Đầu Ngón Tay Bị Ngứa Nổi Mụn Nước: Nguyên Nhân Và Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Đầu ngón tay bị ngứa nổi mụn nước là nguyên nhân của rất nhiều loại bệnh. Tình trạng này có thể kéo dài từ 3 đến 4 tuần và gây cho người bệnh cảm giác đau và ngứa rát. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn về những nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này.

Nguyên nhân gây đầu ngón tay bị ngứa nổi mụn nước

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân chính xác gây ra đầu ngón tay nổi mụn nước ngứa. Tuy nhiên, các bác sĩ, chuyên gia cho biết rằng tình trạng ngứa da này có thể liên quan đến vấn đề rối loạn da, như bệnh chàm hoặc bệnh tổ đỉa.

Nguyên nhân khiến đầu ngón tay bị ngứa nổi mụn
Nguyên nhân khiến đầu ngón tay bị ngứa nổi mụn

Ngoài ra, các tình trạng của một số loại dị ứng hoặc bệnh hen suyễn cũng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Dưới đây một số tác nhân có thể làm tăng nguy cơ ngứa đầu ngón tay có mụn nước:

  • Cơ địa nhạy cảm: Đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Nhiều người cơ địa nhạy cảm sẽ có nguy cơ bị mẩn ngứa khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Điều đó sẽ làm gia tăng khả năng bị ngứa đầu ngón tay và nổi mụn.
  • Viêm da dị ứng: Đa số những người có tiền sử đã từng bị mắc bệnh viêm da dị ứng thường sẽ dễ mắc bệnh ngứa ngón tay và có mụn nước hơn những người bình thường.
  • Căng thẳng đầu óc: Bị ngứa ở đầu ngón tay, ngứa các đầu ngón chân là một trong những triệu chứng của căng thẳng đầu óc mang lại.
  • Phơi nhiễm kim loại: Trong môi trường làm việc, bệnh nhân thường phải tiếp xúc trực tiếp với các kim loại như niken, coban… Đây sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng bị ngứa đầu ngón chân, ngứa ở các đốt ngón tay và nổi mụn nước.
  • Đặc thù công việc: Nhiều người có công việc bắt buộc phải thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc làm việc và sinh hoạt trong môi trường ẩm thấp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngứa các đầu ngón tay, ngứa ngón chân.
Thường xuyên căng thẳng cũng là nguyên nhân gây bệnh
Thường xuyên căng thẳng cũng là nguyên nhân gây bệnh

Chẩn đoán bệnh đầu ngón tay bị ngứa nổi mụn nước

Ở một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ thực hiện kiểm tra các triệu chứng bên ngoài để chẩn đoán về các loại bệnh. Do các triệu chứng nổi mụn nước ngứa ở đầu ngón tay khác hoàn toàn so với các loại bệnh về viêm da khác. Do đó, trong nhiều trường hợp, bác sĩ cũng sẽ đề nghị bệnh nhân làm xét nghiệm. 

Thăm khám và làm các xét nghiệm tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị bệnh
Thăm khám và làm các xét nghiệm tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị bệnh

Một số loại xét nghiệm:

  • Sinh thiết da: Đây là xét nghiệm lấy một mẩu da ở tay để thực hiện việc kiểm tra trong xét nghiệm. Việc sinh thiết da có thể sẽ phát hiện và loại trừ được một số nguyên nhân gây ra bệnh đầu ngón tay bị ngứa nổi mụn nước như nhiễm khuẩn, nấm.
  • Xét nghiệm dị ứng da: Đây là xét nghiệm sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định nếu nghi ngờ rằng bệnh nhân bị ngứa 10 đầu ngón tay do các tác nhân dị ứng gây nên.

Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG CÓ TRIỆU CHỨNG VIÊM DA CƠ ĐỊA NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Các phương pháp điều trị bệnh ngứa đầu ngón tay ngón chân

Bị ngứa đầu ngón chân tay sẽ tạo cảm giác đau và ngứa dữ dội cho bệnh nhân. Tình trạng đầu ngón chân, đầu ngón tay bị sưng và ngứa có thể sẽ tái phát, diễn ra trong nhiều năm liên tiếp nếu bệnh nhân không có các phương pháp điều trị thích hợp.

Dưới đây là một số cách điều trị bệnh đầu ngón tay bị ngứa nổi mụn nước:

Thay đổi chế độ ăn uống cho hợp lý

Chế độ ăn uống của bạn sẽ có xu hướng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của cơ thể bạn, đặc biệt là sức khoẻ làn da. Chính vì thế, để có thể cải thiện được tình trạng bị tê ngứa đầu ngón tay và sưng ngứa đầu ngón chân, người bệnh cần tích cực thay đổi thói quen ăn uống sao cho hợp lý.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Do các kim loại có khả năng gây dị ứng và dẫn đến nguy cơ đầu ngón tay sưng ngứa, bị ngứa các đầu ngón chân như niken và coban, nên bệnh nhân cần phải tránh các thực phẩm chứa nhiều chất này.

Các loại thực phẩm chứa niken và coban gồm có:

  • Hạt và quả hạch
  • Sữa đậu nành nguyên chất
  • Socola hoặc bột ca cao
  • Thực phẩm đóng gói sẵn nhiều chất bảo quản
  • Yến mạch, lúa mì, mầm lúa mì, lúa mạch
  • Măng tây, bông cải xanh
  • Rau chân vịt
  • Chuối và lê

Ngoài ra, người bệnh có thể điều trị bệnh ngứa đầu ngón tay khi trời lạnh, ngứa đầu ngón chân khi trời lạnh bằng cách bổ sung các thành phần chứa vitamin A vào trong chế độ ăn uống của mình. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia về dinh dưỡng trước khi xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý cho bản thân mình.

Điều trị bệnh ngứa đầu ngón tay nổi mụn nước tại nhà

Bệnh nhân có thể giảm ngứa và đau rát bằng cách ngâm tay, chân trong chậu nước mát hoặc chườm lạnh bằng đá. Nếu bạn lựa chọn cách chườm lạnh, hãy bọc một viên đá trong túi chườm để ngăn ngừa và tránh việc da bị bỏng lạnh. Bệnh nhân có thể thực hiện việc chườm lạnh mỗi lần 15 phút, từ 2 đến 4 lần/ ngày để làm giảm cơn ngứa tức thì.

Ngâm tay với nước muối loãng
Ngâm tay với nước muối loãng

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể tự điều trị bằng các phương pháp dân gian như:

  • Điều trị bằng muối hột: Do muối có tính sát khuẩn rất cao, nên muối là liệu pháp được rất nhiều người sử dụng để tự điều trị ngứa đầu ngón tay và chân. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể sẽ khiến bạn cảm thấy đau rát một chút. Bạn cần tiến hành nặn hết mụn nước ra, sau đó lấy muối hột sát trực tiếp lên vết thương. Thực hiện từ 2 đến 3 lần một ngày sẽ cho bạn kết quả tích cực.
  • Điều trị bằng nha đam: Trong thành phần của cây nha đam có chứa hoạt chất kháng khuẩn rất cao. Điều đó sẽ giúp cho các triệu chứng viêm nhiễm giảm thiểu tối đa. Ngoài ra, gel nha đam còn giúp bệnh nhân giảm đi các triệu chứng ngứa rát hiệu quả. Vì thế, bất kể khi nào bị ngứa, người bệnh có thể sử dụng gel nha đam để điều trị.
  • Điều trị bằng giấm táo: Trong thành phần của giấm táo có chứa axetic giúp chống viêm nhiễm hiệu quả. Giấm táo còn giúp bạn cải thiện được tình trạng ngứa rát do triệu chứng ngứa đầu ngón tay, ngứa đầu ngón chân cái gây nên. Người bệnh tiến hành pha trộn giữa nước và giấm táo theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, các bạn sử dụng tăm bông để thoa hỗn hợp trên lên những ngón tay, ngón chân bị ngứa do mụn nước gây ra. 
  • Điều trị bằng tinh dầu tràm trà: Người bệnh có thể pha loãng tinh dầu tràm trà với chút nước sạch. Sau đó, các bạn thoa hỗn hợp này lên những đầu ngón tay, ngón chân bị ngứa. Hoặc người bệnh cũng có thể nặn mụn nước ra rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện hằng ngày phương pháp này sẽ giúp bạn có được hiệu quả tốt nhất.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

- Giám đốc chuyên môn Trung tâm da liễu đông y Việt Nam

- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh

Triệu chứng của bạn?

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Tuỳ vào từng mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn cho bệnh nhân những loại thuốc phù hợp.

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị đầu ngón tay bị ngứa nổi mụn nước
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị đầu ngón tay bị ngứa nổi mụn nước
  • Corticosteroid: Đây là một trong những loại thuốc mỡ có khả năng điều trị các mụn nước gây ra ngứa các đầu ngón tay, ngón chân. Người bệnh cũng có thể đẩy nhanh quá trình điều trị bằng cách băng bó vết thương lại sau khi bôi thuốc.
  • Thuốc kháng sinh: Đây là những nhóm thuốc có tác dụng phòng chống nhiễm trùng da khi da có nguy cơ bị nhiễm trùng mức độ nặng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Protopic hay Elidel là nhóm dành cho những người không muốn sử dụng thuốc Steroid. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng.

Điều trị bằng Đông y

Đông y có rất nhiều các bài thuốc để điều trị bệnh ngứa đầu ngón tay, chân do mụn nước gây ra.

Sử dụng thuốc đông y trong điều trị bệnh
Sử dụng thuốc đông y trong điều trị bệnh

Bài 1: Bài thuốc ngâm rửa

  • Lấy lá móng tay cùng với lá tô mộc sắc đặc với nước. Sau đó người bệnh sử dụng để ngâm rửa tay, chân hỗ trợ điều trị rất tốt.
  • Lấy hoàng cầu, thương nhĩ, phù bình và khổ sâm sắc đặc với nước. Sau đó người bệnh sử dụng để ngâm rửa tay và chân mỗi ngày.

Bài 2: Bài thuốc bôi ngoài

  • Sử dụng cây và lá mỏ quạ đem lên nồi nấu thành cao sau đó thoa đều lên vùng da bị tổn thương, mỗi ngày 2 lần.
  • Sử dụng ô tặc cốt, thanh đại, bằng sa và phèn phi giã nhuyễn thành bột mịn sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương rồi đem đi rửa sạch.

Đối với các tình trạng da liễu, nếu chỉ tác động một phía khó đem đến hiệu quả toàn diện, triệt để bệnh dễ tái phát sau một thời gian điều trị. Tình trạng ngứa ngáy, viêm da không chỉ khởi phát do những tác nhân bên ngoài, thực tế gốc rễ của bệnh nằm ở sự suy yếu của hệ thống miễn dịch, cơ quan tạng phủ khiến sức khỏe làn da suy yếu, ngoại tà dễ xâm nhập… Từ đó hình thành nên các phản ứng viêm ngứa, khô rát, mụn nước…

Để điều trị dứt điểm, bài thuốc cần cơ chế tác động toàn diện từ căn nguyên đến triệu chứng. Ở thời điểm hiện tại, liệu trình nam dược Nhất Nam An Bì Thang của Trung tâm da liễu đông y Việt Nam có thể làm tốt được điều này. 

Nhất Nam An Bì Thang là bài thuốc điều trị viêm da gây nổi mụn nước theo hai mũi nhọn: TIÊU ĐỘC DƯỠNG BÌ – CÂN BẰNG MIỄN DỊCH. Bài thuốc không chỉ xử lý tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy trên da mà còn ổn định cơ địa người bệnh, giải quyết các nguyên nhân gây bệnh bên trong cơ thể, hạn chế nguy cơ tái phát.

XEM THÊM: VTV2 “Vì sức khỏe người Việt” giới thiệu bài thuốc quý trị viêm da Nhất Nam An Bì Thang

Để đảm bảo hiệu quả điều trị nhanh chóng và toàn diện, chuyên gia tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam đã ứng dụng phác đồ điều trị KIỀNG BA CHÂN với Nhất Nam An Bì Thang. Liệu trình điều trị đi theo ba giai đoạn:

  • Điều trị triệu chứng: Các thảo dược như Kim ngân, liên kiều, xuyên khung, bạch thược với công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm lành vết thương được sử dụng để điều trị nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Độc tố tích tục dưới da lâu ngày gây nên tình trạng ngứa ngát, sưng viêm, bài thuốc sẽ loại bỏ hết những vấn đề này trên da. 
  • Điều trị căn nguyên: Tình trạng da liễu gây nên do hệ thống miễn dịch suy giảm, tỳ can hư yếu, da không đủ dưỡng chất trở nên nhạy cảm, dễ viêm nhiễm trước tác động của dị vật. Bài thuốc cung cấp các vị thuốc bổ nhằm phục hồi chức năng tạng phủ. Tùy vào tình trạng bệnh sẽ linh hoạt sử dụng bài thuốc nhỏ đảm bảo mang đến hiệu quả tốt và nhanh chóng. 
  • Điều trị dự phòng: Giai đoạn quan trọng hạn chế tình trạng tái phát, duy trì hiệu quả bền vững. Cân bằng hệ thống miễn dịch, thúc đẩy hoạt động đúng cách hạn chế viêm, ngứa ngáy, mẫn cảm. Các loại thảo dược sử dụng như đương quy, nhân sâm, sa sâm, mạch môn… giúp bổ thận, bổ khí huyết. 

Nhất Nam An Bì Thang sử dụng các loại thảo dược được nghiên cứu chuyên sâu về dược tính, có khả năng điều trị các vấn đề ngoài da và chăm sóc sức khỏe tổng thể. Mỗi loại thảo dược đều được thu hái tại vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại nhiều vùng trên cả nước. Quá trình sản xuất, bào chế bài thuốc nhỏ đều được giám sát bởi đội ngũ chuyên gia đảm bảo chất lượng đến tay người bệnh. 

Dược liệu, quy trình bào chế tiêu chuẩn khiến chị em yên tâm sử dụng

Nhất Nam An Bì Thang là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược có tính chất thanh nhiệt, khu phong, dưỡng huyết rất thích hợp điều trị các vấn đề da liễu như viêm da cơ địa… Cùng với đó, việc tác động kép giúp bài thuốc dễ dàng tác động đến căn nguyên và triệu chứng gây nên mụn giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu, nâng cao sức khỏe toàn diện”, bác sĩ Lê Phương cho biết. 

Với những ưu điểm và thành tựu đạt được trong điều trị, bài thuốc đã vinh dự được chương trình “Vì sức khỏe người Việt” giới thiệu trong số phát sóng đặc biệt ngày 28/4/2021 với chủ đề “Điều trị tận gốc bệnh viêm da với Y học cổ truyền”. 

>>Xem video chương trình tại đây:

Rất nhiều người nổi tiếng như nghệ sĩ Thu Huyền, diễn viên Vân Anh… đã sử dụng bài thuốc và chữa khỏi bệnh. Bạn đọc có thể xem thêm phản hồi tích cực của những bệnh nhân khác:

CHIA SẺ NGAY: Nghệ sĩ Thu Huyền: 10 năm “nghiệt duyên” và hành trình “rũ bỏ” bệnh viêm da cơ địa 

Biện pháp phòng chống bệnh đầu ngón tay bị ngứa nổi mụn nước

Vì các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến căn bệnh này nên việc phòng tránh sẽ gặp khó khăn. Dù thế nhưng người bệnh có thể tự phòng chống bệnh bằng những phương pháp sau:

Vệ sinh tay thường xuyên và đúng cách
Vệ sinh tay thường xuyên và đúng cách
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các kim loại gây dị ứng như niken và coban.
  • Nên sử dụng găng tay nếu tính chất công việc phải tiếp xúc trực tiếp với các kim loại gây kích ứng da.
  • Nên sử dụng những dung dịch có tính chất tẩy rửa nồng độ nhẹ, tốt nhất là những loại chất tẩy rửa có nguồn gốc đến từ thiên nhiên.
  • Vệ sinh tay chân thường xuyên, tránh để nhiễm khuẩn.
  • Tắm, rửa tay, rửa chân bằng nước mát. Tránh sử dụng nước nóng bởi điều đó sẽ làm cho da tay và chân trở nên khô rát.
  • Tạo thói quen thường xuyên dưỡng ẩm cho da tay và da chân.
  • Xây dựng một thói quen ăn uống khoa học và hợp lý.

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp và chia sẻ cho các bạn về nguyên nhân và cách điều trị đầu ngón tay bị ngứa nổi mụn nước. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho những ai đang bị mắc các triệu chứng ngứa tay chân.

Xem thêm:

4/5 - (4 bình chọn)

BÀI VIẾT HAY

Cập nhật lúc 16:45 - 08/01/2024
4/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo