Cách Chữa Bệnh Á Sừng Ở Tay Hiệu Quả Bằng Tây Y và Đông Y 2024

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Bệnh á sừng ở tay tuy không nguy hiểm nhưng nó gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu không điều trị hoặc điều trị sai cách, bệnh có thể tái phát, nặng lên. Vậy chữa bệnh á sừng ở tay như thế nào?

Một số điều cần biết trước khi chữa á sừng ở tay

Á sừng là một bệnh ngoài da vô cùng phổ biến. Nó có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau nhưng phổ biến nhất là đầu ngón tay, ngón chân. Sở dĩ bệnh có tên á sừng là do tình trạng tế bào sừng biệt hóa chưa chuyển hóa hết thành sừng.

Triệu chứng á sừng ở tay phụ thuộc vào thời tiết. Vào mùa Hè, bệnh nhân thường có triệu chứng da tay khô ráp, xù xì, ngứa da, đỏ da. Vào mùa Đông, khi thời tiết hanh khô, triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể bị đau đớn do đầu ngón tay bị nứt nẻ, chảy máu.

Á sừng khiến ngón tay bị nứt nẻ, bong tróc
Á sừng khiến ngón tay bị nứt nẻ, bong tróc

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra á sừng. Nhưng theo một số chuyên gia, cơ địa dị ứng và yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến bệnh.

Nếu trong gia đình bạn có bố hoặc mẹ bị á sừng thì nguy cơ mắc bệnh á sừng ở tay của bạn sẽ cao hơn. Tương tự như vậy, những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất cũng dễ mắc bệnh hơn.

Bệnh á sừng ở tay ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Do vậy, điều trị sớm á sừng sẽ giúp cải thiện sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Cách chữa bệnh á sừng ở tay hiệu quả

Khi chữa á sừng ở tay, các bác sĩ thường tập trung vào các mục tiêu cải thiện triệu chứng. Người bệnh có thể dùng thuốc bôi, uống và các loại thảo dược để tránh bệnh tái phát.

á sừng ngón tay
Có nhiều phương pháp chữa á sừng ở tay

Chữa á sừng ở tay bằng Tây y

Thông thường, khi bị bệnh á sừng ở tay, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng một số loại thuốc bôi ngoài da kết hợp với thuốc uống.

Thuốc bôi chữa á sừng

Nhóm thuốc bôi trị á sừng ở tay điển hình là thuốc bôi bạt sừng acid salycilic hoạt các loại kem chứa hoạt chất corticoid nhằm giảm viêm. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc điều hòa miễn dịch để giảm các phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, thuốc bôi chống nấm nếu á sừng ở tay có nhiễm nấm, thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm trùng thứ phát…

Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc vì chúng có thể gây hoại tử da. Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng thuốc hoặc kem bôi, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia.

Thuốc bôi á sừng
Người bệnh có thể dùng thuốc bôi khi bị á sừng ở bàn tay

Thuốc uống chữa á sừng ở tay

Ngoài các loại thuốc bôi, khi bị á sừng ở tay, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thêm thuốc uống để tăng hiệu quả điều trị. Các loại thuốc uống thường được sử dụng để điều trị á sừng ở tay là:

  • Thuốc kháng histamin: Không chỉ điều trị dị ứng, nó cũng giúp cải thiện triệu chứng ngứa do á sừng ở tay hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây buồn ngủ, chóng mặt… do vậy, nó có thể gây bất tiện khi thực hiện công việc cần sự tập trung cao độ hoặc lái xe.
  • Thuốc chứa hoạt chất corticoid: Bên cạnh những chế phẩm dạng bôi, bác sĩ có thể chỉ định dùng corticoid đường uống nếu bạn bị á sừng ở tay nặng.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da do á sừng.
Thuốc Tây chữa á sừng
Thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da do á sừng
  • Thuốc giảm đau: Thuốc được sử dụng khi á sừng ngón tay gây nứt nẻ, chảy máu đầu ngón tay và khiến người bệnh đau đớn.

Nhìn chung, các phương pháp điều trị bằng Tây y thường cho hiệu quả nhanh chóng. Người bệnh có thể nhận thấy tình trạng bệnh giảm sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, các loại thuốc Tây có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Do vậy, người bệnh có thể tham khảo bác sĩ về cách chữa á sừng ở tay bằng Đông y. 

Chữa á sừng ở tay bằng Đông y

Hiện nay, nhiều người lựa chọn các bài thuốc trong Đông y để chữa á sừng ở tay. Ưu điểm của phương pháp điều trị này là ít tốn kém và thường không có tác dụng phụ.

Theo Đông y, bệnh á sừng hình thành khi cơ thể bị phong hàn xâm nhập và hoạt động của gan, thận yếu. Do vậy, để chữa bệnh á sừng ở tay, các thầy thuốc thường dùng các bài thuốc để điều trị vào căn nguyên gây bệnh.

Thuốc Đông y chữa á sừng
Thảo dược Đông y giúp điều trị căn nguyên gây á sừng

Thuốc Đông y dạng uống chữa bệnh á sừng ở tay

Dưới đây là một số bài thuốc chữa á sừng ở tay hiệu quả đã được nhiều người kiểm chứng:

  • Bài thuốc 1: Dùng 12gr huyền sâm, sinh địa, hà thủ ô, hỏa ma nhân để sắc uống mỗi ngày. Nên uống vào buổi tối khi thuốc còn ấm.
  • Bài thuốc 2: Rau má, kinh giới, ké đầu ngựa, xích hồng, trinh nữ, bạc sau, thổ phục, kim ngân, khổ sâm, đơn đỏ, vỏ gạo, mỗi loại 12gr, sắc lấy nước uống 2 lần sáng, tối.

Thuốc Đông y dạng bôi chữa bệnh á sừng ở tay

Ngoài 2 bài thuốc uống trên, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc Đông y để ngâm tay.

  • Bài thuốc 1: Dùng một nắm nhỏ hỏa tiêu, khô phàn, dã cúc hoa, phác tiêu đun lên. Khi thấy nước thay đổi màu sắc thì tắt bếp. Để nguội và ngâm tay bị á sừng mỗi ngày 1 lần. Nên thực hiện 7 – 10 ngày để cảm nhận hiệu quả.
  • Bài thuốc 2: Khô phàn, xuyên tiêu (mỗi loại 120gr), cúc hoa dại (240gr), phác tiêu (500gr). Thực hiện giống như bài thuốc 1. Nếu bị á sừng ở tay nặng thì cần phải ngâm 2 lần mỗi ngày.

Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng khi áp dụng các loại thuốc Đông y chữa bệnh á sừng ở tay, người bệnh cần kiên trì. Những loại thuốc Đông y thường có tác dụng chậm. Sau khi dùng thuốc 1 – 3 tháng người bệnh mới cảm nhận được sự thay đổi. Thêm vào đó, người bệnh thường tốn nhiều thời gian trong khâu sắc thuốc.

Chữa á sừng bằng Đông y
Điều trị á sừng ở tay bằng Đông y cần nhiều thời gian hơn

Những mẹo đơn giản giúp chữa á sừng ở tay

Khi mắc bệnh á sừng ở tay, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp dân gian chữa á sừng ở tay. 

Dưới đây là các loại thảo dược giúp giảm á sừng ở tay và đầu ngón tay:

  • Trầu không: Trầu không có tính kháng khuẩn nên nó giúp giảm á sừng ở tay hiệu quả. Bạn có thể chọn lá trầu không già, rửa sạch sau đó xay nhuyễn vắt lấy nước. Bôi nước cốt lá trầu không lên vùng da tay bị á sừng. Nên thực hiện liên tiếp 3 – 4 tuần. Tham khảo thêm Hướng Dẫn Chữa Á Sừng Bằng Lá Trầu Không Đơn Giản, Hiệu Quả
Trầu không chữa á sừng
Trầu không giảm á sừng ở tay hiệu quả 
  • Trà xanh: Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh nên nó giúp cải thiện hiệu các triệu chứng á sùng. Bạn có thể lấy lá trà xanh vò nát, sau đó đắp lên vùng da mắc bệnh. Ngoài ra ngâm tay bằng nước trà xanh hàng ngày cũng là cách giảm á sừng ở tay đơn giản.
  • Tỏi: Allicin trong tỏi có hoạt tính kháng sinh nên nó giúp giảm viêm hiệu quả. Bạn có thể giã nát tỏi, sau đó đắp lên vùng da tay bị á sừng.

Lưu ý khi chữa á sừng ở tay để bệnh không tái phát

Bệnh á sừng rất dễ tái phát nếu người bệnh có chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Dưới đây là những lưu ý người mắc á sừng ở tay nên thực hiện để bệnh không nặng thêm:

Lưu ý khi điều trị á sừng
Nên hạn chế dùng hóa chất tẩy rửa khi bị á sừng
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: Các loại hóa chất chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa bát. Nếu nhất thiết phải tiếp xúc nên đeo găng tay.
  • Nên hạn chế rửa tay: Rửa tay nhiều lần có thể làm khô da và khiến á sừng nặng hơn. Tốt nhất, người bệnh nên hạn chế dùng các sản phẩm có chứa nhiều chất phụ gia.
  • Giữ ẩm cho da: Da khô thiếu nước khiến á sừng ở tay nặng hơn. Vì thế, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày để cấp nước cho da.
  • Hạn chế gãi: Gãi nhiều có thể gây tổn thương da, thậm chí là nhiễm trùng. Do vậy, bạn tuyệt đối không gãi hoặc chà xát khi tay bị á sừng.
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Bạn nên tránh một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng và các chất kích thích. Vì chúng có thể khiến bệnh khiến á sừng ở tay nặng lên.

Trên đây là thông tin cần biết và cách chữa bệnh á sừng ở tay bằng Đông y và Tây y. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác da liễu để được chẩn đoán xác định tình trạng bệnh và hướng dẫn điều trị phù hợp. 

Cập nhật lúc 15:10 - 15/02/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo