9 Công Thức Chữa Mụn Nhọt Bằng Lá Cây Đơn Giản, Hiệu Quả

Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Chữa mụn nhọt bằng lá cây là phương pháp dân gian trị bệnh ngoài da có từ xa xưa. Với công dụng tốt, an toàn và lành tính cho da, phương pháp này rất được ưa chuộng. Chỉ bằng 9 loại lá đơn giản, dễ kiếm trong vườn nhà, bạn có thể loại bỏ những nốt mụn nhọt dễ dàng.

9 loại lá cây giúp chữa mụn nhọt nhanh chóng
9 loại lá cây giúp chữa mụn nhọt nhanh chóng

Cách trị mụn nhọt bằng dân gian dùng lá diếp cá

Lá diếp cá được coi là vị thuốc quý trong Đông y, được sử dụng trong rất nhiều công thức trị bệnh. Diếp cá có vị chua, mùi tanh, tính mát. Công dụng của diếp cá giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm và giảm sưng hiệu quả.

Lá diếp cá tiêu viêm, kháng khuẩn tốt cho da
Lá diếp cá tiêu viêm, kháng khuẩn tốt cho da

Vì vậy, diếp cá được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc ngoài da, đặc trị mụn nhọt rôm sảy, mẩn ngứa rất tốt. Không chỉ trong y học dân gian mà trong các nghiên cứu hiện đại, người ta đã chứng minh được rau diếp cá rất hữu hiệu trong việc kháng khuẩn, nâng cao sức đề kháng cho làn da.

Cách chữa mụn nhọt bằng lá cây diếp cá:

  • Bước 1: Lấy một nắm nhỏ lá rau diếp cá, rửa sạch.
  • Bước 2: Giã nát rau diếp cá, có thể bỏ thêm vài hạt muối tinh.
  • Bước 3: Trước khi đi ngủ, bạn rửa sạch vùng da bị mụn nhọt và đắp rau diếp cá lên, băng lại và để qua đêm.

Đọc thêm: 11 Cách Trị Mụn Bằng Rau Diếp Cá Đơn Giản Mà Hiệu Quả 2022

Lá trầu không trị mụn nhọt

Bị nhọt đắp lá gì? Lá trầu không không chỉ được dùng để ăn trầu mà còn là một nguyên liệu trị bệnh quý được áp dụng phổ biến. Trong Đông y, trầu không là vị thuốc có tính ấm, cay nồng và mùi thơm hắc. Vì vậy, trầu không được sử dụng để trị nhiều vấn đề về da như hắc lào, mề đay, ngứa, ghẻ và đặc biệt trị mụn nhọt rất tốt.

Trong Tây y, trầu không được ví như một loại “kháng sinh tự nhiên”, giúp kháng lại một số loại vi khuẩn, virus. Điều này đã được chứng minh bằng nhiều con số và nghiên cứu cụ thể. Với những người bị mụn nhọt, ngoài việc loại bỏ những vi khuẩn, trầu không còn hỗ trợ làm lành các vết thương nhanh chóng hơn.

Để trị mụn nhọt bằng lá trầu không, bạn có thể tham khảo một trong các công thức sau:

  • Công thức 1: Chuẩn bị vài lá trầu không tươi rửa sạch và cho vào cốc, đổ nước sôi vào cốc và để khoảng 15 phút. Bạn sử dụng nước này để rửa vùng da bị mụn nhọt ngày khoảng 2-3 lần.
  • Công thức 2: Bạn sử dụng lá trầu không cùng với lá thồm lồm, hoa dâm bụt, giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt khoảng 15 phút rồi rửa sạch.

Trị mụn nhọt bằng lá sen

Bị mụn nhọt đắp lá gì? Bạn có thể sử dụng lá sen để loại bỏ những nốt mụn nhọt gây ngứa ngáy, khó chịu. Theo y học cổ truyền, lá sen có vị chát, khả năng giảm viêm tốt nên được sử dụng trị mụn nhọt an toàn, hiệu quả.

Lá sen giúp trị mụn nhọt an toàn, hiệu quả
Lá sen giúp trị mụn nhọt an toàn, hiệu quả

Cách trị mụn nhọt dân gian bằng lá sen được làm như sau: 

  • Bước 1: Sử dụng phần cuống của lá sen mang đi sắc lấy nước và dùng để lau vùng da bị mụn nhọt.
  • Bước 2: Lá sen rửa sạch giã thật nhuyễn cùng với cơm nếp, đắp lên vùng da bị mụn nhọt mỗi ngày một lần.

Xem thêm: Bị mụn nhọt kiêng ăn gì? Nên ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia!

Lá cây đinh lăng trị mụn nhọt nhanh chóng

Theo các nghiên cứu, trong lá đinh lăng có chứa các chất kháng viêm như methionin và cystein nên khi sử dụng để trị mụn nhọt sẽ giảm sưng và ngăn chặn nguy cơ bị viêm nhiễm. Lượng vitamin dồi dào có trong lá đinh lăng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho da, hạn chế mụn nhọt quay trở lại.

Lá đinh lăng là cây trị mụn nhọt được nhiều người áp dụng. Với khả năng oxy hóa mạnh, đinh lăng sẽ giúp các vết sẹo thâm sau khi bị mụn nhọt mờ nhanh chóng, da được phục hồi hơn. Sử dụng lá đinh lăng để làm sạch da còn giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn vô cùng tốt.

Cách trị mụn nhọt từ lá đinh lăng:

  • Bước 1: Lựa chọn lá đinh lăng tươi loại lá bánh tẻ, rửa sạch.
  • Bước 2: Giã thật nhuyễn lá đinh lăng cho thêm vài hạt muối tinh.
  • Bước 3: Rửa sạch vùng da bị mụn nhọt và đắp hỗn hợp lá đinh lăng lên da.
  • Bước 4: Rửa lại bằng nước mát.

Lưu ý: Bạn nên áp dụng công thức này vào buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi ngày một lần. Một liệu trình điều trị khoảng 2 tháng, bạn nên kiên trì để thấy được hiệu quả rõ rệt.

ĐỌC THÊM: [Tổng Hợp] 14 Cách Trị Mụn Nhọt Hiệu Quả Bất Ngờ 2022

Cách chữa mụn nhọt bằng lá cây và hoa dâm bụt

Mụn nhọt đắp lá gì? Bạn có thể tham khảo lá cây và hoa của dâm bụt để chữa trị. Theo y học cổ truyền, dâm bụt có tính bình, vị ngọt, không độc, trị lở ngứa và sưng đau rất tốt. 

Chữa mụn nhọt bằng lá cây dâm bụt và hoa dâm bụt
Chữa mụn nhọt bằng lá cây dâm bụt và hoa dâm bụt

Cách trị mụn bằng dâm bụt: Bạn lấy lá và hoa cây dâm bụt rửa sạch và giã nát, trộn với mật ong và đắp lên vùng da bị mụn nhọt. Sau khi thấy hỗn hợp khô lại thì bạn lấy ra, bạn nên thực hiện mỗi ngày một lần để thấy được hiệu quả tốt nhất.

Trị mụn nhọt bằng lá mồng tơi

Không chỉ là loại rau ăn tốt cho sức khỏe, mồng tơi còn được nghiên cứu và chứng minh có khả năng trị được nhiều bệnh ngoài da, điển hình là mụn nhọt. Trong Đông y, mồng tơi có vị ngọt, lành tính, không độc và có khả năng thanh nhiệt, giải độc, làm mát. 

Chất nhầy trong mồng tơi có tên khoa học là Pectin còn có công dụng sát khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm. Nhờ vậy, mồng tơi được ưa chuộng để trị mụn nhọt.

Cách áp dụng:

  • Bước 1: Sử dụng vài lá mồng tơi, rửa sạch và giã nhỏ, không cần cho thêm nước.
  • Bước 2: Đắp mồng tơi lên vùng da bị mụn nhọt, ngày thực hiện 2-3 lần.

Đọc thêm: Mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao, xử lý như thế nào đảm bảo an toàn?

Lá sài đất trị mụn nhọt

Theo y học cổ truyền sài đất là cây có vị ngọt, lá có vị chua, tính mát và thanh nhiệt, tiêu độc tốt. Lá đắp mụn nhọt bằng Sài đất còn được coi là dược liệu có khả năng kháng viêm rõ rệt nên rất thích hợp để điều trị các vấn đề rôm sảy.

Lá sài đất là vị thuốc trị các bệnh ngoài da phổ biến trong Đông y
Lá sài đất là vị thuốc trị các bệnh ngoài da phổ biến trong Đông y

3 công thức trị mụn nhọt bằng lá sài đất:

  • Công thức 1: Sử dụng khoảng 50gr lá sài đất khô sắc lấy nước và uống, ngày sử dụng 2 lần.
  • Công thức 2: Sử dụng lá sài đất tươi giã nát và đắp lên vùng da bị mụn nhọt.
  • Công thức 3: Nếu mụn nhọt đang ở giai đoạn viêm và sưng tấy, bạn dùng 100g sài đất tươi sắc với nước, thêm đường và uống ngày 2 lần.

Cách chữa mụn nhọt bằng lá cây chua me đất

Lá gì đắp mụn nhọt? Lá cây chua me đất là một vị thảo dược có vị chua, tính hàn, có thể dùng làm rau ăn hoặc làm dược liệu. Với khả năng chống viêm, thanh nhiệt giải độc hiệu quả, lá chua me đất được bào chế trong các công thức trị mụn được nhiều người ưa chuộng.

Các thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 1 nắm nhỏ lá cây chua me đất, rửa sạch sau đó cho vào cối giã nát và hơ nóng.
  • Bước 2: Đắp thuốc lên vùng da bị mụn nhọt ngày 2 lần để trị mụn nhọt nhanh chóng nhất.

Nha đam – trị mụn nhọt và làm dịu da

Nha đam có chứa lượng lớn glycoprotein để chữa lành tổn thương trên da, glycerin giúp diệt vi khuẩn. Nha đam có tính mát nên dùng để làm dịu da nhanh, bạn có thể sử dụng loại cây này để loại bỏ tình trạng mụn nhọt.

Sử dụng nha đam để trị mụn nhọt và làm dịu da
Sử dụng nha đam để trị mụn nhọt và làm dịu da

Cách thực hiện: Lấy vài nhánh nha đam, lột bỏ vỏ, sử dụng phần gel bên trong để đắp lên vùng da bị mụn nhọt. Bạn cần kiên trì thực hiện hàng ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Đọc thêm: 13 Cách Dùng Nha Đam Trị Mụn Mà Các Chị Em Nên Biết

Những lưu ý khi áp dụng cách chữa mụn nhọt bằng lá cây

Khi sử dụng các loại lá cây để loai bỏ tình trạng mụn nhọt, bạn cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không cạy mụn làm tổn thương và nhiễm trùng da.
  • Rửa sạch và vệ sinh da trước khi sử dụng các công thức.
  • Nếu thấy da bị ngứa nhiều hơn, châm chích hoặc đỏ rát thì cần ngưng ngay, đặc biệt lưu ý khi  mọc mụn nhọt ở mặt.
  • Các liệu pháp điều trị mụn nhọt từ thiên nhiên cần có thời gian để thấy được hiệu quả, vì vậy bạn cần kiên trì.
  • Trong thời gian điều trị bạn cần bảo vệ da, tránh để bị bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập.

Trên đây là các cách trị mụn nhọt bằng lá cây bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Với 9 loại lá cây dễ kiếm trong vườn nhà, bạn có thể áp dụng để sớm loại bỏ những nốt mụn gây ngứa ngáy, khó chịu. Bạn đừng quên những lưu ý quan trọng để các thông thức phát huy hiệu quả tối đa.

Xem thêm: 

Cập nhật lúc 17:05 - 11/01/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo