Chữa Tổ Đỉa Bằng Rau Răm Đơn Giản, An Toàn, Hiệu Quả 2024

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Không phải ai bị tổ đỉa cũng nên dùng thuốc Tây để điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng những những phương pháp dân gian để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Và dùng rau răm để chữa bệnh tổ đỉa cũng là một trong những mẹo được dùng phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu các cách chữa tổ đỉa bằng rau răm và những lưu ý khi thực hiện trong bài viết dưới đây để áp dụng nhé.

Hiệu quả từ việc chữa tổ đỉa bằng rau răm

Rau răm là gia vị và cũng là thảo dược quen thuộc trong nhiều bài thuốc. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn lạ lẫm với công dụng chữa bệnh của cây thuốc này, nhất là trong điều trị các bệnh da liễu.

Dùng rau răm để chữa bệnh tổ đỉa là một trong những mẹo dân gian rất hữu hiệu
Dùng rau răm để chữa bệnh tổ đỉa là một trong những mẹo dân gian rất hữu hiệu

Trong nhiều tài liệu y học có ghi chép rau răm có vị nóng, cay, mùi thơm, tính ấm nên chúng có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị. Chính nhờ những tác dụng tuyệt vời này mà rau răm trở thành loại thảo dược dân gian được dùng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó bao gồm cả bệnh tổ đỉa.

Ngoài ra, kết quả của nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra trong rau răm có chứa nhiều thành phần, tinh dầu có tác dụng làm dịu da, kháng viêm, từ đó làm giảm ngứa ngáy, sưng nề do bệnh tổ đỉa gây ra. Bên cạnh đó, những hoạt chất có trong rau răm còn có tác dụng hỗ trợ khắc phục các tổn thương trên da, giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa các triệu chứng của bệnh tái phát. 

Với khả năng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả, phục hồi da tích cực mà rau răm đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi để chữa bệnh tổ đỉa. Phương pháp này được đánh giá an toàn và mang lại hiệu quả điều trị cao.

Hướng dẫn cách sử dụng rau răm để chữa bệnh tổ đỉa

Với cách thực hiện đơn giản, chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm ngày càng được nhiều người bệnh áp dụng ngay tại nhà. Dưới đây là một số cách thực hiện được áp dụng phổ biến, mọi người có thể tham khảo:

Đắp trực tiếp rau răm lên vùng da bị tổn thương

Đây là cách chữa bệnh đơn giản và dễ thực hiện nhất. Với cách làm này các hoạt chất trong rau răm sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào da, giúp làm dịu nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu của bệnh và ngăn ngừa bệnh lan rộng sang các vùng lân cận. Cách thực hiện phương pháp này gồm các bước sau:

  • Lấy một nắm rau răm to, nhặt bỏ các lá vàng úa, rửa sạch và ngâm với nước muối để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Cho toàn bộ rau răm vừa chuẩn bị vào trong cối để giã hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
  • Lấy một lượng rau răm vừa giã đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị sau khi đã vệ sinh sạch sẽ
  • Giữ nguyên trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn bông mềm.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm
Giã rau răm và đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị sẽ giúp làm dịu nhanh các triệu chứng
Giã rau răm và đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị sẽ giúp làm dịu nhanh các triệu chứng

Kết hợp rau răm với muối hạt để chữa bệnh

Với tính kháng khuẩn, sát trùng, tiêu viêm tự nhiên muối cũng là một nguyên liệu được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh tổ đỉa. Nếu kết hợp rau răm với muối biển sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa và mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm rau răm và 2 – 3 thìa muối hạt to
  • Rau răm nhặt sạch lá sâu, úa sau đó đem rửa sạch rau răm bằng nước muối, rồi vớt ra để ráo.
  • Giã hoặc xay nhuyễn phần rau răm vừa chuẩn bị cùng với 3 thìa muối
  • Đắp một lượng vừa đủ hỗn hợp vừa chuẩn bị lên vùng da cần điều trị. Chú ý trước đó cần vệ sinh sạch sẽ vùng da này
  • Giữ yên khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm sạch và lau khô bằng khăn mềm.
  • Thực hiện 2 lần/ngày trong nhiều ngày, tình trạng ngứa ngáy, bong tróc sẽ được cải thiện.

Cách chữa tổ đỉa bằng rau răm và lá trầu không

Trầu không cũng là một vị thuốc được sử dụng để điều trị hầu hết các bệnh viêm da. Có cay nồng, tính ấm, nên lá trầu không có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, sát trùng rất tốt. Ngoài ra, các hoạt chất có trong lá trầu có khả làm mềm da, dưỡng da, thúc đẩy quá trình phục hồi da rất tốt. Cách thực hiện của phương pháp này như sau:

  • Chuẩn bị: Rau răm, lá trầu không, một ít muối hạt.
  • Trầu không và rau răm đem rửa sạch hoặc ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn. Sau đó vớt ra để ráo.
  • Đun sôi 2 – 3 lít nước, thêm một ít muối hạt và khuấy đều để muối tan hết vào trong nước
  • Khi nước đã sôi, cho toàn bộ lá trầu không và rau răm đã chuẩn bị vào và đun thêm 3 – 5 phút.
  • Đổ nước ra chậu và chờ nguội bớt thì dùng để ngâm tay chân bị tổn thương
  • Trong quá trình ngâm có thể dùng phần bã lá trầu và rau răm để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần và liên tục trong nhiều ngày để giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây nên.
Kết hợp rau răm với lá trầu không để tăng hiệu quả chữa bệnh tổ đỉa
Kết hợp rau răm với lá trầu không để tăng hiệu quả chữa bệnh tổ đỉa

 Kết hợp rau răm và cây sài đất

Từ lâu, cây sài đất cũng thường xuyên được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da. Bởi lẽ trong loại cây này có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và giúp ức chế hoạt động của một số tác nhân gây bệnh. Nếu kết hợp rau răm và cây sài đất để chữa tổ đỉa, người bệnh có thể thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị cây sài đất và rau răm mỗi thứ một nắm
  • Rửa sạch 2 nguyên liệu trên và để ráo nước.
  • Mang rau răm đi giã nát
  • Đun sôi 2 – 3 lít nước sạch, cho sài đất vào và đun đến khi các tinh chất tan ra trong nước thì dừng đun.
  • Đổ nước vào chậu, vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng da cần điều trị, sau đó tiến hành ngâm rửa vùng da đó trong chậu nước sài đất. 
  • Ngâm khoảng 10 phút thì dừng và lau khô vùng da bị tổn thương
  • Tiếp theo tiến hành đắp lá rau răm vừa giã lên vùng da này khoảng 10 – 15 phút
  • Cuối cùng dùng phần nước sài đất vừa dùng để ngâm rửa lại và lau khô bằng khăn bông mềm.
  • Thực hiện 1 lần/ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Những lưu ý cần nhớ khi chữa tổ đỉa bằng rau răm

Mặc dù cách chữa bệnh tổ đỉa này nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản nhưng để đảm bảo hiệu quả sau khi áp dụng, tránh những ảnh hưởng không mong muốn, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

  • Các nguyên liệu được chuẩn bị cần đảm bảo an toàn, sạch sẽ, vệ sinh.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh bằng nước ấm trước khi áp dụng các cách thực hiện.
  • Trong quá trình điều trị tránh chà sát quá mạnh, không sử dụng các loại chất tẩy rửa như xà phòng để rửa vùng da bị bệnh.
  • Sử dụng rau răm chỉ là phương pháp hỗ trợ nên người bệnh vẫn phải thăm khám bác sĩ và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị thì bệnh mới chóng khỏi
  • Mỗi người có thể phù hợp với mỗi bài thuốc khác nhau nên người bệnh có thể thử qua tất cả các bài thuốc đã chia sẻ để tìm được bài thuốc phù hợp nhất cho mình.
  • Trong quá trình thực hiện, nếu thấy có biểu hiện bất thường hay các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu nặng hơn thì nên ngưng dùng và tới gặp bác sĩ ngay để kiểm tra và xử lý kịp thời.
  • Không gãi quá mạnh vào vùng da bị tổn thương vì như thế có thể sẽ gây tổn thương da, là yếu tố thuận lợi cho bội nhiễm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ để giúp bệnh mau khỏi.
Kết hợp chữa bệnh với ăn uống điều độ, khoa học để bệnh mau khỏi
Kết hợp chữa bệnh với ăn uống điều độ, khoa học để bệnh mau khỏi

Trên đây là một số thông tin và các cách chữa tổ đỉa bằng rau răm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc một phương pháp chữa bệnh tổ đỉa mới và hiệu quả. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

5/5 - (1 bình chọn)

Cập nhật lúc 14:21 - 08/01/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo