Ngứa Da

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Ngứa da là một vấn đề về da khiến cho những ai gặp phải cảm thấy vô cùng khó chịu. Đây có thể chỉ là một triệu chứng thông thường, nhưng đôi khi bị ngứa da lại là dấu hiệu của một số bệnh về da nguy hiểm. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả tình trạng này.

Ngứa da là bệnh gì?

Ngứa da là hiện tượng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Bạn sẽ có cảm giác khó chịu và muốn đưa tay lên gãi. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây không phải là bệnh lý mà nó là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.

Tùy theo cơ địa cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa của mỗi người mà thời gian ngứa sẽ dài ngắn khác nhau.

Bạn có thể bị ngứa ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: Da đầu, mặt, lưng, lòng bàn tay, chân, ngứa ở vùng kín. Đặc biệt, nếu không được khắc phục kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng ngứa da lan rộng toàn thân, gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh.

Nguyên nhân khiến da bị ngứa

Da bị ngứa không đơn giản là hiện tượng bình thường, nhất là trường hợp ngứa kéo dài và đi kèm với các triệu chứng bất thường khác. Bởi vậy, xác định được nguyên nhân bạn sẽ có cách phòng tránh cũng như khắc phục một cách hiệu quả.

Nguyên nhân ngứa da có thể xuất phát từ các yếu tố bên trong hoặc tác nhân bên ngoài. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da:

Nguyên nhân do bệnh ngoài da

Không ít người đặt ra câu hỏi rằng “ngứa da là dấu hiệu của bệnh gì?” bởi ngứa ngáy là một trong những triệu chứng điển hình của các bệnh lý ngoài da. Bác sĩ chuyên khoa da liễu cho rằng, da bị ngứa có thể là dấu hiệu của các bệnh ngoài da như:

  • Viêm da dị ứng: Người bệnh sẽ có hiện tượng da khô ngứa, nứt nẻ, sưng tấy. Bệnh phát triển theo đợt và thường xuyên tái phát.
  • Mề đay (mày đay): Bệnh xuất hiện đột ngột gây ra tình trạng ngứa da, nổi những mảng sần trên cơ thể.
  • Dị ứng thời tiết: Cơ địa mẫn cảm với thời tiết như nhiệt độ nóng, lạnh đột ngột, khắc nghiệt... Khi bị dị ứng thời tiết người bệnh sẽ nổi mẩn ngứa ở một vùng da nhất định hoặc nổi toàn thân.
  • Dị ứng với thuốc, mỹ phẩm, hóa chất: Do sử dụng sản phẩm không đảm bảo chất lượng, cơ địa mẫn cảm với thuốc, hóa chất (xi măng, xà phòng, sơn...).
  • Dị ứng với thực phẩm: Khi ăn phải thức ăn lạ, ăn hải sản, thực phẩm có chất bảo quản độc hại.

Da bị ngứa do các bệnh lý bên trong cơ thể

Mắc bệnh lý về gan, thận: Gan, thận có vai trò đào thảo chất độc hại nên khi hai bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến chức năng hoạt động bị ảnh hưởng gây tình trạng ngứa.

  • Nhiễm giun sán: Chất thải của giun sán khi có quá nhiều lượng giun trong người sẽ kích thích hệ miễn dịch rồi gây ngứa.
  • Bị bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu tăng cao khiến mạch máu dưới da bị tổn thương, làm cho da khô sần và xuất hiện tình trạng ngứa ngáy.
  • Bệnh về máu: Các vấn đề về máu như loạn sản tủy, đa hồng cầu, lượng histamin trong máu tăng...
  • Bệnh xã hội: Da bị ngứa ngáy có thể khởi phát do cơ thể bị nhiễm virus lây nhiễm như giang mai, lậu, HIV...
  • Bệnh suy giáp, cường giáp: Khi tuyến giáp gặp vấn đề da sẽ xuất hiện tình trạng ngứa, bên cạnh đó là rối loạn kinh nguyệt, suy giảm sinh lý...

Những nguyên nhân khác

Bên cạnh là dấu hiệu của các bệnh lý thì ngứa da còn do các yếu tố khác gây ra, trong đó phổ biến là:

  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, trẻ tuổi dậy thì... thường dễ bị ngứa da, nổi mụn nước, mụn nhọt...
  • Căng thẳng: Nếu căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể sản sinh những độc tố ảnh hưởng tới da, gây ngứa, nổi mẩn đỏ.
  • Thời tiết: Thời tiết quá nóng khiến da bị cháy nắng và gây ngứa.
  • Da khô: Môi trường sống, làm việc thường xuyên dùng điều hòa, máy lạnh, tắm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là ở những người cao tuổi sẽ làm khô da và gây ngứa.
  • Phản ứng với thuốc: Cơ thể có thể phản ứng với thuốc nếu không hợp và gây phát ban, ngứa.

Triệu chứng

Từ vị trí xuất hiện thì có thể thấy rằng triệu chứng ngứa da có thể chỉ hạn chế ở một vùng da nhất định, hoặc cũng có thể xảy ra ở toàn bộ cơ thể. Bạn cũng cần nhớ rằng, không phải bất cứ trường hợp ngứa nào cũng có những tổn thương da đi kèm, bởi trên thực tế có rất nhiều người chỉ ngứa mà không có tổn thương da nào.

Tuy nhiên, khi ngứa đi kèm với các nốt mẩn ngứa, mụn nước và bạn thực hiện động tác gãi thì nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ rất cao.

Thông thường ngứa da sẽ có các dấu hiệu nhận biết sau:

  • Ngứa da kèm hiện tượng nổi mẩn đỏ.
  • Da ngứa và sần sùi.
  • Da khô.
  • Giảm số lượng tế bào ceramide (xét nghiệm).
  • Da sạm đen.
  • Ngứa rát da.
  • Nổi mẩn khắp cơ thể.
  • Những nốt ngứa có thể ở bề mặt da hoặc ẩn dưới da.

Lưu ý: Có nhiều trường hợp người bệnh trên da xuất hiện những nốt đỏ dưới da nhưng không ngứa. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh về da nguy hiểm. Nên khi gặp tình trạng này bạn nên chủ động tới cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.

Đối tượng nào dễ bị ngứa da?

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, vấn đề da này có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên có một số đối tượng nguy cơ mắc hiện tượng này cao hơn so với người bình thường như:

  • Trẻ nhỏ: Do làn da còn nhạy cảm, sức đề kháng vẫn còn yếu và các cơ quan vẫn chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn. Trẻ có thể gặp các vấn đề ngứa ở da như mề đay (mày đay), rôm sảy...
  • Phụ nữ mang thai: Nội tiết tố thay đổi đột ngột trong thời gian này khiến cho bà bầu dễ bị ngứa, chủ yếu là ở lòng bàn chân, bàn tay, vùng bụng và đùi. Tình trạng ngứa này thường xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Phụ nữ sau sinh: Thể trạng yếu, nhạy cảm kết hợp với chế độ kiêng cữ từ sinh hoạt cho đến ăn uống nên sản phụ cũng thường gặp phải các vấn đề về da như mề đay, chàm tổ đỉa, viêm nang lông...
  • Những người mắc bệnh gan, thận, bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, hệ miễn dịch kém...
  • Những người mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như giang mai, lậu, nhiễm HIV...
  • Người sinh sống, làm việc ở môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, tiếp xúc với hóa chất... cũng là đối tượng dễ bị ngứa da.
  • Ngứa da thường khởi phát ở những người có cơ địa dễ bị dị ứng, nhạy cảm bởi cơ thể, làn da của họ dễ bị tác động bởi những tác nhân có hại bên ngoài môi trường.

Tre nhỏ là đối tượng dễ bị ngứa da Tình trạng ngứa dễ xảy ra ở trẻ nhỏ vì da bé nhạy cảm hơn người lớn

Khi nào bạn cần đi gặp bác sĩ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được thờ ơ với tình trạng ngứa da, bởi đôi khi nó là biểu hiện của bệnh ngoài da mãn tính, dễ tái phát và khó khăn trong điều trị. Vì vậy, khi có những triệu chứng sau bạn nên chủ động đi thăm khám tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

  • Triệu chứng ngứa ngáy kéo dài trên 2 tuần, không đỡ dù đã sử dụng một số phương pháp khắc phục.
  • Ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt như mất ngủ.
  • Ngứa xuất hiện đột ngột và không thể xác định được nguyên nhân.
  • Triệu chứng ngứa lan rộng ra khắp cơ thể.
  • Ngứa kèm theo các triệu chứng khác như sút cân, mệt mỏi, sốt, đỏ da, thay đổi thói quen đi vệ sinh.

Chẩn đoán và điều trị ngứa da như thế nào hiệu quả?

Để có được cách điều trị phù hợp và chính xác đối với từng người bệnh, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán. Qua đó bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân, mức độ bệnh như thế nào.

Hướng dẫn các cách chữa bệnh ngứa da hiệu quả, nhanh chóng

Để chữa trị bệnh ngứa da tại nhà, bạn có thể thử những phương pháp sau đây:

Cách trị ngứa da tại nhà bằng mẹo dân gian:

  • Lá đơn đỏ: Lấy lá đơn đỏ, rửa sạch và áp dụng lên vùng da ngứa.
  • Lá khế: Làm mịn lá khế và đắp lên khu vực ngứa.
  • Lá đinh lăng: Sắc lá đinh lăng, sau đó áp dụng nước cốt lên da ngứa.
  • Lá trầu không: Lấy lá trầu không giã nhuyễn và đắp lên vùng da ngứa.
  • Nha đam: Dùng gel nha đam và thoa lên da ngứa.
  • Lá ổi: Nghiền lá ổi và áp dụng như một loại kem lên vùng ngứa.
  • Lá trà xanh: Pha trà xanh và để nguội, sau đó dùng bông tăm thấm nước trà xanh lên da ngứa.

Cách trị ngứa da bằng Tây y:

  • Dexamethasone: Dexamethasone là một corticosteroid, thường được sử dụng dưới dạng kem để giảm viêm và ngứa.
  • Hydrocortisone Cream 1%: Kem Hydrocortisone 1% có thể giúp giảm ngứa và sưng do các vấn đề da như dị ứng hoặc viêm nhiễm.
  • Phenergan: Phenergan là một loại thuốc kháng histamine, giúp giảm ngứa và dị ứng.

Lưu ý: Mỗi người có một phương pháp điều trị khác nhau, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia y tế.

Top 10 thuốc chữa ngứa da phổ biến nhất

Ngứa da có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm dị ứng, viêm nhiễm, nổi mề đay, hoặc những tình trạng da khô. Thuốc chữa ngứa da giúp người bệnh giảm đau và thoải mái, đồng thời kiểm soát các triệu chứng và ngăn chặn sự lan rộng của bệnh. Dưới đây là danh sách thuốc người bệnh có thể tham khảo:

Thuốc trị ngứa da dạng uống:

  • Diphenhydramine: Là một loại antihistamine, giúp giảm ngứa và dị ứng da.
  • Methylprednisolon: Là một corticosteroid có tác dụng giảm viêm và ngứa da.
  • Cetirizine: Cetirizine là một antihistamine thế hệ mới, giúp kiểm soát ngứa và mệt mỏi.
  • Chlorpheniramine: Giúp giảm ngứa và các triệu chứng dị ứng.

Thuốc trị ngứa da dạng bôi:

  • Eumovate: Một loại kem chứa corticosteroid, giúp giảm viêm và ngứa da.
  • Phenergan: Một loại thuốc chống histamine, giúp giảm ngứa và mệt mỏi.
  • Mentholatum Jinmart: Chứa menthol, giúp làm mát và giảm ngứa.
  • Clotrimazole 1%: Một loại thuốc chống nấm, thường được sử dụng trong trường hợp ngứa do nấm gây ra.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt nếu ngứa kéo dài hoặc có các triệu chứng nặng. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có các cách điều trị bệnh hiệu quả.

Cách phòng tránh da bị ngứa hiệu quả

Với các nguyên nhân mà chúng tôi kể trên thì bạn hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng da bị ngứa. Theo đó, hãy làm theo những lưu ý được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo sau đây:

  • Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh tình trạng mồ hôi nhiều khiến lỗ chân lông bị tích tụ.
  • Khi ra ngoài đường, nhất là thời tiết nắng nóng cần đeo khẩu trang, mặc quần áo bảo vệ da, quần áo bảo hộ khi làm việc ở môi trường độc hại.
  • Chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, có tính chất tẩy rửa nhẹ để không khiến da bị kích ứng.
  • Nên lựa chọn trang phục được làm từ vải cotton để có thể thấm hút mồ hôi tốt, tránh kích ứng da. 
  • Dưỡng ẩm cho da khi thời tiết hanh khô bởi khi da khô rất dễ gây ra tình trạng ngứa.
  • Phải giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vùng cổ, tay và chân.
  • Không mặc quần áo chung với người khác để hạn chế lây nhiễm các bệnh như ghẻ, nấm da, hắc lào…
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe, bởi các bệnh lý bên trong như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, nhiễm giun sán… cũng là nguyên nhân của hiện tượng ngứa da.

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, phần lớn các trường hợp ngứa da đều sẽ được khắc phục và kiểm soát nếu xác định được đúng nguyên nhân, phát hiện sớm. Vì vậy, khi ngứa da kéo dài kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như mệt mỏi, sốt, ảnh hưởng đến sinh hoạt... thì bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tiếp nhận hướng điều trị phù hợp từ bác sĩ. Chúc bạn sức khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo