Chàm môi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị 

Chàm môi là một bệnh lý về da khiến môi khô, bong tróc. Nếu tình trạng diễn biến xấu có thể xuất hiện nhiều mụn nước, lở loét quanh vùng miệng, gây nhiễm trùng và trở thành bệnh mãn tính. Vậy bệnh chàm môi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm môi và cách điều trị ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh qua những chia sẻ của bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam sau đây.

CLICK NGAY: Giải pháp điều trị bệnh chàm da (eczema) hiệu quả, an toàn cho mọi đối tượng

Chàm môi là gì?

Theo bác sĩ Lê Phương, chàm môi là hiện tượng viêm da ở vùng da xung quanh miệng và môi. Căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong vấn đề ăn uống, vệ sinh răng miệng, mất tự tin trong giao tiếp. Thông thường, nhiều người thường nhầm lẫn chàm môi với các chứng nẻ, khô môi nên có hướng điều trị chưa chính xác, khiến bệnh trở nên nặng và tái phát mãi không dứt.

Chàm môi gây đau đớn và khó chịu cho nhiều người
Chàm môi gây đau đớn và khó chịu cho nhiều người

Nhiều người lo ngại bệnh chàm có thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý không có tính chất lây khi tiếp xúc. Bệnh chỉ có tính di truyền từ cha mẹ sang con cái. Những trường hợp chàm môi nghiêm trọng và ngày càng nặng, vùng da bị chàm có thể lan rộng và khó kiểm soát. Để lâu, việc ăn uống, tiếp xúc vùng miệng có thể gây ra biến chứng bội nhiễm, nhiễm trùng cho người bệnh.

Triệu chứng bệnh chàm môi

Bác sĩ Lê Phương cho biết, chàm môi có những triệu chứng giống với các bệnh lý viêm da khác. Tuy nhiên, để có thể nhận biết chính xác, chàm môi có những triệu chứng điển hình như sau:

  • Môi khô, da môi dễ bong tróc thành từng mảng lớn.
  • Viền môi có cảm giác ngứa và khó chịu, thâm lại.
  • Khi bệnh nặng hơn, viền môi chuyển sang tấy đỏ, mọc nhiều mụn nước xung quanh kèm theo những vết lở.
  • Mụn nước có chứa dịch bên trong, mọc từng đám quanh miệng.
  • Môi khô hơn, nứt sâu, đau đớn và ngứa ngáy.
  • Sưng, cứng môi và bất tiện trong ăn uống, giao tiếp.
Chàm môi có những triệu chứng điển hình như môi khô, bong tróc da và ngứa
Chàm môi có những triệu chứng điển hình như môi khô, bong tróc da và ngứa

Để nắm bắt được bệnh và có hướng điều trị phù hợp, người bệnh cần nắm được nguyên nhân gây chàm môi.

Nguyên nhân bệnh chàm môi

Chàm môi là bệnh lý viêm da khó xác định nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa Da liễu, có thể chia nguyên nhân gây chàm môi thành hai dạng: Yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. 

Những yếu tố bên trong 

  • Rối loạn hormone, thay đổi nội tiết tố ở nhiều giai đoạn như dậy thì, phụ nữ sau khi sinh, phụ nữ tiền mãn kinh,…
  • Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, cơ thể không tổng hợp và được cung cấp đầy đủ các chất như kẽm, sắt  hay vitamin nhóm B khiến da khô và dễ bị chàm môi.
  • Người bệnh có tiền sử viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, dị ứng.
  • Do gen di truyền, thường bố mẹ, ông bà có tiền sử bệnh viêm da, viêm mũi dị ứng, hen suyễn thì con cũng có khả năng cao bị chàm môi.

Những yếu tố bên ngoài 

Có rất nhiều yếu tố bên ngoài dẫn đến bệnh chàm môi. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý một số những yếu tố chính sau:

  • Dị ứng với mỹ phẩm, nước hoa, một số loại dầu gội, sữa tắm,…
  • Do dị ứng hoặc quá nhạy cảm với thời tiết.
  • Do những tổn thương ở vùng môi, quanh miệng không được chăm sóc, giữ gìn cẩn thận.
Các yếu tố bên trong và bên ngoài điều có thể là nguyên nhân gây ra chàm môi
Các yếu tố bên trong và bên ngoài điều có thể là nguyên nhân gây ra chàm môi

Đây là những nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh. Căn bệnh này không chỉ khiến người bệnh khó chịu, đau đớn mà còn cản trở, gây bất tiện trong sinh hoạt, cuộc sống, giao tiếp hàng ngày. Thế nhưng, nhiều người vẫn nhầm lẫn chàm môi với một số hiện tượng da liễu khác, dẫn đến chủ quan và chưa thực sự biết cách điều trị sao cho đúng. Vì vậy, khả năng bội nhiễm, nhiễm trùng cũng tăng cao.

Trị chàm môi như thế nào?

Chàm môi không còn là căn bệnh xa lạ với nhiều người. Bởi vậy, có nhiều cách trị chàm môi khá hiệu quả, bao gồm điều trị bằng thuốc Tây, bằng mẹo dân gian hay thuốc Đông y. Mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng trường hợp, mức độ khác nhau.

Chữa chàm bằng mẹo dân gian

Trên thực tế, có rất nhiều mẹo dân gian được lưu truyền lại để trị chàm môi ở mức độ nhẹ. Một số phương pháp hiệu quả được nhiều người áp dụng có thể kể đến như:

  • Trị chàm môi bằng mật ong: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị mật ong nguyên chất. Vệ sinh sạch vùng da môi bị chàm, sau đó bôi một lớp mật ong mỏng lên vùng da đó. Để như vậy khoảng 20-30 phút rồi rửa sạch. 
  • Chữa chàm môi bằng dầu dừa: Người bệnh nên thực hiện cách này vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Để cung cấp độ ẩm cho môi, tránh các vết nứt do chàm thêm sâu và gây đau đớn, bạn có thể dùng một lớp mỏng dầu dừa thoa lên vùng da bị chàm. Để nguyên như vậy qua đêm và rửa lại bằng nước sạch vào sáng hôm sau.
  • Lá trầu không: Người bệnh chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch với nước muối và để ráo nước. Sau đó, bạn giã nát nắm lá đó và lọc lấy nước. Thoa nước lá trầu không lên vùng da môi bị bằng bông sạch. Để trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch, thực hiện khoảng 3 lần/tuần.
  • Dùng lá trà xanh: Rửa sạch lá trà xanh với nước muối loãng. Sau đó, đun lá trà xanh trong khoảng 30 phút để ra hết chất kháng khuẩn trong trà. Dùng bông thấm nước trà xanh và thoa nhẹ lên vùng da bị chàm môi. Thoa liên tục trong 15-20 phút và không cần rửa lại.

Ngoài các mẹo trên, bạn có thể sử dụng tỏi, lá ổi,… hay một số loại lá có tính chất chống viêm, kháng khuẩn tốt để sử dụng trong điều trị chàm môi.

Bác sĩ  Lê Phương nhận định, mẹo dân gian tuy an toàn, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng nhưng hiệu quả lại không cao, nhất là với những trường hợp bị chàm nặng. Bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này với những bệnh nhân chàm nhẹ và cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để thấy được hiệu quả.

Có nhiều mẹo dân gian vẫn thường được áp dụng
Có nhiều mẹo dân gian vẫn thường được áp dụng

Bên cạnh đó, việc đảm bảo vệ sinh khi thực hiện, đảm bảo nguyên liệu sạch là rất quan trọng bởi nếu không cẩn thận có thể gây ra tình trạng bội nhiễm, nhiễm trùng hoặc khiến chàm môi nặng hơn.

Cải thiện nhanh triệu chứng chàm với thuốc Tây y

Bệnh chàm môi thường được điều trị bằng thuốc. Khi bị bệnh, người bệnh thường tìm đến các loại thuốc Tây y để điều trị thông qua chỉ định từ bác sĩ Da liễu. Tùy vào mức độ nặng, nhẹ mà các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc cũng như liều lượng phù hợp, đảm bảo hiệu quả nhất.

Chàm môi bôi thuốc gì?

Các triệu chứng đau rát, khô nứt ở môi sẽ khiến người bệnh trở nên khó chịu. Lúc này, các loại kem bôi ngoài da sẽ là giải pháp hữu hiệu để cải thiện, khắc phục những vấn đề đó. Kem bôi ngoài da đặc hiệu dành cho bệnh nhân chàm môi giúp cấp ẩm, ngăn ngừa chàm lan rộng và bảo vệ tế bào da khỏi viêm, tấy, mưng mủ. Các mụn nước khi vỡ ra, chảy dịch cũng không bị viêm đau, người bệnh cũng sẽ thoải mái hơn trong sinh hoạt, ăn uống.

Bạn cần có chỉ định của bác sĩ để chọn được loại kem bôi phù hợp, tránh sử dụng sai dẫn đến một số tình trạng nguy hiểm như nhiễm độc corticoid, kích ứng, dị ứng với thành phần thuốc. Một số loại kem bôi chàm môi phổ biến có thể kể đến như: Lubriderm, Eucerin và Aquaphor.

Thuốc kháng sinh

Chàm môi rất dễ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do nằm ở khu vực thường xuyên ăn uống, tiếp xúc. Hơn nữa, những mụn nước nhỏ mọc ở quanh miệng và môi rất dễ vỡ, gây đau đớn cho người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định cho dùng một số loại kháng sinh chống khuẩn, giảm đau để điều trị cùng với thuốc bôi ngoài da.

Thuốc kháng Histamin

Đây thường là một số loại thuốc mỡ bôi ngoài da. Người bệnh tốt nhất nên dùng loại thuốc này trước khi đi ngủ mỗi tối để giảm cảm giác đau, ngứa, khiến bạn dễ ngủ hơn.

Thuốc mỡ giúp giảm các triệu chứng khó chịu của chàm môi
Thuốc mỡ giúp giảm các triệu chứng khó chịu của chàm môi

Đồng thời, dùng thuốc vào thời gian này cũng không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp hay việc ăn uống của người bệnh.

Một số loại kem dưỡng ẩm chuyên biệt 

Việc cấp ẩm là rất quan trọng để làm dịu cơn ngứa, cải thiện tình trạng nứt nẻ và tái tạo lại cấu trúc tế bào da. Tuy nhiên, không phải loại kem dưỡng ẩm nào cũng có thể sử dụng cho người bị chàm môi. Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn loại kem phù hợp. Một số loại kem dưỡng ẩm có thể sử dụng được kể đến như: Mother care, Eucerin, Lubriderm, Aquaphor…

Thuốc Hydrocortisone

Thuốc Hydrocortisone là thuốc bôi thuộc nhóm steroid, là phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh chàm môi. Thông thường, các trường hợp bệnh thường sử dụng kem Hydrocortisone 1% để bôi lên vùng da nứt nẻ, lở loét và mọc mụn nước để làm giảm ngứa,viêm. Thuốc steroid được các bác sĩ chuyên khoa Da liễu khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn (khoảng 1 – 2 tuần) bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến cấu trúc và tế bào da.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc Tây y nào, bạn cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa Da liễu để biết chính xác tình trạng cũng như liều lượng, cơ chế tác động của thuốc với bản thân mình.

Chữa chàm môi bằng Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, chàm môi là do các yếu tố về máu huyết bên trong cơ thể con người như huyết nhiệt, phong hàn và suy giảm chức năng gan, thận. Phương pháp này được cho là có hiệu quả cao trong việc điều trị chàm môi bởi nó giúp tác động vào căn nguyên bên trong cơ thể, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng gan, thận. Từ đó, thuốc giúp cho làn da của bạn được cải thiện từ trong ra ngoài.

Phương pháp Y học cổ truyền cũng được nhiều người lựa chọn để điều trị
Phương pháp Y học cổ truyền cũng được nhiều người lựa chọn để điều trị

Bên cạnh tính hiệu quả, thuốc Y học cổ truyền còn có tính an toàn bởi nguyên liệu được sử dụng hầu hết là các loại thảo dược thiên nhiên lành tính, thân thiện với cơ thể con người và được thầy thuốc, bác sĩ cân chỉnh theo một liều lượng phù hợp. Có thể kể đến một số vị thuốc như: Bồ công anh, kim ngân hoa, tang bạch bì, đơn đỏ, sinh địa, hoàng bá, đẳng sâm,…

Một trong những bài thuốc đặc trị chàm môi hiện nay là bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang, bài thuốc độc quyền của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam – Đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện. Được bào chế từ sự kế thừa và phát huy thành tựu của y học cổ truyền và nghiên cứu hiện đại, đến nay bài thuốc đã giúp 5.768 trường hợp thoát khỏi các triệu chứng khó chịu từ bệnh chàm.

Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang là thành quả nghiên cứu của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia da liễu của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, điển hình là bác sĩ Lê Phương với hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh da liễu bằng Đông y. Hiện tại, bác sĩ Lê Phương đang đảm nhận chức vụ Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam kiêm Phó Giám đốc Chuyên môn Nhất Nam Y Viện.

Bài thuốc được đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm VƯỢT TRỘI trong điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm.

Kế thừa bài thuốc đặc trị viêm da cho Hoàng đế Gia Long

Nhất Nam An Bì Thang là bài thuốc Y học cổ truyền có nguồn gốc rất đặc biệt: Được kế thừa và phát triển trên cơ sở vững chắc là bài thuốc đặc trị viêm da từ Thái Y Viện triều Nguyễn (dâng lên điều trị cho Vua Gia Long). Đây là một trong những phương thuốc thảo dược tự nhiên giá trị và được trọng dụng trong suốt một giai đoạn lịch sử. Công thức gốc bài thuốc đã được bác sĩ Lê Phương cùng cộng sự khai phá từ cuốn Ngự Dược Nhật Ký – Thuộc hệ thống Châu bản triều Nguyễn và nghiên cứu phục dựng, phát triển hoàn thiện thành bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang.

Hiện tại, Nhất Nam An Bì Thang là giải pháp trị viêm da được đánh giá bởi sự kết hợp giữa tinh hoa Y học cổ phương và Y học hiện đại, vừa mang lại hiệu quả toàn diện vừa đảm an toàn, tiện lợi cho người dùng hiện đại.

An toàn, lành tính, không tác dụng phụ

Nhất Nam An Bì Thang với thành phần thuốc 100% thảo dược thiên nhiên, thu hái tại hệ thống vườn chuyên canh thuốc nam đạt tiêu chuẩn GACP-WHO về nuôi trồng và sơ chế nên đảm bảo tính an toàn tuyệt đối và thân thiện với cơ thể người bệnh, không gây tác dụng phụ. Ngoài ra, bài thuốc được bào chế ở nhà máy chuẩn GMP-WHO nên người bệnh hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng.

**Lưu ý: Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang không sử dụng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con dưới 6 tháng tuổi.

Cơ chế điều trị toàn diện, ngăn ngừa tái phát

Bệnh chàm môi cũng như nhiều bệnh da liễu khác thường có xu hướng tái phát nhiều lần, kéo dài dai dẳng nếu như điều trị không đúng cách và triệt để. Theo đó, bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang với nguyên lý điều trị bệnh của Đông y là tác động vào căn nguyên, bồi bổ cơ thể, điều trị từ trong ra ngoài nên đã bào chế với sự kết hợp của ba chế phẩm gồm thuốc uống giải độc, thuốc bôi và ngâm rửa.

Đọc ngay: Nghe chuyên gia hàng đầu nhận xét về bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang

Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang chữa chàm với 3 chế phẩm
Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang chữa chàm với 3 chế phẩm

Sự kết hợp của 3 chế phẩm này mang đến cơ chế điều trị “tác động kép”, tác động từ gốc tới ngọn. Đó chính là thế mạnh của Nhất Nam An Bì Thang giúp có được hiệu quả trị bệnh toàn diện, lâu dài, đồng thời ngăn tình trạng tái phát.

Phác đồ điều trị mang tính cá nhân hóa cao

Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang chữa chàm với 4 chế phẩm nhưng không phải tất cả các trường hợp đều sử dụng tất cả chế phẩm này trong liệu trình. Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ khác nhau cho mỗi người để mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là các đối tượng có cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ.

Dạng bào chế tiện lợi

Đặc biệt, Nhất Nam An Bì Thang được bào chế ở dạng cao bôi, cao uống giải độc, túi lọc ngâm rửa, cùng thuốc xịt nên vô cùng tiện lợi cho người bệnh trong việc sử dụng. Vừa tiết kiệm được thời gian mà vẫn đảm bảo được các dược chất có trong vị thuốc. Ngoài ra, nhờ dạng bào chế tinh gọn nên người bệnh có thể mang thuốc bên mình trong nhiều hoàn cảnh như: Đi công tác, du lịch…

Hiệu quả điều trị đã được kiểm chứng

Không chỉ là những đánh giá mang tính ước chừng mà hiệu quả điều trị của Nhất Nam An Bì Thang đã được kiểm chứng thông qua cuộc khảo sát trên 500 bệnh nhân của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam.

Đừng bỏ qua: Nghe mẹ bỉm “mách” cách thoát khỏi chàm khô nhờ dùng thuốc Y học cổ truyền

Hiệu quả của bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang đã được kiểm chứng
Hiệu quả của bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang đã được kiểm chứng

Theo đó, có tới 85% người bệnh chấm dứt triệu chứng bệnh chỉ sau 1-3 tháng dùng thuốc tùy vào cơ địa. Khoảng 13% bệnh nhân ở thể mãn tính thoát khỏi bệnh sau 3-5 tháng điều trị. Chỉ có 2% trường hợp thuyên giảm chậm do thực hiện không đúng phác đồ, chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp.

Được VTV giới thiệu và người nổi tiếng tin dùng

Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang sở hữu nhiều ưu điểm trong trị bệnh viêm da, trong đó có chàm vì vậy không ít người nổi tiếng cũng đã tìm hiểu và tin tưởng sử dụng bài thuốc. Nghệ sĩ Thu Huyền, người được biết đến qua các tác phẩm như Làng ế vợ, Đại gia chân đất… từng bị viêm da quá phát sau sinh, nhờ bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang mà chị đã sớm kiểm soát được tình trạng bệnh của mình.

Được diễn nghệ sĩ Thu Huyền giới thiệu, diễn viên Vân Anh (Phía trước là bầu trời) cũng giải thoát hơn 20 năm viêm da của mình sau liệu trình 4 tháng.

Trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt” phát sóng ngày 28/4/2021 bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang được giới thiệu là giải pháp tối ưu trong trị bệnh viêm da.

XEM VIDEO: Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang được giới thiệu trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt”

Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang đã giúp 5.768 người bệnh điều trị dứt điểm bệnh chàm và nhận được nhiều phản hồi tích cực:

Bị chàm môi kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Chàm môi có thể được cải thiện hay không còn tùy thuộc vào quá trình điều trị và ăn uống, kiêng khem của bạn. Do đó, người bệnh cần lưu ý việc tự tạo cho mình một thói quen ăn uống khoa học, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng lại vừa hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả.

Bị viêm chàm môi nên ăn gì? 

  • Khi bị chàm môi, bạn nên uống nhiều nước để bổ sung độ ẩm cho da.
  • Bổ sung vitamin nhóm B (B2, B6, B12), vitamin E qua một số thực phẩm như các loại rau xanh, trái cây.
  • Bổ sung kẽm qua một số thực phẩm như đậu Hà Lan, yến mạch, hàu, thịt gà, lạc,…
  • Các loại dầu hạt, dầu oliu cung cấp axit béo rất thích hợp cho những người bị chàm môi.

Người bệnh cũng nên kiêng một số loại thực phẩm như:

  • Hải sản: Dễ gây kích ứng da, mưng mủ, khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nội tạng động vật: Nội tạng động vật có thể chứa nhiều chất độc, gây nổi mẩn và khiến các đám mụn nước bị viêm.
  • Đồ ăn cay nóng: Thực phẩm, gia vị cay nóng gây nóng trong, kích ứng da, khiến da nổi mẩn và tấy đỏ. Tình trạng chàm môi cũng vì vậy mà trở nên khó kiểm soát hơn.
  • Thực phẩm lên men như dưa cà.
  • Rượu, bia, chất kích thích không có lợi cho gan.
Một số thực phẩm người bệnh chàm môi nên tránh
Một số thực phẩm người bệnh chàm môi nên tránh

Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp điều trị cũng như thực hiện chế độ ăn uống khoa học phù hợp bạn nên lưu ý những điều sau đây. Đây là những cách vừa giúp hỗ trợ điều trị chàm môi vừa là cách phòng tránh chàm môi bùng phát.

  • Không liếm môi vì sẽ khiến da vùng môi bị khô, dễ gây viêm, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
  • Sau khi ăn uống phải thường xuyên vệ sinh môi, miệng sạch sẽ.
  • Thường xuyên thay khẩu trang, đồng thời lựa chọn khẩu trang được làm với chất liệu dễ thấm hút mồ hôi, chất lượng.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh bụi bẩn.
  • Không dùng nước quá nóng để rửa môi, miệng gây khô da.
  • Không sử dụng các loại hóa mỹ phẩm trong thời gian điều trị chàm môi.
  • Từ bỏ thói quen sờ tay lên bóc da môi, gãi môi để tránh tổn thương, trầy xước.
  • Trước khi dùng các loại mỹ phẩm dành cho môi bạn cần test thử để đảm bảo sản phẩm đó không gây kích ứng.
  • Tránh xa những thực phẩm gây dị ứng, bởi chàm môi có thể khởi phát do dị ứng.
  • Dưỡng ẩm cho môi bằng các loại son dưỡng, kem dưỡng môi vào mỗi buổi sáng và buổi tối.
  • Giảm stress, căng thẳng để tinh thần thoải mái, giảm thiểu tối đa nguy cơ bị chàm môi. Bạn có thể giải tỏa căng thẳng bằng cách ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga…
  • Hạn chế với khói thuốc lá.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về bệnh chàm môi và cách điều trị hiệu quả cho người bệnh. Khi có biểu hiện ngứa, đau, người bệnh hãy liên hệ cho Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam để được đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao tư vấn liệu trình điều trị bệnh phù hợp.

Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam – Đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Cập nhật lúc 17:00 - 03/02/2023
5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (39)

  1. Bảo Anh Lê says: Trả lời

    Tôi đi xăm môi đã hơn 3 tháng, có được bác sĩ thẩm mỹ cho thuốc về để chống dị ứng, sưng nhọt, nhưng không biết sao dù đã uống thuốc nhưng vùng môi tôi vẫn nổi các mụn bọng nước nhỏ, rất ngứa, môi khô nứt nẻ, tôi có bôi mật ong nhưng không đỡ, không biết có phải là bị chàm môi không, điều trị được không vậy

    1. TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM - VINACARE says: Trả lời

      Chào bạn,
      Với những triệu chứng bạn miêu tả, có thể nghĩ nhiều tới bạn đã bị chàm môi do tổn thương lúc làm môi. Với tình trạng của bạn điều trị bằng bài thuốc an bì thang rất hiệu quả. An bì thang với sự kết hợp của 3 chế phẩm thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa mang đến cơ chế điều trị “tác động kép”, tác động từ gốc tới ngọn. Đó chính là thế mạnh của An Bì Thang giúp có được hiệu quả trị bệnh toàn diện, lâu dài, đồng thời ngăn tình trạng tái phát.
      Bạn có thể để lại thông tin liên lạc hoặc liên hệ với trung tâm qua SĐT/Zalo: 0972 196 616/0903 047 368 để được tư vấn kỹ thêm nhé.
      Thông tin đến bạn!

    2. Hiền Thùy says: Trả lời

      Giống tôi rồi, cũng đi săm môi bị sưng đỏ, nổi mụn nước ngứa quanh miệng, đi khám bác sĩ bảo chàm môi, uống mấy đợt thuốc thây không khỏi, mới chuyển sang đông y an bì thang đây, uống thấy cũng đỡ đỡ, để uống hết xem sao

  2. Mai Cẩm Trác says: Trả lời

    Nhà em có gen di truyền bị viêm da dị ứng, kéo theo em vừa bị viêm da, vừa chàm môi. Cứ thỉnh thoảng môi là căng cứng, ngứa rát, nổi đầy mụn đỏ, em bôi mật ong thì dịu dịu một chút rồi cũng uống thêm thuốc kháng sinh mà cũng không khỏi, mọi người ai có bài thuốc nào chữa hay không chỉ em với

    1. Tú Trâm_1989 says: Trả lời

      Em lấy lá trầu không rửa sạch với muối, sau đó giã nát lấy nước đo bôi lên môi. Lá trầu có tác dụng kháng viêm, chữa bệnh chàm môi rất tốt em nhé

    2. Khuê Bích Hồ says: Trả lời

      Hoặc bạn lấy lá trà/lá ổi rửa sạch bằng nước muối, đun với khoảng 0.8l nước tới lúc nước hơi đặc thì tắt bếp, để nguội, lấy bông gòn thấm nước thoa lên môi 2 lần/ngày, áp dụng liên túc trong vòng 2 tuần. Người nhà mình làm thấy khỏi đó

    3. Ngọc Minh says: Trả lời

      Chu choa, mấy bài này em làm mãi mà nó chỉ đỡ ngứa với bớt đỏ chứ không hết hẳn, họa may uống kháng sinh nó lặn rồi vài bữa nó lên nổi lên lại, kinh lắm. Em có đọc được bài viết về cách trị chàm môi hiệu quả bằng bài thuốc đông y an bì thang https://vhea.org.vn/thoat-khoi-cham-moi-dai-dang-nho-bai-thuoc-dong-y-26116.html có vẻ rất tốt, nghe bảo trị dứt điểm luôn, cũng đang tham khảo thêm, hổng biết có ai dùng thử chưa

    4. Bali deli says: Trả lời

      An bì thang này đã cứu cánh đời chị đây nếu không giờ không tưởng được quả môi sẽ thế nào? Trước kia thời tiết thay đổi là người chị bắt đầu có phản ứng, môi khô nẻ, sau nó mọc mụn nước li ti, khó chịu lắm, mà một năm cứ bị vài đợt, năm nào cũng bị. Mặc dù chị cũng thoa mật ong, dầu dừa, dầu oliu rồi bôi nước lá trầu nhưng vẫn không đỡ, chị có đi khám bác sĩ và được kê thuốc về uống kèm thuốc bôi acylvir, nhưng tình hình vẫn tái nhiều lần. Sau này chị may mắn được một người bạn chỉ cho thuốc đông y an bì thang này, kết hợp uống trong, bôi ngoài và sử dụng tầm hơn 1 tuần thì đỡ ngứa, sưng rộp, sau 2 tháng điều trị thì khỏi hẳn luôn đến giờ và không tái phát lại dù thời tiết có nóng lạnh thế nào tuy nhiên sẽ cố gắng ăn nhiều rau và uống nhiều nước để hạn chế môi khô

    5. Thục Lan_Quảng Bình says: Trả lời

      Môi em bị khô, nứt nẻ, quanh viền môi có nổi bọng nước li ti nhỏ, không ăn uống gì được. Em đã đi da liễu kiểm tra và lấy thuốc về uống nhưng không hết, liệu giờ dùng an bì này có khỏi được không nhỉ

    6. Bảo Phương says: Trả lời

      Tớ bị chàm môi tái phát, thường xuyên khô, nứt, chảy máu, nổi mụn nước, sau nhiều đợt kháng sinh thì mới chuyển sang thuốc nam an bì thang này. Tớ dùng cả thuốc rửa, thuốc bôi và thuốc uống đã cô thành viên, khoảng 15 ngày da non bắt đầu kéo, mụn lặn dần, hết 1 tháng thì đỡ hơn. Tớ uống thêm 1 tháng nữa da môi hồng hào, không còn khô nứt, thâm đen và đặc biệt bệnh không còn tái phát lại bạn ak. Theo tớ thuốc này thực sự hiệu quả chỉ không phải lời đồn suông đâu

  3. Khánh Châu says: Trả lời

    Cơ thể mình hay bị rối loạn nội tiết tố, sức đề kháng kém nên dễ dẫn đến các bệnh dị ứng, trong đó bệnh chàm môi là khốn khổ nhất. Lâu lâu môi mình lại thâm ngứa, sưng cứng và nẻ rất sâu, dù mình có bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày, thỉnh thoảng còn đắp mặt nạ môi và điều trị bằng kháng sinh nhiều đợt đến giờ đã lờn thuốc. Mình muốn chuyển sang trị bằng đông y và đang rất quan tâm về bài thuốc đông y an bì thang và muốn chuyển sang dùng thử xem sao, xin tư vấn

    1. TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM - VINACARE says: Trả lời

      Chào bạn,
      Phương pháp điều trị bệnh chàm môi bằng bài thuốc đông y An bì thang được đánh giá là cách chữa trị mang lại hiệu quả cao bởi nó giúp tác động vào căn nguyên bên trong cơ thể, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng gan, thận. Từ đó, thuốc giúp cho làn da của bạn được cải thiện từ trong ra ngoài.
      Để được tư vấn chi tiết hơn, mời bạn đến một trong những địa chỉ sau 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội – SĐT/Zalo: 0972 196 616 hoặc Sô 48B Đặng Dung, Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh – SĐT/Zalo: 0903 047 368 để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn nhé.
      Trân trọng./.

    2. HỒ CÔNG TRÍCH says: Trả lời

      HỒI TRƯỚC TÔI CŨNG HAY DÙNG THUỐC TÂY ĐỂ TRỊ CHÀM BẰNG CÁCH BÔI KEM VÀ UỐNG THÊM MỘT VÀI LOẠI THUỐC CHỐNG NHIỄM TRÙNG VÀ SƯNG NGỨA, NHƯNG CỨ DÙNG MÃI VẬY TÔI LẠI THẤY HÌNH NHƯ ĐÃ BỊ LỜN THUỐC VÀ MẬT ĐỘ TÁI BỆNH CÀNG LÚC CÀNG NHANH, CÀNG LÂU NÊN TÔI BỎ TÂY Y VÀ CHUYỂN SANG ĐÔNG Y AN BÌ THANG. SAU KHI UỐNG THUỐC ĐƯỢC 1 THÁNG THÌ CÁC VẾT CHÀM, LỞ TRÊN MÔI TÔI KHÔ DẦN, GIẢM NGỨA NHIỀU. TÔI UỐNG THÊM 1 THÁNG THUỐC NỮA THÌ KHỎI HẲN VÀ ĐÃ 3,4 NĂM KHÔNG TÁI PHÁT BỆNH LẠI

    3. Trí Nhân says: Trả lời

      Thuốc có khó uống không vậy ạ, mà sao lại có đến tận 3 loại thế anh. Trước giờ em chỉ hay bôi dầu dừa hoặc vasani thì giờ dùng mỗi thuốc bôi có được không?!?

    4. Hoàng Minh says: Trả lời

      Thuốc uống là dạng viên cao nên chỉ cần hòa tan vào trong nước rồi uống, rất dễ dàng, mùi vị cũng không nồng đậm, khó chịu, lắm đâu

    5. Quỳnh Chi says: Trả lời

      pải vừa uốg vừa bôi ms tốt dc chứ chíh vì chỉ bôi k nên ms k khỏi hẳn đó

    6. Kim Nguyệt says: Trả lời

      Tiền thuốc sao ấy em, có expensive lắm không vậy

    7. Nguyễn Mai Lê says: Trả lời

      Tầm đâu dao dộng 2tr5-3tr mỗi tháng ấy chị, tùy theo mức độ bệnh. Như em trị 2 tháng thôi thì có 5tr chứ mấy hà

    8. Tú Diệu says: Trả lời

      5tr có khỏi được dứt điểm hay không chứ em không tiếc tiền, chỉ sợ tiền mất tật mang thôi. Có mỗi cái môi mà suốt ngày khô với nứt nẻ, bôi son không dám bôi vì cứ bôi là tình trạng hôm sau nặng thêm

    9. Trịnh Thanh Triết says: Trả lời

      Thuốc bôi hay uống kháng sinh cũng hết, nhưng chỉ hết triệu chứng ngứa, sưng thôi chứ đâu có hết hẳn như uống thuốc đông y đâu bác. Tui tốn bao nhiêu tiền vì căn bệnh này rồi ạ, tưởng thì bình thường nhưng ảnh hưởng đủ thứ nên trị dứt điểm được thì cố gắng, chứ mỗi năm vài đợt thuốc và ăn ở với nó cả đời thì tổng chi phí cao hơn nhiều và quan trọng là còn mất thẩm mỹ nữa

  4. Nhật Duyên says: Trả lời

    Trị chàm môi này phải kiêng cử đủ thứ vậy ạ? Nhìn list đồ ăn thấy toàn phải kiêng thôi

    1. Hải Đường says: Trả lời

      Chịu khó thôi bạn, nếu bạn muốn nặng thêm thì cứ ăn mấy loại hải sản, rồi tim gan phèo phổi, cà phê, bia rượu. Thực sự ăn ngon 1 bữa mà hối hận dài lâu đó, mình có một đợt thèm lẩu quá, ăn vào sưng vù 1 thời gian dài

    2. Linh Hương says: Trả lời

      Có kiêng có lành em nhé, em nên bổ sung thêm các loại vit có từ súp lơ, nấm, rau, các loại hạt…bổ sung kẽm từ thịt gà, yến mạch. Đặc biệt cần uống nhiều nước để bổ sung độ ẩm cho da, thải độc gan. Kiên trì trong thời gian điều trị sẽ giúp bệnh nhanh khỏi, khỏi xong rồi thỉnh thoảng có thể ăn thứ mình muốn

    3. Gia Han_78 says: Trả lời

      Minh thi khong so kieng cu thuc an, nhung minh co cai tat moi lan kho moi, nut moi la hay liem moi, cang liem cang kho, ngưa

    4. Thanh Hà says: Trả lời

      Liếm môi nhiều dễ khiến vi khuẩn xâm nhập làm cho tình trạng khô môi nghiêm trọng hơn và dễ gây viêm. Bạn có thể dùng son dưỡng ẩm để khắc phục thói xấu này

  5. Đỗ Tuệ Lâm says: Trả lời

    Tôi bị chàm môi, môi hay bị khô, nứt nẻ, nhưng môi trường làm việc của tôi yêu cầu phải trang điểm mỗi ngày. Tôi có dùng qua một số loại kháng sinh nhưng không hợp và gây dị ứng da. Hiện tôi muốn chữa tận gốc bằng đông y an bì thang thì liệu có khỏi không?

    1. Mỹ Lệ says: Trả lời

      Muốn khỏi triệu chứng nhanh thì uống tây y, muốn khỏi hẳn thì dùng đông y, tớ thấy câu này vẫn luôn đúng đấy. Tớ đã trị khỏi bệnh viêm chàm môi nhờ bài thuốc đông y An bì thang của trung tâm da liễu sau mấy năm vật lộn với đủ mẹo dân gian, thuốc uống kháng sinh, thuốc bôi và dầu dừa vẫn không đỡ nhiều. Ban đầu thì tớ cũng hơi lấn cấn, chưa tin lắm nhưng vẫn đăng ký đến khám thử để xem bác sĩ tư vấn như nào rồi tính. Bác sĩ sau khi kiểm tra vết thương lở loét trên môi thì kê cho tớ thuốc rửa, thuốc bôi và thuốc uống giải độc tiêu viêm. Tớ uống và bôi, rửa được tầm 10 ngày thì vết thương khô dần, đỡ ngứa, hết 1 tháng thì gần như đã ổn định. Tớ tiếp tục dùng theo toa của bác sĩ, dùng thêm 1 tháng thuốc nữa là khỏi luôn đó

    2. An Nhiên says: Trả lời

      Thuốc nhiều loại vậy có khó dùng không bạn, có rắc rối lắm không

    3. Tuyết Nhung says: Trả lời

      Không đâu bạn ơi, thuốc rửa thì bạn đun 2 gói với 1 lít nước rửa lên vết thương giống như bình thương vẫn đun lá trầu hay trà xanh để rửa kháng khuẩn vậy, thuốc bôi thì bôi 2 lần sáng tối một lớp mỏng, còn thuốc uống bên này khá tiện, dù là đông y nhưng lại ở dạng viên cao nên chỉ cần hòa tan 2 viên trong nước rồi uống sau ăn 30p nhé

    4. Lý Văn - 1989 says: Trả lời

      Thời gian điều trị là bao lâu vậy, tôi cần thêm thông tin để có thể thêm thông tin điều trị

    5. Phan thah tu says: Trả lời

      thuoc thag tuy ng b a, co ng nhanh, hap thu tot thi 2 thag da khoi, co ng beh nag, co dia kem thi lau hon, tam 3 thang, chu b hoi cu the thi kho tl, chac 1 la den gap bs de dc tu van them

  6. Mami Suri says: Trả lời

    con tôi mới 10 tuổi, thời gian trước cháu bị nổi các hột mụn rộp quanh miệng, tôi nghĩ bị “giời leo” nên cũng rửa bằng lá chè xanh và đăp đậu xanh nhưng cháu không khỏi, thuốc bôi, thuốc kháng sinh cũng không hiệu quả, giờ nếu con tôi dùng thuốc an bì thang này có được không? dùng như thế nào

    1. TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM - VINACARE says: Trả lời

      Chào bạn,
      Thuốc An bì thang phù hợp điều trị căn bệnh chàm môi ở trẻ em rất hiệu quả. Bài thuốc gồm có thuốc bôi, thuốc rửa và thuốc uống có tác dụng điều trị vùng viêm bên ngoài và bổ sung sức đề kháng bên trong, tăng cường sức khỏe của các bé nên đem lại hiệu quả điều trị rất tốt.
      Bạn cố gắng dắp xếp đưa cháu đến một trong hai cơ sở dưới đây để bác sĩ kiểm trả và tư vấn chính xác hơn:
      1/123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội- SĐT/Zalo: 0972 196 616
      2/ 48B Đặng Dung, Tân Định, Quận 1, HCM – SĐT/Zalo: 0903 047 368
      Thông tin gửi đến bạn!

    2. Hạ Vũ says: Trả lời

      Con tôi 3 tuổi đã dùng và điều trị khỏi bằng thuốc an bì thang này rồi bạn nhé, thuốc an toàn và lành tính lắm

    3. Đỗ An Chi says: Trả lời

      Con mình 8 tuổi cũng đang dùng thuốc này đây bạn, mới có 15 ngày thôi, thấy vùng mụn rộp, thâm đỏ trên môi có dấu hiệu chuyển biến tốt, đang cố gắng dùng hết 1 tháng xem như thế nào

    4. Hải Yến-sale online says: Trả lời

      Con mình trị khỏi bệnh này bằng thuốc an bì thang cách đây 3 năm rồi. Trước đây con hay bị chàm vùng môi lắm, môi tự dưng khô căng, nứt, chảy máu, sau rồi nổi từng đám mụn, mình cũng cho con uống đủ thứ thuốc, cả thực phẩm chức năng bổ sung nhưng vẫn hay tái lại, cháu đau không ăn gì được. May sao mình được chị trong cơ quan chỉ cho trung tâm da liễu đông y việt nam ở 123 hoàng ngân, hn. Mình đưa con đến bác sĩ kiểm tra rồi kê thuốc uống +bôi+ rửa, thuốc thì có hướng dẫn hết rồi, bôi rửa đều giống các loại kháng sinh mình vẫn dùng, thuốc uống thì là đông y nhưng đã cô đặc thành viên cao nên rất tiện lợi. Con mình uống khoảng 1 tuần là thấy môi bớt thâm, mụn bắt đầu khô dần, tầm hết 1 tháng là vùng mụn khô, không đau, không chảy máu. Sau 2 tháng điều trị con mình khỏi bệnh và dứt luôn từ đó đến giờ. Để yên tâm hơn, bạn nên đưa cháu đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tư vấn điều trị, đợt đấy con mình khám bác sĩ Nhuần nên các bạn có thể đặt lịch bác sĩ nhé

  7. Lê Trần Diệp Bích says: Trả lời

    Trong quá trình điều trị và điều trị khỏi rồi cũng vậy, mọi người nên tìm hiểu cách phòng tránh, kiêng cử thì bệnh mới nhanh khỏi được nhé, chứ không phải thuốc uống mà ăn xả láng hay không giữ gìn thì bệnh lâu khỏi và dễ tái lắm

    1. Quế Lan says: Trả lời

      Duyệt cái này luôn, ông chồng mình đã bị chàm môi vậy lại còn không kiêng khem được dẫn đến tình trạng ngày càng nặng hơn, tốn bao nhiêu tiền không khỏi, bây giờ phải chuyển sang điều trị bằng thuốc đông y, và lần này mình bắt kiêng khem cần thận không tốn bao tiền lại công cốc

    2. Tú UyênĐặng says: Trả lời

      Mọi người cố gắng ăn uống hợp lý, uống nước nhiều, uống thêm mấy loại trà thanh nhiệt như hoa cúc hay sắn dây… điều trị nhọt mụn, thải độc rất tốt, tập thêm thể dục để tăng cường sức khỏe để vi khuẩn không có cơ hội tấn công

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

chat zalo