Mụn Mủ Ở Trẻ Sơ Sinh Do Đâu Và Cách Điều Trị Như Thế Nào?

Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn mủ ở trẻ sơ sinh là một trong những dạng mụn nhọt phổ biến ở trẻ, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở nước ta. Mụn mủ có nhiều dạng, nếu mẹ không biết cách nhận biết chứng bệnh và nguyên nhân rất dễ dẫn tới viêm da. Các thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ nắm được tình trạng bệnh và có phương hướng điều trị an toàn cho con.

Mụn mủ ở trẻ sơ sinh xuất hiện do đâu và cách điều trị như thế nào?
Mụn mủ ở trẻ sơ sinh xuất hiện do đâu và cách điều trị như thế nào?

Mụn mủ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Mụn mủ ở bé sơ sinh là tình trạng không hề hiếm gặp, đặc biệt khi thời tiết chuyển nắng nóng. Đây có thể là dấu hiệu của một số tình trạng hoặc bệnh lý dưới đây:

  • Mụn trứng cá thông thường ở trẻ sơ sinh: Các nốt mụn này thường xuất hiện trên cơ thể bé từ 2-4 tuần sau khi sinh, chủ yếu là vùng trán, mũi và hai bên má. Các nốt mụn này sẽ tự biến mất nên mẹ không cần quá lo ngại.
  • Mụn sữa, mụn kê ở trẻ: thường xuất hiện dưới dạng mụn mủ ở đầu trẻ sơ sinh, ở chân, má, cổ và cằm sau khi trẻ chào đời.
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh sau khi chào đời
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh sau khi chào đời
  • Mụn mủ trẻ sơ sinh do phát ban nhiệt: Đặc biệt là vào những ngày thời tiết nắng nóng, thân nhiệt của bé cao kèm theo mồ hôi khiến da trẻ bị bít tắc lỗ chân lông, sinh ra mụn mủ.
  • Bệnh viêm da mủ: Là hiện tượng da bé bị viêm xuất hiện mụn mủ ở một số vị trí trên cơ thể. Bệnh bao gồm 2 loại: Viêm da mủ do tụ cầu và viêm da mủ do liên cầu.

Nguyên nhân gây ra mụn mủ, mụn nhọt ở trẻ

Lý do khiến trẻ sơ sinh bị mụn mủ ở đầu và các vị trí khác có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, cụ thể là:

  • Lượng kích thích tố dư thừa truyền thừa người mẹ sang trẻ thông qua sữa mẹ. Các hormone này không được chuyển hóa, tích tụ trong cơ thể bé và sinh ra mụn.
  • Mẹ vệ sinh cho bé không đúng cách khiến bụi bẩn và tế bào chết kết hợp lại gây tắc nang lông, khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ ở cổ và các vùng có nếp gấp khác.
  • Da bé bị trầy xước khiến vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng, tạo thành các nốt mụn mủ đỏ trên da.
  • Thời tiết quá nóng bức, thân nhiệt của bé tăng kết hợp với mồ hôi, dễ khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ ở lưng.
  • Bé bị dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết khiến da bị kích ứng và nổi những nốt mụn mủ trắng.
  • Do bé bị mắc một số bệnh ngoài da: viêm da, vảy nến, sởi, ghẻ,…
Nổi mụn mủ do bé bị viêm da
Nổi mụn mủ do bé bị viêm da

Trẻ sơ sinh bị mụn mủ có nguy hiểm không?

Tùy theo từng tình trạng mụn mà mẹ có thể xác định được bé có gặp nguy hiểm hay không. Nếu chỉ là mụn thông thường xuất hiện sau sinh, mụn kê, mụn sữa thì mẹ không cần quá lo lắng. Tình trạng này sẽ tự hết sau một thời gian.

Ngoài ra, nếu bé có sức đề kháng tốt thì gặp một số loại mụn như: mụn phát ban do nóng, mụn nhiễm khuẩn nhẹ do trầy xước,… hệ miễn dịch của bé sẽ giúp các nốt mụn khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu như bé không có sức khỏe tốt hoặc mụn mủ ở mức độ nặng, mụn mủ bệnh lý thì mẹ cần hết sức thận trọng.

Đặc biệt, nếu thấy bé nổi mụn mủ kèm theo các dấu hiệu sau thì cần đưa đi bác sĩ ngay:

  • Bé bị mụn mủ nổi trên diện rộng hoặc ở nhiều vị trí trên cơ thể, mụn mức độ nặng.
  • Bé bị sốt cao từ 39 độ trở lên kèm theo co giật.
  • Bé quấy khóc liên tục, bỏ bú.
  • Cơ thể bé mệt mỏi, da dẻ không được hồng hào.
  • Mụn có dấu hiệu lan nhanh.

Rất nhiều trường hợp vì cha mẹ chủ quan nên dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm màng não, áp xe phổi, điếc,… gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nên cha mẹ cần hết sức lưu ý khi bé bị nổi mụn nhọt trên cơ thể bất thường.

Cách trị mụn mủ ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Tùy theo từng trường hợp mà mẹ cần có cách xử lý khác nhau. Trường hợp bé bị nổi mụn sữa, mụn trứng cá thường sau sinh hoặc mụn do nóng trong, do bụi bẩn, mẹ cần chú trọng khâu vệ sinh cơ thể và chăm sóc bé để mau chóng loại bỏ những nốt mụn:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho con, tắm cho bé bằng nước ấm (30-dưới 40 độ).
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sơ sinh
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sơ sinh
  • Sử dụng khăn bông mềm, khăn sữa để lau cho bé sau khi tắm gội, không để cho cơ thể con ẩm ướt.
  • Cho bé mặc các trang phục mềm và thoáng, thấm hút mồ hôi để da trẻ được khô thoáng.
  • Đặt bé nằm ở nơi khô ráo, môi trường xung quanh cần được đảm bảo vệ sinh.
  • Thường xuyên giặt chăn gối và quần áo cho bé, phơi nắng để diệt vi khuẩn.

Trường hợp bé bị mụn mủ nặng hoặc mụn mủ do bệnh lý thì cần đưa bé đến bác sĩ để được chăm sóc và điều trị tốt nhất. Bác sĩ có thể sẽ sát khuẩn để vệ sinh da cho bé hoặc sử dụng thuốc trị mụn mủ cho trẻ sơ sinh tùy thuộc vào tình trạng của trẻ.

Phòng tránh mụn mủ, mụn nhọt ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Để phòng tránh những nốt mụn mủ ở trẻ sơ sinh xuất hiện, cha mẹ cần lưu ý:

  • Giữ gìn môi trường sống của bé đảm bảo vệ sinh: khô thoáng và hạn chế tối đa vi khuẩn.
  • Luôn rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với con.
  • Sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội dành riêng cho bé để đảm bảo an toàn, dịu nhẹ.
  • Không nặn hay chà xát lên các nốt rôm sảy của bé vì dễ khiến các nốt này lây lan tạo thành mụn mủ nặng.
  • Mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống tốt cho bản thân để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ qua đường sữa mẹ, giúp con tăng sức đề kháng.

Trên đây là một số thông tin về mụn mủ ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo để nắm được tình trạng của con. Một số trường hợp mụn mủ là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nên mẹ cần lưu ý để biết cách điều trị, đảm bảo an toàn cho bé.

Xem thêm :

Cập nhật lúc 15:34 - 20/01/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo