Mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao, xử lý như thế nào đảm bảo an toàn?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao để không gây nguy hiểm? Mụn nhọt bị vỡ tạo nên các vết thương hở khiến nhiều người lo lắng và lúng túng, không biết cách xử lý. Mụn nhọt thường kèm theo dịch mủ nên cần phải thận trọng. Bạn có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây.

Mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao, xử lý như thế nào?
Mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao, xử lý như thế nào?

Mụn nhọt bị vỡ có nguy hiểm không?

Thông thường, có hai nguyên nhân khiến mụn nhọt bị vỡ:

  • Nguyên nhân thứ nhất: Mụn đã phát triển đến mức độ tối đa, hay còn gọi là mụn đã “chín”. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể đảm bảo vững chắc và bảo vệ được cơ thể. Mụn nhọt bị vỡ lúc này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu việc chăm sóc, xử lý không đúng cách thì vẫn có nguy cơ viêm nhiễm.
  • Nguyên nhân thứ hai là do tác động ngoại lực như bị chà xát, va chạm, hoặc do nặn. Trường hợp này mụn vẫn non hoặc đang ở giai đoạn sưng nên rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng.

Như vậy, dù nguyên nhân bị vỡ mụn là tác nhân nào thì nếu không xử lý đúng cách đều có thể gây nguy hiểm. Các biến chứng thường gặp nhẹ thì khiến mụn nhọt viêm nặng hơn, lây lan rộng hơn, nặng thì bị nhiễm trùng máu, viêm mủ màng tim, viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy, áp xe phổi, thậm chí là tử vong.

Mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao?

Mụn nhọt bị vỡ nghĩa là phần mủ viêm bên trong đã chảy ra ngoài, nốt mụn trở thành vết thương hở nên cần phải xử lý thận trọng.

Bước 1: Vệ sinh và sát khuẩn tay

Trước khi xử lý nốt mụn nhọt bị vỡ, bạn cần vệ sinh tay và sát khuẩn bằng cồn. Tay bẩn sẽ dễ khiến nốt mụn nhọt bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.

Bước 2: Xử lý nốt mụn nhọt bị vỡ

Mụn nhọt bị vỡ thì phần mủ sẽ bị đẩy một phần ra ngoài, một phần còn sót lại trong nang lông. Bạn cần dùng tay đã sát khuẩn ấn nhẹ vào hai bên cồi mụn để đẩy hết phần dịch mủ ra ngoài.

Mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao? Nên loại bỏ mủ viêm ra khỏi nốt mụn nhọt vỡ
Mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao? Nên loại bỏ mủ viêm ra khỏi nốt mụn nhọt vỡ

Sau khi thấy không còn mủ chảy ra ngoài thì bạn sử dụng bông y tế thấm khô để tránh lây lan cho vùng da khác. Thao tác nặn mụn nhọt cần thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm tổn thương da và để lại sẹo rỗ.

Bước 3: Sát khuẩn vùng da bị mụn nhọt

Sau khi đã loại bỏ mủ của mụn nhọt, bạn cần dùng các dung dịch sát khuẩn để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Đồng thời, việc sát khuẩn sẽ giúp vết thương bớt sưng và hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm.

Bạn có thể sử dụng một số loại cồn như Povidone iodine 10%, cồn sát khuẩn Betadine, cồn sát trùng Hanvet,… Cuối cùng, bạn sử dụng băng gạc y tế để băng vùng da mụn nhọt bị vỡ, tránh bị bụi bẩn hoặc vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào vết thương hở.

Sử dụng các dung dịch sát khuẩn
Sử dụng các dung dịch sát khuẩn

Chăm sóc da sau khi xử lý mụn nhọt bị vỡ như thế nào?

Mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao và chăm sóc thế nào? Ngoài việc xử lý mụn nhọt đúng cách thì khâu chăm sóc da cũng vô cùng quan trọng quyết định tình trạng mụn nhọt có nhanh khỏi hay không. Vì vậy, bạn có thể tham khảo các bí quyết sau:

  • Trong 2 ngày đầu tiên sau khi nặn mụn nhọt bị vỡ, bạn cần vệ sinh vùng da mụn nhọt bằng nước muối sinh lý.
Mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao? Nên vệ sinh da bằng nước muối sinh lý
Mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao? Nên vệ sinh da bằng nước muối sinh lý
  • Thay băng gạc thường xuyên để tránh trường hợp gạc y tế sau 1 ngày bị bám nhiều bụi bẩn gây nhiễm trùng.
  • Hạn chế tối đa tình trạng chạm vào vết mụn nhọt để tránh làm tổn thương da.
  • Nên mặc các trang phục rộng rãi, thoải mái và chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi để tránh cọ xát vào nốt mụn nhọt.
  • Hạn chế bị đổ mồ hôi nhiều tại vùng da vỡ mụn nhọt, giữ cho vùng da này được khô ráo để vết thương nhanh lành.

Mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao và hút mủ mụn nhọt như thế nào an toàn?

Để tránh trường hợp mụn nhọt mưng mủ và bị vỡ, ngay từ khi thấy mụn có dấu hiệu có mủ viêm, bạn có thể áp dụng các công thức hút mủ mụn nhọt dưới đây:

1. Hút mủ mụn nhọt bằng lá cây râm bụt

Cây râm bụt được liệt kê vào danh sách dược liệu quý trong dân gian mà ít người biết đến. Lá râm bụt có tính nhớt nên giúp giảm sưng, viêm hiệu quả. Sử dụng lá cây râm bụt có thể hút mủ mụn nhọt có mủ trắng viêm ở bên trong.

Cách áp dụng:

  • Bước 1: Rửa sạch lá râm bụt, ngâm với nước muối loãng.
  • Bước 2: Giã nát lá râm bụt cho đến khi thu được hỗn hợp nhớt.
  • Bước 3: Vệ sinh vùng da bị mụn nhọt, đắp hỗn hợp lên da và cố định lại bằng gạc y tế.
  • Bước 4: Sau khoảng 3-4 tiếng, rửa lại với nước.

2. Cách hút mụn mủ bằng lá táo

Trong lá táo được chứng minh là chứa hàm lượng lớn muối khoáng, có công dụng hỗ trợ khử trùng và kháng viêm rất tốt. Sử dụng lá táo đắp lên mụn sẽ cải thiện tình trạng sưng tấy và làm dịu da, khô cồi mụn nhanh chóng.

Cách hút mụn mủ với lá táo như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lá táo và để ráo nước.
  • Bước 2: Làm sạch vùng da có mụn nhọt, đắp cả bã và nước cốt lên vùng da có mụn nhọt.
  • Bước 3: Sau khoảng 3-4 tiếng, rửa lại với nước sạch.

3. Hút mủ mụn nhọt với nghệ tươi

Nghệ tươi từ xưa đến nay vẫn được sử dụng phổ biến để trị mụn nhọt, hồi phục da và lành sẹo. Nghệ được sử dụng phổ biến để điều trị tình trạng mụn mủ viêm nên có thể sử dụng để hút mủ mụn nhọt.

Cách hút mủ mụn nhọt nghệ tươi:

  • Bước 1: Đổ tinh bột nghệ ra bát, thêm chút nước lọc để thu được hỗn hợp sền sệt.
  • Bước 2: Đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn nhọt và sử dụng băng gạc để cố định lại.
  • Bước 3: Đợi khi băng gạc khô lại thì tháo băng gạc, vệ sinh với nước sạch.
Nghệ tươi dùng để hút mụn mủ và lành sẹo
Nghệ tươi dùng để hút mụn mủ và lành sẹo

4. Sử dụng lá sen để hút mủ mụn nhọt

Lá sen được ứng dụng để bào chế nhiều bài thuốc Đông y nhờ những công dụng tuyệt vời. Lá sen là vị thuốc có đặc tính mát, làm dịu và hồi phục da rất tốt.

Để hút mủ mụn nhọt bằng lá sen, bạn thực hiện theo các bước:

  • Bước 1: Lấy 1 phiến lá sen và dùng cuống lá sắc lấy nước để rửa vùng da bị mụn nhọt.
  • Bước 2: Sử dụng lá sen giã nát, trộn đều với cơm nếp dẻo sau đó đắp vào khu vực bị mụn nhọt.

Chú ý: Công thức này bạn nên đắp ngày 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

5. Hút mủ mụn nhọt với lá mồng tơi

Rau mồng tơi có đặc tính là mát, nhiều giá trị dinh dưỡng. Mồng tơi chứa lượng lớn chất nhớt nên có khả năng kháng viêm tốt, làm dịu da hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng mồng tơi để hút mủ mụn nhọt bằng cách cắt lấy lá mồng tơi rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng da mụn. Bạn nên sử dụng ngày 2-3 lần để nhanh có kết quả như mong muốn.

Kháng viêm và hút mủ viêm mụn nhọt bằng rau diếp cá

Rau diếp cá vốn được coi là nguồn kháng sinh tự nhiên rất tốt. Sử dụng diếp cá cho vùng da bị mụn mủ viêm sẽ giúp diệt khuẩn, giảm sưng, dịu da hiệu quả. Diếp cá còn giúp làm khô nốt mụn nhọt mủ viêm, đẩy mạnh quá trình tái tạo da.

Cách làm:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá, rửa sạch và ngâm nước muối loãng.
  • Bước 2: Xay nhuyễn rau diếp cá bằng máy xay sinh tố.
  • Bước 3: Đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn nhọt, thực hiện trước khi đi ngủ và rửa lại vào sáng hôm sau.

6. Xử lý mụn nhọt bị vỡ an toàn với hạt đình lịch

Đình lịch là loại cây được ưa chuộng và đã được chứng minh về hiệu quả chữa các loại mụn nhọt sưng đỏ, mủ viêm, kể cả những nốt mụn đã bị vỡ mụn. Hạt đình lịch có tính kháng sinh nên hút mủ rất tốt. Bạn chỉ cần kiên trì sử dụng, chỉ sau một vài lần đắp, mụn mủ sẽ giảm và xẹp xuống đáng kể.

Các xử lý mụn nhọt vỡ mủ bằng hạt đình lịch:

  • Bước 1: Chuẩn bị 2 thìa hạt đình lịch, ngâm trong nước nóng cho nở sau đó loại bỏ nước và ép thành khối kết dính.
  • Bước 2: Sau khi vệ sinh da, bạn đắp hỗn hợp đình lịch lên da và dùng gạc y tế quấn quanh để giữ chặt trong 3-4 tiếng.
  • Bước 3: Rửa sạch với nước ấm.

Trên đây là các thông tin hướng dẫn mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao. Mụn nhọt bị vỡ nếu không xử lý đúng cách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, bạn cần thận trọng để đảm bảo an toàn cho da và sớm điều trị khỏi mụn nhọt.

Cập nhật lúc 17:09 - 11/01/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo