Mọc Mụn Ở Vùng Kín

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mọc mụn ở vùng kín không phải là trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên chính tâm lý em ngại, mặc cảm mà nhiều người không tìm cách khắc phục kịp thời dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc xác định được mụn mọc ở vùng kín là gì, nguyên nhân do đâu giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin đó qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa

Tình trạng nổi mụn ở vùng kín nữ giới xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc do chất bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Khác với mụn nổi ở mặt hay lưng thông thường, mụn ở vùng kín có thể là cảnh báo của nhiều bệnh sinh dục. Tuy không phải loại mụn nào xuất hiện ở vùng kín cũng là nguy hiểm nhưng nếu mụn mọc do bệnh lý thì có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

  • Vệ sinh da vùng kín không sạch sẽ: Rửa bằng nước chưa đủ sạch hoặc sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có nồng độ kiềm cao, nhiều cồn…
  • U nang tuyến mồ hôi: Do ma sát mạnh hay tiếp xúc với bề mặt cứng khiến cho tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn.
  • Kích ứng hóa chất: Sử dụng giấy vệ sinh, sữa tắm, nước xả vải có dư lượng hóa chất cao có thể gây kích ứng vì da ở vùng kín rất nhạy cảm.
  • Viêm nang lông: Thói quen sử dụng dao cạo râu để cạo lông vùng kín khiến cho mụn mủ mọc quanh lỗ chân lông.
  • Thay đổi nội tiết tố: Lượng androgen tăng mạnh khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và gây nổi mụn ở vùng kín.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Không sử dụng biện pháp an toàn gây mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, giang mai... Những bệnh này đều gây nổi mụn.

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ dễ gây nổi mụn
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ dễ gây nổi mụn

Triệu chứng

Tùy thuộc mụn do bệnh lý hay không bệnh lý mà sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau.

Mụn ở vùng kín gây ngứa ngáy khó chịu
Mụn ở vùng kín gây ngứa ngáy khó chịu

Dấu hiệu nổi mụn không do bệnh lý

  • Mụn mọc thành từng cụm, thường là do mặc quần quá chật, quá bó hoặc đồ lót chất liệu không thông thoáng, mụn sẽ mọc quanh những vùng da bị chèn ép đó.
  • Mụn nổi nhiều khi vùng kín bị ẩm ướt như vào mùa hè hoặc chơi thể thao khiến đổ mồ hôi nhiều.
  • Mụn thường cứng, gây ngứa ngáy nhưng không đâu, có thể chứa nhân mủ trắng.
  • Sẽ tự hết sau một thời gian da vùng kín được thông thoáng trở lại.

Đọc thêm: Mụn rộp sinh dục có tự khỏi và nguy hiểm không

Biểu hiện mụn do bệnh lý

Khác với mụn không phải do bệnh lý, nhiều bệnh sinh dục có biểu hiện là những nốt mụn. Một số loại mụn ở vùng kín do bệnh lý gồm có:

  • Mụn rộp sinh dục: Các mụn nước nhỏ li ti, mọc rải rác hoặc từng cụm, dễ vỡ và có thể gây viêm. Mụn gây cảm giác đau rát, ngứa ngáy. Nguyên nhân do virus herpes simplex lây truyền qua đường tình dục.
  • Mụn thịt: Là triệu chứng của bệnh sùi mào gà do virus HPV (Human Papilloma), thường có màu hồng tươi, ẩm ướt và có chân nhú lên bề mặt da, dễ vỡ và có thể gây chảy máu.
  • Mụn nhọt: Thường là triệu chứng của bệnh viêm phụ khoa, ra nhiều khí hư có màu trắng đục, mùi hôi và gây ngứa ngáy, đau rát kèm tiểu buốt. Viêm phụ khoa có khả năng lây lan cho bạn tình.
  • Mụn nước: Triệu chứng của bệnh viêm nang lông vùng kín. Mụn này thường không có nhân nhưng chứa đầy mủ nước. Mụn rất dễ vỡ, gây chảy máu và cảm giác ngứa ngáy, đau nhức, cảm giác bỏng rát. Khi mụn vỡ ra có thể gây nhiễm trùng da.

Mụn ở vùng kín có thể là do bệnh lý hoặc không
Mụn ở vùng kín có thể là do bệnh lý hoặc không

Hình ảnh nổi mụn ở vùng kín nữ

Nếu bạn đang phân vân không biến những nốt mọc ở vùng kín của mình có phải là mụn nguy hiểm hay không thì dưới đây là 1 số hình ảnh và các loại mụn ở vùng kín bạn nên tham khảo:

Mụn ở vùng kín không do bệnh lý
Mụn ở vùng kín không do bệnh lý

Mụn vùng kín do bệnh lý
Mụn vùng kín do bệnh lý

Mụn thịt do sùi mào gà
Mụn thịt do sùi mào gà

Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục

Mụn nhọt
Mụn nhọt

Mụn ở vùng kín nhất là do bệnh lý nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây viêm loét, nhiễm khuẩn thậm chí là tăng nguy cơ vô sinh - hiếm muộn, nâng cao khả năng bị ung thư.

Cách khắc phục mụn mọc ở vùng kín an toàn

Mọc mụn ở vùng kín có thể gây khó chịu và đau rát. Dưới đây là một số phương pháp chữa mọc mụn tại nhà và sử dụng các phương pháp từ Tây y:

  1. Cách Chữa Mọc Mụn ở Vùng Kín Tại Nhà:
  •  Ngừng Sử Dụng Sản Phẩm Gây Mụn: Tránh các sản phẩm chăm sóc cá nhân hoặc dầu gội có thể gây kích ứng và mọc mụn.
  •  Chườm Ấm: Chườm nước ấm có thể giúp giảm viêm nhiễm và làm dịu vùng da kín.
  •  Giữ Vệ Sinh Vùng Kín: Rửa sạch vùng kín hàng ngày để ngăn chặn sự phát triển của mụn và duy trì vệ sinh cá nhân.
  •  Không Tự Ý Chích Vỡ Mụn: Tránh tự ý chích hoặc vỡ mụn, vì điều này có thể gây nhiễm trùng và làm tổn thương da.
  • Cách Chữa Mọc Mụn ở Vùng Kín Bằng Thảo Dược Tự Nhiên: Sử dụng các loại thảo dược như lá trầu không, lá chè, mướp đắng,... có tác dụng tiêu sưng, sát trùng, làm tiêu các loại mụn nhọt ngứa ngáy.
  1. Chữa Mọc Mụn ở Vùng Kín với Tây Y:

Sử Dụng Thuốc Tây Y:

  •  Thuốc Kháng Sinh Erythromycin 4%: Sử dụng kem có chứa Erythromycin 4% để kiểm soát vi khuẩn gây mụn.
  •  Thuốc Benzoyl Peroxide: Kem chứa Benzoyl Peroxide có thể giúp làm khô mụn và giảm viêm.
  •  Thuốc Clindamycin 1%: Loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, giúp kiểm soát mụn.
  •  Tetracycline: Thuốc uống có chứa Tetracycline được kê đơn để chữa trị mụn nổi trên da.

Chích Mụn: Nếu mụn quá lớn hoặc đau rát, việc chích mụn có thể được thực hiện của bác sĩ.

Lưu ý: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, bạn nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả, đặc biệt là khi sử dụng thuốc từ Tây y.

Top 5+ thuốc bôi trị mụn nhọt ở vùng kín hiệu quả nhất

Dưới đây là thông tin về các loại thuốc bôi trị mụn nhọt ở vùng kín và công dụng của từng loại:

  • Acmeigel Medipharco: Giúp làm dịu vùng da kín, giảm sưng và viêm nhiễm.
  • Benzac AC 5%: Chứa Benzoyl Peroxide 5%, giúp làm khô mụn, chống viêm nhiễm và kiểm soát dầu.
  • Bactroban SmithKline Beecham: Chứa Mupirocin, một chất kháng khuẩn, giúp kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Clindamycin 1%: Thuốc chứa Clindamycin, một loại kháng sinh, giúp kiểm soát vi khuẩn gây mụn.
  • Medskin Ery 4%: Có tác dụng chống viêm và kiểm soát vi khuẩn.
  • Vedanal Fort Merap: Có thể chứa các thành phần như clotrimazole, một chất chống nấm, giúp kiểm soát các vấn đề nấm nhiễm.
  • Pesancidin Medipharco: Chứa các chất kháng nấm như Clotrimazole hoặc Miconazole, giúp kiểm soát nấm và ngăn chặn mụn.
  • Tazoretin Gel 0.3% Medisun: Một dạng Retinoid, giúp kiểm soát sự phát triển của tế bào da và giảm mụn.

Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng chúng phù hợp với tình trạng cụ thể của bạn và không gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc mụn mọc ở vùng kín là gì, có nguy hiểm không và cách trị như thế nào hiệu quả. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các bạn nữ bảo vệ được “cô bé” của mình luôn khỏe mạnh và sạch sẽ!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo