Mụn Trứng Cá Vùng Kín Là Gì, Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mọc mụn trứng cá vùng kín là căn bệnh da liễu gây khó chịu cho người mắc phải. Đây cũng là triệu chứng khá tế nhị, khiến cho người bệnh e ngại khi đi thăm khám. Vậy bị mụn trứng cá ở vùng kín là bệnh gì, nguyên nhân cũng như cách điều trị thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau của chuyên gia da liễu để biết cách xử lý khi vùng kín có mụn trứng cá.

Mụn trứng cá vùng kín là gì, có nguy hiểm không?
Mụn trứng cá vùng kín là gì, có nguy hiểm không?

Mụn trứng cá vùng kín là gì?

Mụn trứng cá vùng kín được hiểu là tình trạng da bên ngoài hay trong cơ quan sinh dục nam/nữ xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti. Đây có thể là loại mụn nước, mụn có mủ trắng, mụn sưng tấy,… Ban đầu, chúng có thể mọc riêng lẻ, nhưng nếu không phát hiện và sớm có biện pháp chữa trị phù hợp, tình trạng mụn có thể lây lan nhanh và mọc thành chùm, dễ vỡ ra, gây tổn thương và nhiễm trùng vùng kín.

Các chuyên gia da liễu vùng kín còn cho biết, tình trạng nổi mụn trứng cá tại cơ quan sinh dục là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý sau:

  • Viêm bao quy đầu: Đây là căn bệnh sinh lý ở nam giới, là tình trạng da bị viêm nhiễm. Từ đó khiến vùng da xung quanh vùng kín bị nổi mụn đỏ, mụn trứng cá, kèm theo là dấu hiệu ngứa ngáy, đi tiểu buốt, tiểu rắt,…
  • Viêm âm đạo: Mụn trứng cá vùng kín cũng là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo ở nữ giới. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do người bệnh không vệ sinh sạch sẽ, ít thay băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt, gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng kín. Từ đó xuất hiện các triệu chứng như: Khí hư ra nhiều, ngứa ngáy, xuất nhiều mụn ở xung quanh âm đạo, mùi hôi, đau rát khi quan hệ tình dục,…
  • Viêm nang lông: Đây là tình trạng vùng kín xuất hiện những nốt mụn đỏ quanh nang lông, có mủ trắng bên trong. Khi vào giai đoạn nặng, những nốt mụn này có thể vỡ ra, không chỉ gây mùi hôi khó chịu, mà còn dễ nhiễm trùng vùng kín, để lại sẹo sâu và thâm mất thẩm mỹ.
  • Sùi mào gà: Mụn trứng cá mọc ở “cô bé”, “cậu bé” do bệnh sùi mào gà gây ra là một trong những triệu chứng đặc biệt nguy hiểm và khó chữa trị. Đây là căn bệnh do virus HPV gây ra, thường có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 – 9 tháng mới xuất hiện triệu chứng cụ thể. Các nốt mụn trong trường hợp này thường mọc chi chít với nhau thành từng cụm, gây nhiều trở ngại và khó khăn trong sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
  • Mụn rộp sinh dục: Căn bệnh mụn rộp sinh dục thường chủ yếu lây lan qua đường tình dục. Tùy vào cơ địa của mỗi người, các dấu hiệu sẽ có thời gian ủ bệnh dài hay ngắn. Ban đầu, sẽ xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ li ti, phân bố rải rác. Nhưng càng về sau, số lượng mụn sẽ tăng dần lên, lan rộng khắp cơ quan sinh dục của cả nam và nữ.

Nổi mụn trứng cá vùng kín là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến những nguy hại điển hình như: Gây vô sinh, giảm “chất lượng” khi quan hệ, dễ lây nhiễm bệnh cho bạn tình,… Thậm chí, khi mụn ngày càng lan rộng, không thể trị dứt điểm, sẽ gây ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung,…

Nguyên nhân vùng kín có mụn trứng cá

Để có thể tìm ra cách điều trị cũng như ngăn ngừa tình trạng mụn trứng cá vùng kín, người bệnh rất cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh lý da liễu này. Dưới đây là các tác nhân gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá ở vùng kín thường gặp mà bạn cần lưu ý.

Nấm, vi khuẩn và những rối loạn trong cơ thể sẽ gây ra mụn
Nấm, vi khuẩn và những rối loạn trong cơ thể sẽ gây ra mụn
  • Nấm và vi khuẩn: Điều kiện ẩm ướt thường xuyên chính là môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn phát triển, gây tình trạng viêm nang lông, mọc mụn trứng cá ở vùng kín.
  • Tuyến mồ hôi bị tắc: Tình trạng tuyến mồ hôi bị tắc ở các vị trí lỗ chân lông cũng là tác nhân khá phổ biến khiến cho da không thể loại bỏ chất thải ra bên ngoài. Từ đó khiến tình trạng da ngày càng xấu đi, dễ tích tụ vi khuẩn, gây nổi mụn trứng cá.
  • Rối loạn nội tiết tố: Khi nội tiết tố của cơ thể bị thay đổi đột ngột sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mụn trứng cá phát triển trên bề mặt da, ngay cả ở vùng kín.
  • Ảnh hưởng bệnh lý: Các bệnh lý điển hình như tiểu đường, viêm nhiễm phụ khoa, bệnh gan,… dễ gây ra mụn trứng cá. Lúc này da sẽ xuất hiện triệu chứng nổi mụn trứng cá ở nhiều nơi, thậm chí là ở vùng kín.
  • Viêm tuyến mồ hôi mủ: Viêm tuyến mồ hôi mủ còn được xem là bệnh lý mãn tính, gây nhiều tổn thương cho da từ các vết mụn nhọt, mụn trứng cá mọc chi chít quanh cơ thể bao gồm cả vùng kín.
  • Mặc quần lót quá chặt, không sạch sẽ: Nếu thường xuyên mặc quần lót quá chật, ma sát mạnh với vùng kín sẽ làm tổn thương nơi nhạy cảm này, đồng thời làm tuyến mồ hôi không thoát ra ngoài được. Thói quen này đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tấn công, gây ra hiện tượng mọc mụn trứng cá vùng kín.
  • Dị ứng hóa chất: Mọc mụn như mụn trứng cá ở vùng kín cũng có một phần nguyên nhân là do bề mặt da tại nơi đây bị dị ứng bởi một số loại hóa chất có trong dung dịch tẩy rửa hoặc các vật dụng hàng ngày.

Có thể thấy mụn ở vùng kín hình thành do cả yếu tố nội và ngoại sinh. Người bệnh nên chú ý, nhận biết sớm các triệu chứng để có cách xử lý hết mụn.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng nguy hiểm

Mụn trứng cá vùng kín khá dễ nhận biết do nơi đây là khu vực nhạy cảm. Nhưng không thể vì vậy mà bạn có thể chủ quan bỏ qua việc tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết triệu chứng này. Từ đó bỏ qua thời điểm điều trị tốt nhất để nhanh chóng đẩy lùi các mụn gây nhiều khó chịu.

Các chuyên gia chia sẻ những dấu hiệu điển hình khi mọc mụn trứng cá ở vùng kín gồm:

  • Mụn trứng cá thường sẽ lớn hơn so với các mụn thông thường.
  • Mụn thường có nhân mủ màu trắng, sưng to và tấy đỏ.
  • Vùng da xung quanh nốt mụn có dấu hiệu viêm đỏ, vô cùng đau nhức kèm theo triệu chứng ngứa ngáy.
  • Sau vài ngày, mụn có thể bị vỡ gây đau rát và nhiễm trùng vùng kín.
  • Ta thường thấy hiện tượng mọc mụn trứng cá ở vùng kín nữ rõ rệt ở môi lớn và khu vực 2 bên bẹn.

Mụn trứng cá vùng kín có nguy hiểm hay không, khi nào cần khám?

Nổi mụn trứng cá ở “cô bé”, “cậu bé” không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng nếu chăm sóc sai cách, tình trạng mụn sẽ nhanh chóng tiến triển thành một số biến chứng nguy hiểm như:

Nổi mụn trứng cá ở "cô bé", "cậu bé" có thể gây biến chứng
Nổi mụn trứng cá ở “cô bé”, “cậu bé” có thể gây biến chứng
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Phụ nữ đang mang thai bị mụn trứng cá ở vùng tế nhị lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Từ đó gây nguy cơ sinh non cao, sảy thai hoặc nhiễm trùng hậu sinh sản.
  • Bệnh áp xe: Những nốt mụn trứng cá ở cơ quan sinh dục rất có khả năng gây ra ổ áp xe, làm đau nhức khi người bệnh vận động hoặc mặc quần bó sát.
  • Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: Tình trạng vùng kín mọc mụn trứng cá lâu ngày sẽ gây lở loét, nấm ký sinh đi ngược lên cổ tử cung, buồng trứng,… Từ đó dẫn đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: Viêm buồng trứng, viêm cổ tử cung, tắc dính ống dẫn trứng,…
  • Hình thành sẹo thâm: Mụn trứng cá ở vùng kín nếu không được xử lý đúng cách và nhanh chóng sẽ khiến da bị tổn thương và hình thành sẹo thâm, sẹo lõm. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng sẽ làm giảm tự tin của người bệnh, đặc biệt là nữ giới.

Chữa trị mụn trứng cá vùng kín thế nào hiệu quả?

Việc chữa trị mụn trứng cá luôn là vấn đề e ngại đối với người nhiễm bệnh. Vậy làm thế nào để giảm bớt những khó chịu do tình trạng này gây ra ở vùng kín?

Cách chữa tại nhà

Mụn trứng cá tuy không phải là một tình trạng da liễu xa lạ, nhưng do xuất hiện ở vùng kín nên khiến nhiều người e ngại đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị. Điều này dẫn đến việc nhiều người bệnh bắt đầu tìm đến các phương pháp trị mụn trứng cá tại nhà.

Dưới đây là một số cách khắc phục và điều trị dứt điểm tình trạng mọc mụn trứng cá ở bộ phận sinh dục mà bạn có thể áp dụng ngay lập tức:

Trị mụn trứng cá vùng kín bằng lá kinh giới

Theo nghiên cứu Đông y, lá kinh giới (hay bạch tô) là loại thảo dược có vị cay, tính ôn. Nó có tác dụng cầm máu, điều trị tốt cho triệu chứng mụn chứa mủ hiệu quả.

Còn với y học hiện đại, lá kinh giới chứa thành phần có khả năng sát khuẩn cực tốt. Nhờ đó, loại thảo dược này được áp dụng rất nhiều trong việc điều trị tình trạng nổi mụn trứng cá vùng kín.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá kinh giới.
  • Nước muối pha loãng.
  • Tăm bông sạch.

Cách thực hiện:

  • Rửa thật sạch phần lá kinh giới đã chuẩn bị với nước muối pha loãng để tẩy đi bụi bẩn và tiệt trùng.
  • Để nguyên liệu lá kinh giới cho ráo nước.
  • Dùng cối để giã nhuyễn toàn bộ lá kinh giới. Loại bỏ phần bã và chắt lấy nước cốt.
  • Dùng tăm bông sạch chấm vào phần nước cốt lá kinh giới, rồi thoa nhẹ lên vùng da bị nổi mụn trứng cá ở vùng kín.
  • Để nguyên phần nước cốt này trên da khoảng 20 phút.
  • Nhẹ nhàng rửa sạch làn da vùng kín lại với nước ấm.
Cây kinh giới chữa mụn trong dân gian
Cây kinh giới chữa mụn trong dân gian

Chữa mụn trứng cá ở vùng kín bằng lá chè xanh

Lá chè chứa thành phần EGCG có khả năng chống oxy hóa vượt trội, giúp tiêu diệt hiệu quả các vi khuẩn, nấm tấn công da và lỗ chân lông. Đặc biệt với triệu chứng nổi mụn trứng cá, loại thảo dược này đã được các chuyên gia da liễu khuyên sử dụng vì công dụng và độ lành tính với vùng da nhạy cảm.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá chè xanh.
  • 2 muỗng muối.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá chè xanh với nước để loại bỏ bụi bẩn và tiệt trùng trước khi sử dụng.
  • Bước 2: Dùng tay vò nát lá chè rồi cho vào nồi cùng 2 thìa muối và nước sạch.
  • Bước 3: Bật bếp và đun sôi trong vòng 5 – 10 phút, sau đó có thể tiến hành theo 2 cách: 1. Đổ hỗn hợp ra chậu sạch và đợi cho nước nguội bớt. Bắt đầu tiến hành vệ sinh vùng kín bằng nước nấu lá chè xanh. 2. Trong lúc nước lá chè xanh còn nóng, người bệnh dùng để xông hơi trước khi tắm hàng ngày, khắc phục tình trạng vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong âm đạo.
  • Bước 4: Nhẹ nhàng lau sạch vùng kín bằng nước sạch và thấm khô bằng khăn.

Chữa mụn trứng cá vùng kín bằng lá tía tô

Từ lâu, lá tía tô đã được đánh giá là loại thảo dược quý trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu, dùng cho cả vùng kín. Nguyên nhân là vì trong lá tía tô còn chứa nhiều Vitamin tốt cho da. Cùng với đó là các khoáng chất không chỉ giúp sát khuẩn, tiêu viêm, mà còn tăng cường sức đề kháng cho da. Ngoài ra, lá tía tô còn vô cùng lành tính nên hầu như không hề gây tác dụng phụ cho cơ thể.

Chuẩn bị: 1 nắm lá tía tô.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ những lá hư, héo rồi rửa sạch lá tía tô đã chuẩn bị.
  • Đem tất cả lá tía tô đi giã nhuyễn.
  • Vệ sinh sạch sẽ làn da ở vùng kín trước khi thực hiện phương pháp chữa mụn ở vùng kín bằng lá tía tô.
  • Bôi trực tiếp hỗn hợp lá tía tô giã nhuyễn lên vùng kín.
  • Giữ nguyên hỗn hợp trên da trong vòng 20 phút rồi sau đó rửa sạch lại với nước ấm.

Có thể thực hiện phương pháp trị mụn bằng lá tía tô từ 2 – 3 lần/ tuần để mụn nhanh chóng lành.

Những cách chữa mụn tại vùng kín bằng thảo dược tại nhà trên đều có điểm chung là dễ tìm mua và thực hiện. Người bệnh hoàn toàn có thể trị dứt điểm bệnh và lấy lại tự tin với vùng kín sạch mụn.

Các bài thuốc uống trong Đông y trị mụn trứng cá vùng kín

Áp dụng y học cổ truyền vào điều trị mụn trứng cá cũng được rất nhiều người bệnh tin tưởng dùng. Tùy theo loại mụn và cơ địa chung mà lựa chọn bài thuốc Đông y sao cho phù hợp.

Bài thuốc số 1

Chuẩn bị:

  • 12g mỗi loại bạch bì, đảng sâm, nhót tây.
  • 6g mỗi loại hoàng bá, thượng thảo 6g, cam thảo.
  • 500ml nước lọc.

Cách sử dụng:

  • Rửa thật sạch tất cả các nguyên liệu có trong thang thuốc.
  • Bỏ tất cả vào ấm sắc cùng nước rồi sắc cạn sao cho chỉ còn khoảng 300ml nước.
  • Chia thuốc ra 3 lần uống trong ngày để hỗ trợ trị dứt điểm mụn trứng cá ở bộ phận sinh dục.
Các vị thuốc Đông y có tác dụng chống viêm, tốt cho trị mụn
Các vị thuốc Đông y có tác dụng chống viêm, tốt cho trị mụn

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị:

  • 12g mỗi loại bạch truật, khoai mài, phục linh, đẳng sâm, ý dĩ.
  • 10g liên nhục.
  • 8g mỗi loại bạch biển đậu, cát cánh, sa nhân.
  • 4g cam thảo.

Cách sử dụng:

  • Trộn tất cả các dược liệu trên thành 1 thang rồi đem sắc trong ấm với một chút nước.
  • Chú ý sắc cho tới khi nước thuốc hơi đặc thì tắt bếp.
  • Chia thuốc sắc làm 2 – 3 lần dùng, mỗi ngày sắc uống 1 thang và dùng trong 7 ngày liên tục.

Điều trị mụn trứng cá vùng kín bằng phương pháp hiện đại

Bên cạnh việc chữa bằng các nguyên liệu thiên nhiên tại nhà, người bệnh cũng có thể áp dụng thêm các phương pháp với sự can thiệp của phương thức hiện đại.

  • Phương pháp nội khoa: Giải pháp trị mụn trứng cá vùng kín bằng phương pháp nội khoa đã và đang được các bác sĩ áp dụng cho trường hợp mụn còn nhẹ. Người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh bằng cách bôi trực tiếp lên các nốt mụn hay uống để ức chế khả năng lây lan của mụn trứng cá.
  • Phương pháp ngoại khoa: Với trường hợp người bệnh bị mụn trứng cá do bệnh mụn rộp sinh dục, sùi mào gà,… phương pháp ngoại khoa (ALA – PDT) sẽ được áp dụng để loại bỏ các nốt mụn, giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Các cách phương pháp Tây y kể trên có ưu điểm là sẽ nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng mụn, kể cả những nốt mụn dai dẳng mà những thảo dược thiên nhiên không thể trị dứt điểm.

Phòng ngừa mụn trứng cá vùng kín hiệu quả

Làn da ở vùng kín thường dễ bị bí và ẩm hơn so với những vùng da khác vì có hoạt động bài tiết chất thải mạnh. Do đó nếu không chủ động phòng ngừa, tình trạng này hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Không nên mặc chật làm ảnh hưởng đến vùng kín
Không nên mặc chật làm ảnh hưởng đến vùng kín

Dưới đây là những cách phòng ngừa mụn trứng cá hiệu quả mà bạn cần biết.

  • Tuyệt đối không nên mặc quần lót quá chật, gây ma sát mạnh vào vùng kín.
  • Nên giặt quần lót thường xuyên với nước ấm và phơi dưới ánh nắng để loại bỏ hiệu quả những bụi bẩn và vi khuẩn, nấm men tích tụ trên vải.
  • Nên vệ sinh vùng kín ít nhất 1 lần/ ngày và thay quần lót thường xuyên.
  • Thận trọng khi lựa chọn sản phẩm làm sạch vùng kín để tránh da bị kích ứng.
  • Vào lúc thời tiết nóng ẩm, nên ưu tiên mặc những trang phục có chất liệu vải bằng cotton và linen thoáng mát, tránh gây bí bách cho và làm tăng việc điều tiết mồ hôi quá mức trên da.
  • Dùng thuốc hoặc đến khám bác sĩ sinh lý để kiểm soát tình trạng rối loạn nội tiết tố, bệnh tiểu đường, cường giáp,… từ đó hạn chế hiệu quả tình trạng nổi mụn trứng cá ở vùng kín và các vùng da khác.

Mụn trứng cá vùng kín là tình trạng khá phổ biến, gây nhiều phiền phức và khó chịu cho người bệnh. Cần biết cách điều trị và phòng ngừa đúng cách để đẩy lùi nỗi lo về bệnh. Trong trường hợp mụn trứng cá có chuyển biến nặng, ứ nhiều mủ, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cập nhật lúc 16:30 - 30/03/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo