Mụn Thâm Đỏ: Nguyên Nhân, Các Loại Mụn, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn thâm đỏ là một trong những dạng mụn điều trị nan giải nhất bởi khả năng để lại sẹo và di chứng cao. Tuy không được coi là một dạng mụn trứng cá riêng biệt nhưng loại mụn này khiến nhiều người phiền não và cảm thấy khó chịu vì ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gương mặt.

Các thông tin về tình trạng mụn thâm đỏ
Các thông tin về tình trạng mụn thâm đỏ

Mụn thâm đỏ là gì?

Mụn thâm đỏ không phải là một dạng trứng cá riêng biệt mà là tình trạng mụn bị biến đổi màu da do một số tác nhân dẫn tới thâm đỏ và có thể kèm theo sưng tấy. Khi có tác động lên lớp mụn sẽ khiến da bị tổn thương, cơ chế tự làm lành sẽ hình thành tế bào mới và đẩy lên trên.

Tế bào non rất nhạy cảm với ánh sáng nên khi tiếp xúc sẽ sản sinh ra sắc tố melanin dẫn tới vết mụn sẽ bị thâm. Hay nói cách khác, mụn thâm đỏ là tình trạng mụn bị tăng sắc tố.

Nguyên nhân tình trạng mụn bị sẫm màu chủ yếu do sắc tố melanin
Nguyên nhân tình trạng mụn bị sẫm màu chủ yếu do sắc tố melanin

Mụn thâm đỏ rất dễ nhận biết được bằng mắt thường. Ban đầu mụn chỉ là dạng trứng cá thông thường nhưng sau một thời gian sưng đỏ và chuyển thâm, có thể kèm theo viêm và khi sờ vào cảm thấy đau nhức.

Nguyên nhân mụn thâm đỏ

Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn trứng cá bị thâm 

Có khá nhiều nguyên nhân khiến làn da của bạn gặp phải tình trạng này:

  • Nặn mụn sai cách: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mụn thâm đỏ, nặn sai cách khiến da bị tổn thương sâu, dễ bị thâm và sẹo, nhân mụn không được lấy ra hết nên chuyển hóa thành mụn thâm đỏ.
Nặn mụn sai cách tiềm ẩn nhiều biến chứng
Nặn mụn sai cách tiềm ẩn nhiều biến chứng
  • Mụn bị vỡ: Do các tác động bên ngoài như bị chà xát quá mạnh khi rửa mặt, tẩy da chết,… khiến cồi mụn bị vỡ và thâm lại.
  • Da bị nhiễm sắc tố: Do một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng sắc tố, tạo những đốm màu khó mờ.
  • Chăm sóc da sai cách: Sử dụng mỹ phẩm khiến da bị bào mòn, vết thâm đậm hơn và khó mờ.
  • Không che chắn, chống nắng cho da: Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ khiến sắc tố trên da tăng nhanh và tạo thành những nốt mụn sẫm màu.
  • Rối loạn nội tiết tố: Khiến sắc tố melanin tăng nhanh, mụn bị thâm và đỏ.

Các loại mụn thâm đỏ thường gặp

Mụn thâm đỏ thường được phân chia thành hai nhóm như sau:

Mụn không viêm: Chủ yếu thường gặp nhất là dạng mụn đầu trắng, cồi mụn có đầu trắng nhỏ bên trên.

Mụn viêm: Bao gồm những nốt mụn sau khi chuyển hóa thành dạng thâm đỏ có kèm theo ổ viêm ở bên trong:

  • Mụn mủ: Mụn mủ có thể có đầu trắng hoặc không có đầu, phần nhân mụn chứa mủ viêm, cồi mụn rất dễ vỡ, chạm vào sẽ dễ bị chảy mủ ra ngoài.
  • Mụn nang: Là dạng mụn nặng, nhân mụn nằm sâu dưới da và kích thước lớn, ổ viêm ăn sâu trong biểu bì và khi sờ vào có cảm giác như dạng u, cục. Mụn này rất khó chữa và dễ để lại sẹo rỗ.
  • Mụn mạch lươn: Bao gồm các ổ mụn nang, mụn ẩn, mụn bọc,… liên kết với nhau, được ví như mạch lươn, quan sát bằng mắt thường sẽ thấy giống các vết sẹo lồi thâm đen. Tuy nhiên đây là các ổ viêm thông với nhau và có kích thước lớn. Đây là dạng mụn viêm thể rất nặng.
Mụn mủ xuất hiện trên mặt
Mụn mủ xuất hiện trên mặt

Điều trị mụn thâm đỏ như thế nào?

Tùy theo tình trạng mụn sẽ có liệu trình điều trị khác nhau, từ nặng đến nhẹ.

Trị mụn tại nhà

Nếu những nốt mụn của bạn mới xuất hiện ở dạng riêng lẻ và ít viêm thì có thể áp dụng các bí quyết trị mụn, giảm thâm sau đây để loại bỏ:

  • Sử dụng nghệ: Trộn tinh bột nghệ với mật ong và đắp lên nốt mụn. Nghệ sẽ giúp trị mụn và mờ thâm, mật ong có công dụng dưỡng da rất tốt.
  • Thoa nước cốt chanh: Hàm lượng vitamin C lớn trong chanh sẽ giúp vết thâm mụn của bạn mờ đi hiệu quả, đồng thời nhờ tính axit loại bỏ chất nhờn nên da bạn sẽ được làm sạch, giảm mụn.
  • Bột trà xanh: Với đặc tính chống oxy hóa cực tốt, bột trà xanh có khả năng ngăn ngừa hoạt động của sắc tố melanin trên da. Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần đắp mặt nạ trà xanh với sữa chua không đường lên nốt mụn.
  • Bôi vitamin E: Cách này thích hợp với bạn có da thường hoặc khô. Vitamin E cũng có khả năng chống oxy hóa nên thúc đẩy quá trình hồi phục da, làm lành các tổn thương trên da.
Bôi vitamin E phục hồi da
Bôi vitamin E phục hồi da
  • Đắp tỏi: Tỏi có chứa chất kháng sinh mạnh nên rất thích hợp nếu như nốt mụn của bạn đang sưng đỏ và thâm, Đắp 1-2 lát tỏi trong khoảng 3-5 phút sẽ giúp nốt mụn bớt sưng và xẹp dần.

Điều trị với thuốc trị mụn

Khi mà các liệu pháp thiên nhiên không có hiệu quả, hoặc tình trạng mụn của bạn ở mức trung bình – nặng, cách tốt nhất là sử dụng các hoạt chất, thuốc điều trị mụn thâm đỏ nhằm đạt được kết quả tốt và nhanh chóng nhất.

Thuốc bôi tại chỗ

Các loại kem trị mụn thâm đỏ ở mặt sẽ thẩm thấu trực tiếp vào sâu dưới da, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, làm thoáng nang lông và đưa oxy vào để diệt vi khuẩn, đôn fg thời kích thích sự tái tạo tế bào để da được hồi phục nhanh chóng.

Các loại thuốc bôi thường được sử dụng là:

  • Acid Salicylic: Tẩy tế bào chết trong nang lông, giúp lỗ chân lông thông thoáng và loại bỏ mụn.
  • Retinol: Là một dạng dẫn xuất của vitamin A – “thần dược” điều trị mụn và chống lão hóa, retinol giúp kích thích loại bỏ tế bào cũ và thay mới tế bào mạnh mẽ, nhờ đó mụn được loại bỏ, lớp da mới hình thành nên căng mịn và khỏe mạnh.
Các thông tin về tình trạng mụn thâm đỏ
Các thông tin về tình trạng mụn thâm đỏ
  • Một số hoạt chất trị thâm: vitamin C, arbutin, azelaic acid,… cũng thường được sử dụng kèm để giảm các đốm sậm màu sau khi bị mụn.

Thuốc kháng sinh toàn thân

Thuốc uống thường được các bác sĩ kê khi các liệu pháp thuốc bôi không phát huy hiệu quả. Các loại thuốc này sẽ được kết hợp với bôi ngoài da:

  • Kháng sinh: Clindamycin, Erythromycin, Doxycycline,… dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, kháng viêm cho da.
  • Thuốc tránh thai: Chỉ sử dụng cho nữ giới, thuốc có công dụng kiểm soát lượng hormone androgen – hormone đóng vai trò chủ đạo trong việc tiết nhờn trên da gây mụn.
  • Isotretinoin: Thường sử dụng với liệu trình 4-6 tháng, cơ chế tác động là thu nhỏ kích thước của tuyến bã nhờn, làm da bớt dầu và giảm mụn.

Khi sử dụng các loại thuốc để trị mụn, bạn cần lưu ý:

  • Cách tốt nhất là đi khám để được kê thuốc, việc tự ý mua và sử dụng dễ dẫn tới những hậu quả, tác dụng phụ rất khó lường.
  • Dùng thuốc đúng theo chỉ định và liều dùng, thời gian (đặc biệt với thuốc tránh thai và isotretinoin), thận trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Khi thấy có những triệu chứng hoặc phản ứng bất thường, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị.

Làm thế nào để phòng tránh mụn thâm đỏ?

Mụn thâm đỏ có thể hoàn toàn tránh được nếu bạn nắm được các điều quan trọng sau đây:

  • Hạn chế tối đa chạm tay lên mụn, tuyệt đối không nặn mụn vì dễ khiến mụn bị viêm và thâm, để lại sẹo.
  • Luôn giữ cho da mặt được sạch sẽ: Rửa mặt ngày 2 lần, xông hơi tuần 1 lần và nên tẩy da chết tuần 1-2 lần để loại bỏ lớp sừng, giúp các nốt mụn nhanh mờ thâm.
  • Lựa chọn các sản phẩm phù hợp với loại da, có nguồn gốc, tuyệt đối không sử dụng mỹ phẩm trôi nổi, chứa nhiều thành phần độc hại như kem trộn.
  • Che chắn kỹ và sử dụng kem chống nắng thường xuyên khi ra ngoài, hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Hạn chế trang điểm và sử dụng quá nhiều mỹ phẩm trong thời gian bị mụn và đang điều trị mụn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: ăn nhiều rau xanh, hạn chế tối đa sử dụng các thực phẩm có hại như đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, rượu bia, chất kích thích,…, uống 2 lít nước mỗi ngày.
  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc để da có thời gian phục hồi, tránh stress căng thẳng quá nhiều.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng mụn thâm đỏ mà bạn nên biết: Nguyên nhân, các loại mụn và các phương thức điều trị hiệu quả. Bạn có thể trị tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ để được kê thuốc phù hợp nhất nhằm nhanh chóng lấy lại làn da khỏe mạnh.

Cập nhật lúc 10:58 - 22/01/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo