Ngứa Quanh Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Ngứa quanh miệng là một tình trạng khá phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Không những gây bất tiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn làm mất thẩm mỹ nếu để lại sẹo. Vậy ngứa quanh miệng xuất phát do đâu và có những biện pháp nào chữa trị hiệu quả? Cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây. 

Ngứa quanh miệng là bệnh gì?

Ngứa xung quanh miệng là một tình trạng xuất hiện nốt phát ban đỏ hoặc vảy ở xung quanh phần miệng hoặc có thể lan rộng tới các bộ phận khác như mũi hoặc mắt. Khi gặp phải tình trạng này, bạn sẽ có cảm giác ngứa, đau rát, khó chịu. Bất kỳ đối tượng lứa tuổi hay giới tính nào đều có thể gặp hiện tượng này, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi từ 16 đến 45.

Thông thường, tình trạng ngứa quanh vùng miệng sẽ xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào nó sẽ tự thuyên giảm và khỏi theo thời gian. Tuy nhiên bệnh, có thể tái phát và kéo dài nếu không có những cách khắc phục phù hợp. Do đó, việc chăm sóc da và duy trì sức khỏe tổng thể sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát của viêm da quanh miệng.

Triệu chứng của bệnh ngứa quanh miệng

Hầu hết các trường hợp viêm da quanh miệng đều là nhẹ nhàng và có thể tự khỏi sau vài tháng mà không cần điều trị, tuy nhiên cũng có thể kéo dài đến vài năm. Tình trạng này thường được phân loại thành hai mức độ như sau:

  • Viêm da quanh miệng thông thường: Đặc điểm của tình trạng này là xuất hiện các nốt sần đỏ, mụn nước và có thể có vảy. Ngoài ra cũng có thể xuất hiện ở vùng xung quanh mắt, mũi và ngoài vùng miệng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy da bị châm chích nhẹ, nguy hiểm hơn là bỏng rát.
  • Viêm da quanh miệng nổi u hạt: Đây là dạng biến chứng khi tạo thành nhiều vết sần viêm đỏ, nâu, nâu vàng hoặc nổi mụn ngứa quanh miệng, mắt hoặc mũi, thường gặp ở trẻ em trước tuổi dậy thì.

Nguyên nhân

Ngứa quanh miệng hay mẩn ngứa quanh miệng là vùng da tập trung ở ngay miệng bị kích ứng trở nên khô khóc, ngứa ngáy và rất khó chịu. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thêm các dấu hiệu ngứa rát quanh miệng, sưng đỏ, thậm chí nổi mụn nước và mưng mủ…

Nguyên nhân gây ngứa quanh miệng là gì?
Nguyên nhân gây ngứa quanh miệng là gì?

Nếu bạn gặp tình trạng ngứa da xung quanh miệng, hãy cẩn thận sức khỏe có thể gặp các vấn đề sau đây:

Cảnh báo bệnh viêm da dị ứng

Dị ứng không chỉ là nguyên nhân phổ biến khiến da bị ngứa ngáy ở miệng mà còn là yếu tố hàng đầu dẫn đến các bệnh da liễu khác. Phản ứng dị ứng khởi phát khi hệ miễn dịch kích thích cơ thể phóng thích histamin. Đây là một chất trung gian để biểu hiện tình trạng dị ứng như ngứa, nổi đốm mẩn đỏ… trên da. Tuy nhiên, cơ chế này chỉ hình thành khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân có nguy cơ gây dị ứng cao: Phấn hoa, mỹ phẩm, các loại hải sản…

Đọc thêm thông tin: Da Mặt Bị Khô Sần Và Ngứa: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Herpes môi

Mụn rộp hay Herpes môi do virus Herpes simplex tấn công tại các khu vực xung quanh miệng. Đây là dạng bệnh gây các tình trạng tổn thương cấp tính trên da, thường người bệnh chỉ ngứa nhẹ kèm bứt rứt do nóng rát

Herpes ở môi cũng là nguyên nhân gây bệnh
Herpes ở môi cũng là nguyên nhân gây bệnh

Nhưng trong khoảng vài giờ sau tấn công, virus sẽ khiến da bị mụn rộp, kích thước nhỏ và mọc thành từng cụm. Herpes môi lây nhiễm rất nhanh cho người tiếp xúc khi dùng chung đồ vật cá nhân, nhưng bệnh lại không ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

Zona thần kinh

Varicella Zoster là một loại virus thủy đậu khiến khởi phát bệnh Zona thần kinh. Bệnh tấn công vào các khu vực da tập trung chủ yếu dây thần kinh như miệng, lưng hoặc mắt…

Ban đầu, loại virus này tồn tại ở trạng thái ngủ yên và không hoạt động trong dây thần kinh. Khi có tác nhân kích thích chúng thức dậy và bắt đầu gây ra các vết mụn nước, rất ngứa và da phát ban nặng. Bên cạnh các dấu hiệu trên, người bệnh Zona thần kinh có thể bị mệt mỏi, hay đau đầu và cảm thấy ớn lạnh…

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, khởi phát chủ yếu trên da nhưng cũng có trường hợp chúng tấn công vào các bộ phận khác của cơ thể. Người nhiễm bệnh này, thường cảm giác ngứa nhẹ kèm châm chích khó chịu. 

Đồng thời, bệnh nhân còn thấy các vết hồng ban tại vùng ngứa quanh miệng hay mũi. Nếu không chữa Lupus kịp thời, những đám mụn nước bị vỡ, dẫn đến dát xuất huyết.

Bệnh chàm môi

Ngứa quanh miệng còn là biểu hiện của bệnh da liễu mãn tính chàm môi. Triệu chứng hay gặp của bệnh này là da quanh miệng và lòng miệng bị khô, ngứa dữ dội và bong tróc vảy nhiều.  

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân được liệt kê bên trên, ngứa quanh miệng còn do nhiều yếu tố thuận lợi sau: 

  • Người có thói quen liếm môi thường xuyên, khiến da bị khô, tróc vảy kèm ngứa da hoặc chảy máu.
  • Cơ thể không được cấp nước đầy đủ, dẫn đến mất nước làm da khô nhanh hơn.
  • Không bổ sung độ ẩm cho môi thường xuyên.
  • Thói quen gỡ tế bào chết da miệng.
  • Sinh hoạt ở khí hậu có độ ẩm thấp, lạnh.

Xem thêm thông tin: Bị Ngứa Da Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị? 2024

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Với tình trạng ngứa quanh miệng, nếu chăm sóc da tốt, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được bệnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bệnh không thuyên giảm mà thậm chí ngày càng nặng, bạn cần đến các phòng khám để được bác sĩ kiểm tra và lên kế hoạch điều trị.

Dưới đây là những trường hợp mà người bệnh nên đi khám ngay:

  • Tình trạng ngứa không thuyên giảm, kéo dài hơn 1 tuần dù bạn đã thực hiện các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà.
  • Ngứa quanh miệng ngày càng trầm trọng và có sự xuất hiện của mụn nước, mụn mủ hoặc có dịch chảy ra.
  • Bạn bị mất ngủ do tình trạng ngứa ngáy khó chịu khiến bạn không thể vào giấc hay thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm.
  • Tình trạng này gây ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày của bạn.
  • Có dấu hiệu của nhiễm trùng như sốt, đỏ, sưng và lở loét trên vùng da xung quanh miệng.

Hướng dẫn cách trị ngứa quanh miệng

Có rất nhiều phương pháp chữa ngứa quanh miệng được nhiều y bác sĩ khuyên dùng, có thể kế đến như uống thuốc Tây hay sử dụng cách chữa tại nhà. Tuy nhiên, dù áp dụng biện pháp nào thì người bệnh vẫn nên điều trị ngay lúc phát hiện bệnh, để cho kết quả tốt nhất.

Chữa ngứa quanh miệng tại nhà

Đây là một trong những cách các bệnh nhân bị ngứa quanh miệng hay sử dụng hơn cả. Bởi các bước thực hiện của mẹo dân gian rất đơn giản, có thể làm tại nhà vì thành phần dễ kiếm, giá thành rẻ. Không những thế, chúng không gây lệ thuộc và phản ứng phụ cho người dùng khi áp dụng lâu dài. 

Giấm táo

Các thành phần trong giấm táo có khả năng kháng vi khuẩn, vi nấm gây dấu hiệu ngứa da, viêm nhiễm hiệu quả. Chính vì thế, bạn chỉ cần lấy một ít giấm táo hòa với nước với tỷ lệ 1:1. Sau đó, dùng bông tăm chấm nhẹ nhàng lên da, để khoảng 20 phút và rửa sạch bằng nước ấm. Bạn nên dùng cách này trong vòng 2 tuần và 1 lần/ngày, có thể dùng dầu oliu để dưỡng ẩm môi sau khi điều trị.

Giấm táo biện pháp chữa ngứa miệng từ dân gian hữu hiệu
Giấm táo biện pháp chữa ngứa miệng từ dân gian hữu hiệu

Hạt bưởi

Các chiết xuất từ hạt bưởi có tác dụng sát trùng mạnh, đồng loại thực phẩm này còn làm sạch da, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Vì vậy, người bệnh ngứa da quanh miệng sau khi dùng sẽ đánh bay tình trạng nhiễm khuẩn, ngứa da rất tốt. Bạn nên cho chiết xuất hạt bưởi khoảng 5 giọt hòa tan với 1 muỗng dầu oliu, dùng bông y tế thấm hỗn hợp và thoa đều lên da miệng. Rửa lại bằng nước ấm sau 20 phút để khô, dùng 2 lần/ngày để hạt bưởi phát huy tốt nhất tác dụng chữa bệnh. 

Đọc thêm thông tin: Da Mặt Bị Ngứa Và Sần Sùi: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả 2024

Sữa chua

Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và có khả năng kháng khuẩn tuyệt vời. Vì thế, những bệnh nhân ngứa quanh miệng hãy dùng sữa chua không đường thoa trực tiếp tại da bị ngứa, ngày 2 lần. Sau 1 tuần thực hiện cách trên, đảm bảo da của bạn sẽ trở nên mềm mại, không còn thấy ngứa hay đau rát nữa.

Thuốc Tây y trị ngứa quanh miệng

Ngay tại khu vực có làn da nhạy cảm, nhiều hệ thống dây thần kinh khu trú như miệng, mũi, môi… Thì các bác sĩ thường hay kê toa có chứa các loại thuốc dạng bôi ngoài da giúp cải thiện nhanh các triệu chứng ngứa ngáy dữ dội ở môi, miệng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc các nhóm thuốc như: Thuốc mỡ Corticoid, nhóm kháng Histamin và nhóm kháng sinh bôi ngoài nếu trường hợp nhiễm trùng tại vết thương.

Trong các trường hợp bệnh nặng có thể sử dụng thuốc tây
Trong các trường hợp bệnh nặng có thể sử dụng thuốc tây

Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Song  với việc điều trị bệnh ngứa quanh miệng, bệnh nhân cần tuân thủ theo các cách sau đây để phòng tránh và ngăn ngừa các dấu hiệu da liễu tấn công. Hãy bảo vệ sức khỏe cho người thân và gia đình bằng cách:

Tạo lối sống khoa học và tích cực

Lối sống khoa học và tích cực bao gồm những thói quen hằng ngày như ăn đúng bữa, uống đủ liều lượng và nghỉ ngơi hợp lý kết hợp vận động tích cực. Cụ thể là:

Tạo cho mình lối sống khoa học lành mạnh
Tạo cho mình lối sống khoa học lành mạnh
  • Chế độ ăn uống: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ, để cân bằng hệ tiêu hóa, giúp da khỏe mạnh.
  • Chế độ vận động: Nên tập thể dục ít nhất từ 30 phút – 1 giờ mỗi ngày vào một khung giờ cố định. Điều này, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể một cách tự nhiên nhất.
  • Chế độ nghỉ ngơi: Giấc ngủ bình thường để cơ thể thư giãn và phục hồi chức năng tốt nhất từ 6 – 8 tiếng/ngày. Tốt nhất, bạn nên thiết lập thói quen ngủ trưa trong khoảng 30 phút/ngày.

Tránh các yếu tố kích thích da

Một số yếu tố hoặc thực phẩm có khả năng gây hiện tượng dị ứng cao khiến ngứa quanh miệng bộc phát như: Lông chó mèo, phấn hoa, thời tiết thay đổi bất thường, hoặc sữa, chế phẩm từ sữa… Vì vậy, để hạn chế căn bệnh này tấn công hay gây tái phát trở lại, người bệnh cần tránh những thực phẩm kể trên. 

Tìm hiểu thêm: Ngứa Môi: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Qủa 2024

Vệ sinh da sạch sẽ

Da nhiều mồ hôi tích tụ, bụi bẩn và tế bào chết nhiều khiến da bị yếu và mất khả năng bảo vệ. Chính vì vậy, bạn nên tẩy tế bào chết cho môi, dùng kem dưỡng để cấp ẩm cho môi và các vị trí xung quanh thường xuyên. Đặc biệt, khi ra đường nên bôi kem chống nắng và dùng khẩu trang để tránh tác nhân môi trường xâm nhập, gây bệnh ngứa quanh miệng.

Luôn vệ sinh da sạch sẽ
Luôn vệ sinh da sạch sẽ

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tình trạng ngứa quanh miệng và có những hướng điều trị riêng cho bản thân mình. Hy vọng bài viết trên đây đã có thể giúp ích được cho bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi thắc mắc về tình trạng bệnh nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 10:02 - 27/03/2024
4.7/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo