Mụn Mủ Bị Vỡ Phải Làm Sao Để Nhanh Khỏi, An Toàn Cho Da?

Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn mủ bị vỡ phải làm sao để không bị nhiễm trùng và hạn chế tối đa nguy cơ bị sẹo? Nhiều người thường lo lắng khi không may các nốt mụn bị vỡ, không biết phải xử lý như thế nào an toàn nhất cho da. Bạn hãy tham khảo các hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây.

Mụn mủ bị vỡ thì phải làm sao? Hậu quả

Mụn mủ là một trong những dạng mụn thể trung bình – nặng mà rất nhiều người gặp phải. Mụn mủ có chứa mủ viêm bên trong nên khi tác động lực vào rất dễ bị vỡ.

Khi mụn mủ bị vỡ, nếu bạn không biết cách xử lý sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ:

  • Nhiễm Trùng: Da bị tổn thương, khiến cho vi khuẩn xâm nhập, có thể gây nhiễm trùng tĩnh mạch.
  • Lây Lan Mụn: Mủ viêm có thể lây lan sang các vùng da khác, làm tăng tình trạng mụn và gây tổn thương rộng lớn.
  • Tình Trạng Sẹo: Xử lý không đúng có thể làm mất cấu trúc da, gây sẹo lồi, sẹo rỗ, hoặc vết thâm sâu khó hồi phục.

8 bước cần thực hiện để xử lý mụn mủ bị vỡ

Thông thường, khi mụn mủ bị vỡ, bạn cần xử lý sao cho tránh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn sâu vào bên trong nang lông. Các bước thực hiện như sau:

1. Bước 1: Vệ sinh, sát khuẩn tay trước khi xử lý mụn

Bạn nên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch rửa tay sát khuẩn và lau khô để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, tránh tình trạng vi khuẩn ở tay xâm nhập vào vết thương hở của nốt mụn.

2. Bước 2: Vệ sinh vùng da mụn mủ bị vỡ

Sau khi đã rửa tay sạch, bạn sử dụng bông y tế hoặc bông tẩy trang để thấm bớt phần mủ viêm, dịch viêm của mụn bị tràn ra ngoài nốt mụn để tránh tình trạng lây lan sang các vùng da khác.

Sát khuẩn vùng da bị mụn
Sát khuẩn vùng da bị mụn

Kế tiếp, bạn thấm một chút nước muối sinh lý lên bông, lau nhẹ nhàng trên nốt mụn vỡ để vệ sinh, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên da, hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong vết thương hở.

3. Bước 3: Nặn mụn mủ viêm bị vỡ

Khi mụn mủ bị vỡ, một phần mủ viêm đã tràn ra ngoài, phần còn lại vẫn còn sót lại trong nang lông. Bạn cần lấy hết phần mủ viêm sót lại để tránh viêm nhiễm và lây lan. Đồng thời, đây cũng là cách khiến mụn của bạn khỏi nhanh hơn.

Khi thấy mủ viêm đã bị đẩy ra ngoài, bạn tiếp tục dùng bông để thấm bớt mủ viêm. Bạn cần lưu ý, bạn chỉ tự nặn mụn nếu nốt mụn nhẹ.

4. Bước 4: Sát khuẩn cho vùng da sau nặn mụn

Sau khi đã lấy được hết phần mủ viêm của mụn, bạn có thể sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn như betadine, povidine,… để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương hở. 

Sử dụng dung dịch sát khuẩn mụn
Sử dụng dung dịch sát khuẩn mụn

Các dung dịch này cũng có tác dụng cầm máu để tránh làm tổn thương sâu cho làn da. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, bớt đau nhức sau khi nặn mụn.

5. Bước 5: Vệ sinh da sau khi nặn mụn viêm

Vệ sinh và chăm sóc da đóng vai trò rất quan trọng quyết định việc da bạn có nhanh hồi phục hay không. Một số bí quyết chăm sóc da sau khi mụn viêm bị vỡ bạn có thể tham khảo như:

  • Trong ngày đầu tiên sau khi xử lý mụn viêm bị vỡ, bạn nên rửa mặt nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, không nên sử dụng sữa rửa mặt.
  • Bạn không nên sử dụng tẩy trang, tẩy da chết, tránh dùng các miếng rửa mặt, máy rửa mặt vì sẽ dễ khiến da bị tổn thương.
  • Khi ra ngoài, bạn cần sử dụng khẩu trang và che chắn da thật kỹ để tránh bị bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở gây ra nhiễm trùng.

6. Bước 6: Sử dụng miếng dán mụn

Sau mỗi lần vệ sinh da hàng ngày, bạn nên sử dụng các miếng dán mụn để bảo vệ vết thương hở. Điều này sẽ giúp vùng da bị mụn viêm nhanh lành, tránh được những tác động tiêu cực từ bên ngoài như bụi bặm, ánh nắng mặt trời, vi khuẩn, hóa chất,…

7. Bước 7: Chườm da bằng đá lạnh

Nếu bạn thấy vùng mụn mủ sau khi xử lý có hiện tượng hơi sưng và đau thì có thể sử dụng đá sạch để chườm. Đá lạnh sẽ khiến tình trạng sưng tấy giảm đi và mang lại cảm giác dễ chịu cho làn da.

8. Bước 8: Sử dụng các loại thuốc kháng viêm

Thuốc kháng viêm bôi lên nốt mụn sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn gây mụn, làm lành vết thương nhanh hơn. Bạn có thể tham khảo một số dòng thuốc bôi có chứa các hoạt chất như: benzoyl peroxide, salicylic acid, tretinoin,…

9. Bước 9: Điều trị sẹo sau khi mụn mủ bị vỡ

Một trong những điều bạn nhất định phải làm sau khi xử lý mụn viêm bị vỡ là điều trị sẹo, vết thâm sau mụn. Sau khi thấy vết thương bắt đầu lành, lên da non thì bạn có thể tham khảo các loại thuốc hoặc công thức trị sẹo để giảm thiểu tối đa tình trạng sẹo thâm, sẹo rỗ.

Điều trị sẹo sau mụn
Điều trị sẹo sau mụn

Cần lưu ý những điều gì khi điều trị mụn mủ bị vỡ? 

Ngoài những chế độ chăm sóc, đảm bảo an toàn cho làn da khi mụn viêm bị vỡ, bạn cũng cần lưu ý các vấn đề sau để da hồi phục nhanh nhất:

  • Hạn chế sờ tay lên vết mụn mủ bị vỡ để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Bảo vệ da, che chắn kỹ càng khi đi ra ngoài.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học: Ăn nhiều rau, củ, vitamin, omega-3 để chống oxy hóa, kháng viêm và hạn chế sẹo. Xem thêm Bị Mụn Mủ Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi?
  • Chú ý sinh hoạt khoa học, điều độ, tránh stress, mất ngủ. Bạn nên ngủ đủ giấc, ngủ sớm để da tái tạo và hồi phục sau tổn thương tốt hơn.
  • Nên tập thể thao để cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng cho làn da.
  • Đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu ngay khi có dấu hiệu vết mủ viêm bị vỡ sưng đau quá lâu, kèm theo sốt hoặc chảy dịch vàng nhiều.
  • Vệ sinh thường xuyên các đồ vật tiếp xúc với da như: Khẩu trang, mũ bảo hiểm, chăn, gối, khăn mặt,…

Trên đây là các hướng dẫn chi tiết giải đáp cho vấn đề mụn mủ bị vỡ phải làm sao. Mụn mủ bị vỡ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan, nhiễm trùng và sẹo mất thẩm mỹ. Bạn cần thực hiện xử lý đúng cách để mụn nhanh khỏi và da hồi phục nhanh chóng, an toàn.

Cập nhật lúc 16:10 - 02/02/2024
3/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo