Huấn Luyện Viên Dạy Bơi Chỉ Cách Trị Tổ Đỉa Ở Tay Dứt Điểm

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Từng bị tổ đỉa ở tay hành hạ, anh chàng Nguyễn Mạnh Thắng tưởng như đã phải từ bỏ công việc huấn luyện viên dạy bơi mà mình đã theo đuổi từ khi còn nhỏ. May mắn thay, trong lúc bi quan và thất vọng nhất, anh đã gặp được đúng thầy, đúng thuốc, thoát khỏi căn bệnh tổ đỉa dai dẳng để tiếp tục thực hiện đam mê.

Căn bệnh tổ đỉa ở tay tuy không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng với triệu chứng dễ nhận biết và tính tái phát cao, nó thực sự trở thành mối phiền phức của người bệnh. Vậy, anh chàng Nguyễn Mạnh Thắng (26 tuổi), hiện đang là một huấn luyện viên dạy bơi tại Hà Nội có bí quyết gì để loại bỏ vĩnh viễn căn bệnh này? Độc giả hãy cùng tìm câu trả lời trong bài chia sẻ dưới đây.

Căn bệnh gắn liền với sông nước

Tôi gốc Cam Lộ (Quảng Trị), nhà ven con sông Hiếu, nên mọi sinh hoạt đều gắn liền với con sông này. Ngày bé, quê tôi vẫn nghèo, rất hiếm nhà đào được giếng, nước máy cũng là thứ xa xỉ mà chẳng ai dám mơ tới. Giặt giũ, tắm rửa hay gánh nước tưới rau… đều gắn liền với sông Hiếu. Tôi cũng như bao thế hệ khác lớn lên ven sông đều có những ngày tháng dầm mình trong nước, bơi thuyền nhỏ, dùng vợt xăm bắt cá nâu mỗi độ tháng 7, tháng 9 âm lịch. Tuổi thơ tuy thiếu thốn, lam lũ, nhưng vẫn luôn đầy ắp tiếng cười và kỷ niệm.

Thế nhưng, những ngày tháng tươi đẹp ấy đã kết thúc vào một buổi sáng mùa Hè khi tôi thức dậy và nhìn thấy những mụn nước nhỏ nhỏ trên ngón tay. Chúng giống như bọc bong bóng nên tôi đã nghịch ngợm ấn vỡ từng mụn một. Cảm giác rất nhẹ nhõm và thích thú chứ không hề đau đớn gì. Tuy nhiên, hậu quả đã đến ngay sau hành động bồng bột, ngu ngốc ấy.

Càng gãi hay chà xát, các mụn nước càng vỡ và lây lan ra các vùng da khác
Càng gãi hay chà xát, các mụn nước càng vỡ và lây lan ra các vùng da khác

Ngay ngày hôm sau, các mụn nước lại nổi lên, lan rộng xuống hai bên từng ngón tay và vô cùng nóng rát. Vào ban đêm, chúng trở nên khó chịu hơn bao giờ hết, đặc biệt khi tôi chảy mồ hôi. Là một đứa trẻ, tôi vẫn chưa ý thức được tầm nghiêm trọng của những mụn nước này mà vẫn mải miết gãi mọi nơi mọi lúc, kể cả trong khi ngủ.

Tưởng như mụn nước sẽ chỉ vài ngày là biến mất, tôi vẫn cùng lũ bạn nghịch đất, nghịch cát, bì bõm bơi sông. Bố mẹ tôi bận bịu với lồng cá nên cũng chẳng có thời gian để ý tới tay chân tôi. Sau 1 tuần, mụn trên da càng tệ hơn, chúng trở thành các lỗ sâu hun hút nhìn rất kinh khủng. Mụn lan từ ngón tay xuống mu bàn tay và lòng bàn tay khiến tôi bị ngứa tới mức chỉ muốn cào nát da thịt.

Lúc này, bố mẹ mới tá hỏa đưa tôi ra hiệu thuốc gần nhà. Ông dược sĩ nói tôi bị tổ đỉa bội nhiễm rồi, phải bôi thuốc tím và uống thuốc kháng sinh mấy ngày. Lúc ấy tôi không biết bệnh tổ đỉa ở tay là như thế nào, nhưng nghe ông nói như vậy, tôi mường tượng ra cảnh một đàn đỉa bu vào tay hút máu. Nghĩ đến mà sởn hết gai ốc.

Thế là từ ngày hôm ấy, tôi bị bố mẹ cấm ra sông, cấm nghịch đất, chỉ được chơi le ve trên triền đê. Buồn không để đâu cho hết. Bàn tay đầy thuốc tím xanh lè khiến cho lũ bạn trêu hoài không ngớt. Chúng sợ bệnh dễ lây, nên cũng chẳng cho tôi chơi cùng. Vì thế, tôi đâm ra cáu kỉnh, vùng vằng không chịu bôi nữa. Nhưng con cái làm sao thắng được bố mẹ, mỗi ngày 2 bận, mẹ tôi đều dùng mẩu khăn bông cũ thấm vào thuốc tím rồi chấm chấm lên từng nốt mụn, tôi có không thích cũng chẳng làm gì được.

Sau hơn nửa tháng thì mụn nước và ngứa mới hết, tay chỉ còn mấy lấm chấm sẹo. Tôi như được “tái hòa nhập cộng đồng”, lại tụ tập lũ bạn lội sông, bắt cá và chơi đủ trò con nít.

Nhưng niềm vui chẳng kéo dài bao lâu thì căn bệnh tổ đỉa lại tái phát. Lần này mẹ tôi đã có kinh nghiệm rồi, nhà sẵn thuốc tím nên chẳng cần đi khám cũng có thể tự điều trị cho tôi tại nhà. Tôi tiếp tục bị cấm nghịch bẩn, bàn tay lại nhem nhuốc và bắt đầu chuỗi ngày buồn chán.

Kể từ đó, cứ đôi ba tháng, tổ đỉa sẽ tái lại một lần. Đó thực sự là cơn ác mộng của một đứa trẻ mới 10 tuổi như tôi. Cứ mỗi lần tái phát, các mụn nước, các vết phồng rộp lại càng trở nên nhức ngứa, da trở nên khô và thời gian lành ngày càng kéo dài. Dần dần tôi hiểu được rằng căn bệnh này sẽ không thể khỏi hẳn, và có lẽ tôi sẽ mãi mãi phải sống cùng với nó.

Suýt từ bỏ ước mơ

Khi lớn hơn, căn bệnh tổ đỉa ở tay tái phát ít hơn, nhưng mỗi lần tái phát đều gây ra rất nhiều phiền phức cho tôi, kể cả cảm giác khó chịu trên da thịt và tâm trạng bất lực, thất vọng. Trong 15 năm, tôi đã kinh qua rất nhiều loại thuốc, nhiều phương pháp, nhưng mọi thứ chẳng dẫn tới kết quả gì.

Ban đầu, tôi vẫn tin tưởng vào thuốc Tây. Ở mỗi giai đoạn tổ đỉa khác nhau, bác sĩ lại chỉ định tôi dùng một loại thuốc khác nhau. Điều này nhiều khi làm tôi lúng túng, không được chủ động nhưng vẫn kiên trì làm theo lời bác sĩ.

>>> Tìm hiểu ngay: Hành trình “đánh bay” bệnh tổ đỉa của chàng trai 25 tuổi

Huấn luyện viên thường xuyên phải tiếp xúc với nước, rất dễ phát sinh nhiều bệnh ngoài da
Huấn luyện viên thường xuyên phải tiếp xúc với nước, rất dễ phát sinh nhiều bệnh ngoài da

Thời gian đầu, khi bệnh mới khởi phát, tôi dùng thuốc tím bôi ngoài da để làm dịu cơn ngứa và xẹp mụn nước. Về sau, có vẻ như “nhờn” thuốc tím, bác sĩ đã thay đổi sang các loại thuốc sát khuẩn khác. Rivanol 1%, Jarish, nước muối sinh lý hay xanh methylen 1%… tôi đều đã dùng cả. Hộp thuốc nhà tôi không bao giờ thiếu thuốc sát khuẩn. Thỉnh thoảng, bác sĩ cũng kê thêm cho tôi thuốc kháng sinh để chống bội nhiễm, chống viêm, ngăn cho bệnh tiến triển nặng hơn.

Nếu dùng các loại thuốc trên mà bệnh không giảm, tôi được chuyển sang dùng hồ Tetrapred để bôi trực tiếp lên vùng da có mụn nước sắp vỡ. Thuốc này giúp các vùng tổn thương không lan rộng và giảm sưng đỏ.

Sau này, bác sĩ nói tôi bị tổ đỉa ở tay mãn tính, phát sinh nhiều cơn ngứa, đau nhức nặng hơn, mụn nước liên tục tái phát nên cần dùng thuốc liều nặng hơn. Phải vừa uống vừa bôi may ra mới giảm được triệu chứng.

Nói chung, dùng thuốc Tây giúp bệnh thuyên giảm nhanh, nhưng lại không thể trị tổ đỉa ở tay triệt để, bệnh liên tục tái phát.

Sau đó, tôi cũng tìm hiểu trên mạng và áp dụng một số phương pháp tự nhiên như ngâm tay trong nước lá trầu không, lá khế, lá đào, bôi rượu tỏi, chườm lá cây vòi voi… Cách này rất lích kích, mất thời gian, hiệu quả không đáng kể, nên tôi chỉ thực hiện vài lần là bỏ.

Cũng may, từ năm 17 tuổi, nhà tôi chuyển ra Bắc sống, căn bệnh tổ đỉa cũng ít tái phát hơn. Mỗi năm, tổ đỉa tái phát 1 – 2 lần nhưng rất nhẹ, cho tới khi tôi bắt đầu công việc là một huấn luyện viên dạy bơi. Có thể do da luôn bị ẩm ướt và phản ứng với clo trong nước hồ bơi nên tình trạng tổ đỉa tái phát nhiều và nặng hơn.

Bên cạnh sự xấu hổ và khó chịu, tôi bắt đầu lo lắng không biết người khác sẽ nghĩ gì về đôi bàn tay gớm ghiếc của mình. Chắc hẳn không ít người nghĩ rằng tôi mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó. Dù giải thích rằng tổ đỉa là bệnh không lây, nhưng học viên dường như vẫn tỏ vẻ e ngại mỗi khi tiếp xúc với tôi. Người dễ tính và hiểu chuyện thì động viên tôi nên biết giữ gìn sức khỏe. Nhưng những học viên như thế rất ít. Có học viên khó tính còn yêu cầu trung tâm nơi tôi làm việc phải đổi huấn luyện viên khác, vì họ sợ những mụn nước trên tay tôi vỡ ra và “lây bệnh” cho họ.

Tệ hơn nữa, tháng dạy bơi cao điểm là vào mùa Hè – đây cũng chính là thời điểm bệnh tổ đỉa của tôi tái phát nặng nhất. Để nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng để tập trung cho công việc, khi mới thấy chớm bệnh, tôi đã phải bôi thuốc và uống thuốc kháng histamin, thậm chí cả kháng sinh và corticoid đường uống ngay lập tức. Triệu chứng tổ đỉa giảm nhanh chóng, tôi khấp khởi mừng thầm. Nhưng “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, việc lạm dụng thuốc khiến tôi bị đau dạ dày suýt phải nhập viện.

Tôi phải ngưng sử dụng thuốc Tây để ổn định dạ dày, nhưng bệnh tổ đỉa phải làm sao đây? Chẳng lẽ tôi phải từ bỏ ước mơ và công việc đang nuôi sống bản thân chỉ vì căn bệnh này? Đang trong lúc chới với giữa tiếp tục và từ bỏ, tôi đã may mắn nhận được sự giúp đỡ. Một học viên đã giới thiệu tôi tới Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, địa chỉ 123 Hoàng Ngân (Hà Nội) để điều trị tổ đỉa.

Nghĩ lại, tôi thấy mình thật thiển cận. Tôi đã dùng nhiều loại thuốc Tây và chữa tổ đỉa ở tay theo nhiều mẹo dân gian, nhưng tại sao lại chưa hề nghĩ tới y học cổ truyền. Chính sự cố chấp này đã khiến tôi chịu oan 15 năm khốn khổ vì tổ đỉa và bỏ lỡ một phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Đặt niềm tin vào y học cổ truyền

Tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, tôi được bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần trực tiếp khám. Đây là một vị bác sĩ có thâm niên lâu năm trong nghề, trước đây, bác sĩ từng là lãnh đạo tại Bệnh viện YHCT Trung ương. Sau khi nghỉ hưu, bác sĩ đã về làm Giám đốc chuyên môn của Trung tâm. Những thông tin này tôi đã tìm hiểu trên báo từ trước, nên cũng vững tin hơn khi được bác sĩ thăm khám.

>>> Báo 24h: Chân dung vị bác sĩ dành cả cuộc đời để chữa bệnh cứu người

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần là một trong những gương mặt được nhiều bệnh nhân biết đến và tin tưởng
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần là một trong những chuyên gia được nhiều bệnh nhân biết đến và tin tưởng

Bác sĩ Nhuần nói Đông y gọi tổ đỉa ở bàn tay là thể nga trưởng phong. Nguyên nhân là do nhiệt tà, độc tà, phong và thấp xâm nhập, tích tụ bên dưới biểu bì da tay. Điều này khiến da bị mất đi nguồn dinh dưỡng, nên bị khô và bong tróc. Nếu phong, thấp và nhiệt kết tụ lại với nhau sẽ làm nảy sinh mụn nước, ngứa ngáy. Bên cạnh đó, nhiệt tà trong cơ thể quá mạnh sẽ khiến da bị mưng mủ, viêm sưng và lở loét.

Tôi được bác sĩ Nhuần chỉ định sử dụng bài thuốc An Bì Thang. Theo lý giải của bác sĩ Nhuần, bài thuốc y học cổ truyền này vận dụng nhuần nhuyễn những nguyên tắc xử lý bệnh tự nhiên, dựa trên nhân thuật. Tức là, đối tượng chính của Đông y không phải là “bệnh” mà chính là “con người”. Phương châm cơ bản của các bài thuốc Đông y nói chung, trong đó có An Bì Thang, là “lưu nhân trị bệnh” – nghĩa là trước hết phải bảo toàn tính mạng của người bệnh, sau đó mới nghĩ tới vấn đề khống chế, tiêu trừ ổ bệnh.

Những kiến thức này tuy mới mẻ với tôi, nhưng dưới sự phân tích của bác sĩ Nhuần, tôi cũng hiểu được những thông tin quan trọng và quyết định sẽ điều trị theo phác đồ của vị bác sĩ này.

Bài thuốc An Bì Thang khá đặc biệt, khác hẳn những bài thuốc Đông y mà tôi từng biết. Nó bao gồm 3 chế phẩm nhỏ, có cả uống, cả bôi và thuốc ngâm rửa. Bài thuốc uống thì hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm, giảm sưng đỏ các mụn nước, bồi bổ gan và thận để tăng khả năng giải độc cơ thể, tăng cường sức đề kháng, làm hàng rào bảo vệ da, thúc đẩy hồi phục da theo cơ chế tự nhiên và giảm các triệu chứng ngứa ngáy, làm khô các mụn nước, chống bội nhiễm. Còn bài thuốc bôi và ngâm rửa thì giúp sát khuẩn, làm mềm vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa vết thương lan rộng, ngừa bội nhiễm, giảm các triệu chứng khó chịu trên da, tái tạo tế bào da mới, tăng cường sự đàn hồi và dưỡng da…

>>> Khám phá ngay: Thực hư hiệu quả bài thuốc chữa tổ đỉa An Bì Thang

Bài thuốc An Bì Thang trị viêm da tiếp xúc sử dụng kết hợp 3 chế phẩm thuốc uống, thuốc bôi và thuốc rửa với thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên lành tính
Bài thuốc An Bì Thang trị tổ đỉa sử dụng kết hợp 3 chế phẩm thuốc uống, thuốc bôi và thuốc rửa với thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên lành tính

Chúng tạo ra cơ chế tác động “kép” trong uống ngoài bôi, triệt tiêu gốc rễ gây bệnh song song với loại bỏ các triệu chứng ngoài da. Nhờ vậy mà bệnh sẽ được điều trị triệt để, không tái phát.

Tôi cũng được biết rằng các vị thuốc, thảo dược trong bài thuốc An Bì Thang được kiểm soát gắt gao từ khâu tuyển chọn giống, trồng trọt, thu hái, lưu kho, bảo quản, kiểm nghiệm chất lượng… Thế nên, An Bì Thang an toàn, lành tính hơn hẳn các bài thuốc Đông y thông thường.

Thoát khỏi bệnh tổ đỉa ở tay nhờ bài thuốc An Bì Thang

Liệu trình điều trị tổ đỉa của tôi kéo dài 3 tháng. Trong 2 – 3 ngày đầu tiên dùng thuốc, ngoài việc mụn nước nhìn có vẻ khô ra, tôi không thấy có bất cứ sự thay đổi nào khác. Lúc này tôi hơi thất vọng, vì đã đặt “ngôi sao hy vọng” vào bác sĩ Nhuần. Trước đây, tôi chỉ cần bôi thuốc tím 1 – 2 hôm là tổn thương đã khô miệng rồi. Nhưng vì đã mua thuốc Đông y rồi, nên tôi đành dùng tiếp.

Độ hơn 1 tuần, các triệu chứng ngứa và nóng rát bắt đầu giảm nhẹ. Không xuất hiện thêm mụn nước mới. Các mụn nước cũ teo dần, không bị vỡ hay có dấu hiệu bội nhiễm. Bác sĩ Nhuần nói là thuốc phải mất một thời gian nhất định để cơ thể có thể làm quen, dần dần cải thiện chức năng thải độc của gan và thận. Do đó, sự thay đổi thường  Nhờ vậy, các chất độc tích tụ trong cơ thể bước đầu được đào thải ra bên ngoài.

Sau hơn nửa tháng, ngứa rát, khó chịu giảm hẳn, mụn nước cũng dần biến mất, da mịn màng và khỏe mạnh trở lại. Đến độ 1 tháng là không còn cảm giác khó chịu gì, nhưng tôi vẫn tiếp tục dùng thuốc cho tới hết liệu trình mà bác sĩ Nhuần chỉ định.

Trong thời gian dùng thuốc, tôi không bị đau dạ dày hay tác dụng phụ khó chịu gì như khi dùng thuốc Tây. Bài thuốc này còn giúp tôi ăn ngon, ngủ kỹ hơn.

Tình trạng tổ đỉa cải thiện rõ ràng theo thời gian
Tình trạng tổ đỉa ở tay cải thiện rõ ràng theo thời gian

Hết thuốc, cũng là lúc da trở lại trạng thái bình thường, mịn màng và khỏe mạnh. Nhiều tháng sau khi kết thúc dùng thuốc, tôi khá thấp thỏm vì sợ rằng tổ đỉa sẽ tái phát. Thế nhưng, An Bì Thang đã không làm tôi thất vọng. Cho tới thời điểm hiện tại, đã 15 tháng trôi qua, căn bệnh tổ đỉa đã không trở lại bất cứ một lần nào cả. Tôi vẫn tiếp tục làm công việc yêu thích của mình là một huấn luyện viên dạy bơi.

Hơn 1 năm trước, khi bệnh tổ đỉa liên tục tái phát, tôi đã rất thất vọng và hoang mang cực độ, sợ rằng có thể mất đi sự nghiệp và tương lai mờ mịt. Chỉ có những người cùng hoàn cảnh mới thấu hiểu được sự đau khổ, bất lực của tôi. Đã có lúc tôi mất hết niềm tin vào việc sẽ tìm ra cách chữa trị. Nhưng may mắn rằng tôi đã gặp được bác sĩ Nhuần và sử dụng bài thuốc An Bì Thang.

Bác sĩ Nhuần không những giỏi chuyên môn, mà còn là một thầy thuốc giàu y đức. Bác sĩ đã kiên nhẫn giải thích những câu hỏi của tôi và quan tâm, động viên tôi rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh. Đây là một sự an ủi và tương trợ lớn cho một người bệnh đang mất hết động lực như tôi.

Nguyễn Mạnh Thắng, 26 tuổi (Hà Nội)

Có thể thấy hành trình điều trị tổ đỉa của chàng thanh niên Nguyễn Mạnh Thắng không hề đơn giản. Anh đã phải mất tới 15 năm để tìm ra được phương pháp điều trị tổ đỉa thành công. Xin chúc anh sức khỏe dồi dào và thành công trong cuộc sống!

Xem thêm VIDEO: Nghệ sĩ Thu Huyền giới thiệu bài thuốc An Bì Thang trong phóng sự của VTV social

Thể theo mong muốn của nhiều độc giả sau khi theo dõi bài viết này, BBT xin cung cấp nơi là việc của bác sĩ Nhuần để độc giả tiện liên lạc:

Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

NÊN XEM:

5/5 - (1 bình chọn)

Cập nhật lúc 14:36 - 08/01/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo