượu bia, thuốc lá trong thời gian điều trị bệnh.
  • Không thức khuya, nên đi ngủ đúng giờ, đồng thời hạn chế căng thẳng, stress, giữ cho tâm trạng thoải mái bằng cách xem phim, nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền.
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao để tăng cường trao đổi chất, cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin về các cách trị ngứa da toàn thân người bệnh có thể tham khảo và áp dụng. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng nhất định. Do đó để đảm bảo an toàn, hiệu quả, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Cập nhật lúc 09:04 - 01/03/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo