Da Mặt Bị Ngứa Và Sần Sùi: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả 2024

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Khuôn mặt chính là điểm thu hút tạo thiện cảm với những người xung quanh, đối diện. Do vậy, dù là một vết xước hay dị ứng nhỏ trên mặt cũng làm chúng ta lo lắng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người bệnh mắc phải bệnh lý da mặt bị ngứa và sần sùi. Vậy nguyên nhân của căn bệnh và cách chữa trị như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Nguyên nhân gây nên tình trạng da mặt bị ngứa và sần sùi

Da mặt bị ngứa và sần sùi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là nguyên nhân từ bên ngoài môi trường, mỹ phẩm độc hại hay do chính sự biến đổi khác thường trong cơ thể người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng da mặt sần sùi ngứa rát:

Da mặt ngứa sần sùi nguyên nhân do đâu?
Da mặt ngứa sần sùi nguyên nhân do đâu?

Dị ứng với mỹ phẩm

Mỹ phẩm là một sản phẩm chăm sóc sắc đẹp không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Vùng da mặt là khu vực da được chú ý chăm sóc nhiều nhất. Do đó, chúng được sử dụng nhiều loại mỹ phẩm với vô số công dụng từ dưỡng da cho đến làm trắng, làm mịn, se khít lỗ chân lông… Sử dụng từ phấn nền, phấn hồng cho đến kem nền, sữa rửa mặt đến kem chống nắng… Những sản phẩm này nếu là hàng chất lượng và sử dụng đúng cách thì rất tốt cho da.

Tuy nhiên, với những ai lạm dụng hay sử dụng phải mỹ phẩm kém chất lượng sẽ làm da mặt bị kích thích. Từ đó làm xuất hiện tình trạng da mặt nổi sần đỏ và ngứa ngáy khó chịu.

Da mặt dị ứng thời tiết

Thời tiết cũng là một tác nhân gây nên tình trạng da mặt bị ngứa và nổi sần. Khi thời tiết thay đổi thì khả năng tự bảo vệ, hệ thống bảo vệ da sẽ thấp, dưới tác động của nắng, gió, mưa thì da mặt bị tổn thương khá nặng. Nếu không xử lý kịp thời bệnh khi ở giai đoạn mới thì tình trạng ngứa nổi sần sẽ nhanh chóng lây sang các vùng da khác như cổ, ngực, tay, bụng…

Dị ứng thời tiết cũng là nguyên nhân gây hiện tượng này
Dị ứng thời tiết cũng là nguyên nhân gây hiện tượng này

Da mặt dị ứng với các yếu tố dị nguyên

Yếu tố dị nguyên trước hết được hiểu là các yếu tố có kích thước nhỏ gây ảnh hưởng đến da mặt như phấn hoa, lông thú, bụi, mạt bụi… Đây được xem là tập hợp các chất dễ gây nên tình trạng dị ứng cho vùng da mặt nhất.

Nếu da mặt tiếp xúc thời gian lâu với các yếu tố dị nguyên thì da sẽ bị mẩn đỏ, ngứa, nổi các nốt sần sùi… Từ đó, gây nên tình trạng khó chịu, bứt rứt cho người bệnh.

Da mặt dị ứng với thực phẩm

Thực phẩm cũng được xếp vào nhóm các chất dễ gây dị ứng cho da, nhất là gây nên tình trạng da mặt bị ngứa và sần sùi. Một số nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng khi sử dụng như hải sản, các loại quả, đậu phộng, chất phụ gia… Tác hại là vùng da mặt bị ngứa nổi đỏ, khó chịu và gây nên tình trạng sần sùi vùng da mặt.

Ngứa mặt do dị ứng thực phẩm
Ngứa mặt do dị ứng thực phẩm

Bên cạnh các triệu chứng xuất hiện trên vùng da mặt thì người bệnh khi dị ứng với thực phẩm còn dễ dàng gặp phải các trường hợp như: Đau đầu, sổ mũi, buồn nôn, giảm huyết áp hoặc ngộ độc thực phẩm.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ yếu được phân tích ở trên, thì da mặt sần sùi ngứa rát còn có nhiều nguyên nhân khác gây nên. Một số nguyên nhân phụ, ít người gặp phải như da yếu dễ bị dị ứng, môi trường làm việc ô nhiễm. Da mặt thường xuyên phải tiếp xúc với khói, bụi ô nhiễm hay do cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ mà nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể lại không đủ…

Da mặt bị ngứa và sần sùi có nguy hiểm không?

Da mặt bị ngứa nổi sần là tình trạng da mặt bị dị ứng bởi thời tiết, môi trường, thức ăn hay do các bệnh lý liên quan khác. Hiện nay có rất nhiều người mắc căn bệnh này và tất cả cùng chung nỗi lo tác hại của căn bệnh. Mọi thắc mắc của người bệnh đều liên quan đến câu hỏi: Da mặt bị ngứa và sần sùi có nguy hiểm không?

Da mặt bị ngứa nổi mẩn có nguy hiểm không?
Da mặt bị ngứa nổi mẩn có nguy hiểm không?

Trước khi đi đến kết luận cho câu hỏi trong thì chúng ta phải tìm hiểu các triệu chứng của bệnh mới có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của căn bệnh. Da mặt bị ngứa và nổi sần là triệu chứng của căn bệnh dị ứng da mặt. Bên cạnh đó, ngứa da có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác như: Da mặt bị mẩn đỏ, ngứa, sưng phồng, nổi mề đay, nóng rát, cảm giác da mặt ngứa châm chích…

Theo các chuyên gia về da liễu nhận định, da mặt là vùng da khá mỏng, dễ bị tổn thương do các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng để tình trạng da mặt bị ngứa và sần sùi kéo dài thì có thể để lại mụn mủ, sẹo lõm, sẹo lồi. Từ đó, bề mặt da bị ảnh hưởng gây nên nhiễm trùng và ảnh hưởng đến vẻ đẹp của khuôn mặt. Bên cạnh đó, cảm giác bứt rứt, khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của người bệnh. Nguy hiểm hơn nữa là gây ra tổn thương cho mắt, lưỡi, môi và đường thở.

Từ những tác hại của bệnh da mặt nổi sần và ngứa chúng ta có thể kết luận rằng đây là căn bệnh da liễu nguy hiểm đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Do đó, để hạn chế tác hại của bệnh thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ khi da mặt xuất hiện tình trạng khác thường. Từ đó, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân bệnh và đưa ra giải pháp điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Cách điều trị da mặt ngứa và sần

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tác hại của căn bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh, vậy da mặt bị sần ngứa phải làm sao? Trước hết, để khắc phục được các triệu chứng gây bệnh cũng như là tác hại thì người bệnh cần biết nguồn căn của căn bệnh. Dựa trên nguồn căn đó, người bệnh sẽ có phương pháp điều trị hợp lý, hiệu quả nhất.

Điều trị ngứa da mặt sần sùi bằng Tây y

Phương pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả và chính xác nhất khuyến khích người bệnh nên điều trị là sử dụng các phương pháp chữa bệnh bằng Tây y. Nhất là khi bệnh đã bước sang giai đoạn nguy hiểm, da mặt bị sưng đỏ, mụn, mủ thì dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ là sự can thiệp chuẩn khoa họ. Điều này nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và bảo vệ làn da mặt.

Điều trị ngứa bằng thuốc tây y theo đơn bác sĩ
Điều trị ngứa bằng thuốc tây y theo đơn bác sĩ

Với phương pháp Tây y thì sử dụng thuốc bôi ngoài da được xem là phương pháp hàng đầu. Một số loại thuốc bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ như: Genatreson, Kedermfa, Calamine, Hydrocortisone…

Bên cạnh thuốc bôi thì không thể thiếu thuốc uống để điều trị tận gốc nguồn căn của bệnh. Trong toa thuốc của bác sĩ có một số loại thuốc người bệnh cần chú ý như: Terfenadin, Mizolastine, Acrivastin, Loratadin, Cetirizin…

Với phương pháp điều trị này, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo mọi hướng dẫn của bác sĩ và phải kiên trì điều trị. Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép hoặc sử dụng thuốc ngắt quãng, không liên tục cũng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng thuốc đem lại.

Điều trị bệnh da mặt ngứa và sần sùi bằng Đông y

Đông y cũng được biết đến là phương pháp chữa bệnh da liễu an toàn và hiệu quả, nhất là có thể sử dụng được cho trẻ nhỏ. Phương pháp chữa bệnh này quan niệm rằng nguyên căn gây bệnh là do can, tâm, phế, huyệt trong cơ thể bị hư, bị tổn thương từ đó ảnh hưởng đến da mặt. Do vậy, cần loại bỏ phong hàn, phong nhiệt, bổ khí huyết, hành khuyết mới có thể chữa bệnh khỏi.

Điều trị bằng những bài thuốc đông y
Điều trị bằng những bài thuốc đông y

Một trong những bài thuốc mang lại hiệu quả chữa bệnh cao phải kể đến Tiêu ban giải độc bao gồm Bình can hoàn và giải độc hoàn. Trong đó bình can hoàn có chứa Phòng phong, Xuyên khung, Cúc tần, Bách bộ, Diệp hạ châu, Hồng hoa, Xích đồng… Còn Giải độc hoàn thì có chứa Bồ công anh, Kim ngân hoa, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa… Hai bài thuốc này kết hợp với nhau sẽ mang đến hiệu quả chữa bệnh toàn diện, đẩy lùi được nguyên căn gây bệnh, ổn định cơ địa và ngăn chặn dị ứng da mặt quay trở lại.

Điều trị da mặt bị ngứa và sần sùi bằng các mẹo dân gian tại nhà

Căn bệnh này không phải mới xuất hiện bây giờ mà nó đã xuất hiện từ lâu, ông bà ta khi chưa có khoa học, y tế phát triển như bây giờ đã có cách chữa bệnh bằng các mẹo dân gian. Phương pháp chữa bệnh này sẽ sử dụng các dược liệu, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nhằm làm dịu cơn ngứa, làm mát da.

Những nguyên liệu được dùng chữa bệnh phổ biến như nha đam, bạc hà, dầu oliu hay bột yến mạch. Bản chất của các dược liệu, nguyên liệu này khá an toàn, ít gây kích ứng và tác dụng phụ lên da, nhất là vùng da mặt mỏng, dễ dị ứng.

Dưới đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn cách cách trị da mặt ngứa và sần sùi bằng một số nguyên liệu tự nhiên:

Dùng dầu dừa dưỡng da trị ngứa hiệu quả
Dùng dầu dừa dưỡng da trị ngứa hiệu quả
  • Sử dụng dầu dừa trị da mặt ngứa và sần sùi: Dùng dầu dừa bôi trực tiếp lên da mặt, massage nhẹ nhàng từ 5 đến 10 phút sau đó rửa mặt bằng nước sạch. Làm liên tục cho đến khi hết bệnh.
  • Sử dụng sữa chua trị bệnh: Rửa mặt thật sạch sau đó dùng sữa chua không đường bôi trực tiếp lên mặt. Massage trong vòng 20 phút, sau đó rửa mặt lại bằng nước sạch.
  • Sử dụng dung dịch nước muối: Nước muối dinh lý được đóng chai có nồng độ 0.9% dùng để rửa mặt thường xuyên, nhất là khi mới đi ngoài đường về hay tiếp xúc da mặt với môi trường ô nhiễm.
  • Sử dụng nha đam trị bệnh: Nha đam hay còn gọi là lô hội được biết đến là thảo dược chăm sóc da mặt cực kỳ tốt. Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, róc bỏ vỏ lấy phần gel bên trong. Dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên trên mặt, massage nhẹ nhàng trong vòng 20 phút, đặc biệt bôi gel nhiều ở vùng da bị sần sùi. Giữ như vậy trong vòng 20 phút rồi rửa mặt bằng nước sạch.
  • Sử dụng yến mạch: Yến mạch không chỉ được biết đến là thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe mà còn là nguyên liệu chăm sóc da cực kỳ an toàn. Chuẩn bị 1 chén yến mạch vừa đủ thoa lên vùng da mặt, hòa chén yến mạch với nước lọc tinh khiết và bôi trực tiếp lên mặt. Massage nhẹ nhàng trong vòng 5 – 10 phút sau đó rửa mặt bằng nước ấm.

Trên đây là các cách chữa trị da mặt bị ngứa và sần sùi bằng các mẹo từ thảo dược, nguyên liệu tự nhiên. Tuy bản chất là an toàn nhưng khi sử dụng người bệnh vẫn nên thận trọng. Đặc biệt không nên sử dụng khi da mặt đã có dịch mủ, trường hợp này nên đến bác sĩ thăm khám kịp thời để chữa trị nhanh chóng.

Những lưu ý khi da mặt bị ngứa và sần sùi

Bên cạnh sử dụng các phương pháp chữa bệnh nêu trên thì việc chú ý đến cách chăm sóc da mặt cũng là yêu cầu bắt buộc đối với người bệnh. Một số lưu ý người bệnh cần chú ý như:

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có được tư vấn tốt nhất
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có được tư vấn tốt nhất
  • Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, không tự ý điều trị tại nhà
  • Cung cấp nhiều dưỡng chất mát, chất xơ cho cơ thể như rau xanh, hoa tươi, vitamin, các chất khoáng. Hạn chế sử dụng dầu mỡ, chất nóng, đồ chiên dầu…
  • Vệ sinh da mặt đúng cách, sử dụng sữa rửa mặt dược liệu tự nhiên. Hạn chế dùng mỹ phẩm khi da mặt bị tổn thương
  • Không dùng tay gãi trực tiếp lên da mặt, tránh da mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, môi trường ô nhiễm
  • Thăm khám bác sĩ thường xuyên.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp đến cho các bạn những thông tin cần biết về căn bệnh da mặt bị dị ứng và ngứa. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả, giúp bạn lấy lại làn da mặt trắng hồng, mịn màng.

Tìm hiểu ngay:

Cập nhật lúc 15:14 - 15/02/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo