Mụn Nhọt Ở Mông Bị Vỡ Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn nhọt ở mông bị vỡ khiến cho rất nhiều người lo lắng. Bởi đã có nhiều trường hợp chỉ từ một chiếc nhọt nhỏ bị vỡ, gây nhiều biến chứng lớn, thậm chí đe dọa tính mạng. Vậy mụn nhọt ở mông vỡ có nguy hiểm không và cần phải xử lý như thế nào an toàn?

Mụn nhọt ở mông bị vỡ có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào
Mụn nhọt ở mông bị vỡ có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào

Mụn nhọt ở mông bị vỡ do đâu và có nguy hiểm không?

Mụn nhọt ở mông bị vỡ là điều rất dễ xảy ra, bởi 2 nguyên nhân sau

  • Nguyên nhân thứ nhất là do mụn nhọt đã đến giai đoạn “chín”: Tức là mụn nhọt đã đạt trạng thái phát triển tối đa, đầu nhọt se và gom lại nên sẽ vỡ. Lúc này, hàng rào bảo vệ da đã đủ khả năng miễn dịch, chống lại vi khuẩn. Vì vậy, việc vỡ mụn không gây ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên, nốt mụn bị vỡ cần được chăm sóc, vệ sinh đúng cách thì mới đảm bảo an toàn.
  • Nguyên nhân thứ hai là do có ngoại lực tác động: Mụn nhọt ở mông rất dễ bị cọ xát bởi quần áo hoặc bị va đập khi ngồi xuống nên dễ bị vỡ. Trường hợp này rất nguy hiểm vì mụn nhọt còn non và đang viêm. Việc mụn nhọt tự vỡ, chưa gom được nhân lại dẫn tới nhân mụn vẫn còn sót lại trong nang lông, nguy cơ tái phát là rất cao.
Mụn nhọt ở mông vỡ do cọ xát
Mụn nhọt ở mông vỡ do cọ xát

Trong cả hai trường hợp, khi mụn nhọt đã bị vỡ sẽ tạo thành vết thương hở, khả năng xâm nhập của vi khuẩn rất dễ dàng. Đặc biệt là ở khu vực da mông là vùng da dễ bị nhiễm khuẩn do bí bách, khó vệ sinh. Vì vậy, nếu bạn không biết cách xử lý có thể dẫn tới nguy cơ:

  • Mụn tái phát với mức độ viêm nặng hơn, khó điều trị hơn và thường để lại sẹo và vết thâm sâu.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng máu do vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong tĩnh mạch.
Nguy cơ nhiễm trùng máu nếu không biết cách xử lý sau khi vỡ mụn nhọt
Nguy cơ nhiễm trùng máu nếu không biết cách xử lý sau khi vỡ mụn nhọt
  • Biến chứng nguy hiểm nhất là viêm mủ màng phổi hoặc màng tim, viêm xương, tủy và áp – xe phổi, nguy cơ tử vong cao.

Mụn nhọt ở mông bị vỡ cần phải xử lý như thế nào?

Trường hợp khi phát hiện mụn bị vỡ, bạn cần xử lý theo các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh da sạch sẽ

Vệ sinh da tay và cả khu vực da bị mụn là điều rất quan trọng để tránh nhiễm khuẩn. Bạn nên rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn, riêng với khu vực bị mụn, bạn có thể sử dụng bông y tế lau qua bằng nước muối sinh lý sau đó lau khô. Nếu bạn không thể tự xử lý nốt mụn nhọt ở mông do vị trí khó nhìn thì có thể nhờ sự hỗ trợ của người thân.

Bước 2: Xử lý nốt mụn nhọt bị vỡ ở mông

Nốt mụn nhọt bị vỡ sẽ kèm theo chảy mủ ra ngoài. Tuy nhiên đây không phải là toàn bộ lượng mủ có trong nang lông. Vì vậy, bạn cần biết cách loại bỏ toàn bộ mủ viêm để tránh tái phát mụn mới hoặc gây viêm nhiễm lây lan sang vùng da khác.

Có 2 cách bạn có thể sử dụng để lấy mủ ra ngoài:

  • Sử dụng hai đầu ngón tay cái ấn ở hai bên cồi mụn, thao tác nhẹ nhàng để mụn mủ trồi lên.
  • Sử dụng hai đầu tăm bông ấn ở hai bên cồi mụn để loại bỏ mủ.

Sau khi bạn thấy mụn nhọt không còn mủ đẩy ra ngoài, xuất hiện máu thì nghĩa là mủ viêm đã được loại bỏ hết ra ngoài.

Bước 3: Sát khuẩn do vết mụn nhọt

Mụn nhọt mới bị tác động bởi lực nặn sẽ rất dễ tổn thương nên cần được vệ sinh, sát khuẩn. Bạn có thể sử dụng bông y tế chấm cồn iod 3-5% để chấm vào vết mụn nhọt vừa nặn để tránh bị viêm, nhiễm.

Khi mụn nhọt bị vỡ cần lưu ý điều gì?

Khi mụn nhọt ở mông bị vỡ mủ, bạn cần làm khô và lưu ý như sau:

  • Sử dụng kháng sinh, sát khuẩn bằng cồn trong vài giờ sau khi mụn vỡ để tránh nhiễm khuẩn.
  • Băng vết mụn nhọt bị vỡ lại bằng băng gạc để tránh bị cọ xát, giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên, bạn không nên băng quá chặt và nhớ thay băng gạc thường xuyên.
  • Chườm ấm sau khi mụn vỡ để dịch mủ chảy hết ra ngoài. Bạn lưu ý sử dụng khăn sạch để tránh gây vi khuẩn xâm nhập.
  • Vệ sinh thường xuyên vùng da bị mụn để tránh vi khuẩn phát triển và lây lan.
  • Tránh mặc trang phục bó, nên mặc đồ rộng, thoải mái và chất vải mềm mại để tránh chà xát gây tổn thương cho vết nhọt.
Không nên mặc các trang phục bó sát, vải cứng
Không nên mặc các trang phục bó sát, vải cứng
  • Thay giặt quần áo thường xuyên, đặc biệt là đồ lót bởi đây là những trang phục tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với vết mụn.
  • Hạn chế ngồi nhiều để tránh khu vực da bị mụn “bí bách”, vết thương lâu khỏi hơn.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Với những người có khả năng đề kháng tốt, làn da khỏe mạnh, tình trạng mụn nhọt ở mông vỡ có thể tự lành sau vài tuần. Tuy nhiên, với một số người có hệ miễn dịch kém, các trường hợp sau cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị:

  • Mụn nhọt sưng viêm gây cảm giác đau, buốt kèm theo sốt, không thể nằm hoặc ngồi bình thường.
  • Mụn nhọt vỡ và lan ra với đường kính lớn hơn 5cm cần đến khám ở các cơ sở y tế ngay vì đây có thể là biểu hiện của bệnh ung thư da.
  • Mụn nhọt sau khi vỡ không có dấu hiệu lành mà viêm nặng hơn.

Như vậy, mụn nhọt bị vỡ ở mông mà không biết cách sát khuẩn và xử lý thì rất dễ bị nhiễm khuẩn, tái phát mụn và thậm chí là có nguy cơ nhiễm trùng máu rất nguy hiểm. Vì vậy, khi mụn bị vỡ, bạn cần hết sức lưu ý cách xử lý để tránh trường hợp gây biến chứng khó lường.

Cập nhật lúc 17:09 - 11/01/2024
4/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo