Rạn Da Sau Sinh Là Gì? Nguyên Nhân Do Đâu Và Điều Trị Thế Nào?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Rạn da sau sinh là tình trạng không thể tránh khỏi với nhiều phụ nữ. Mặc dù không gây đau đớn hay nguy hại đến sức khoẻ, nhưng chị em vẫn lo lắng vì các vết rạn sẽ ở lại lâu trên cơ thể, gây mất thẩm mỹ. Vậy, biểu hiện của các đường rạn ra sao và có biện pháp nào để khắc phục sớm? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra thông tin chi tiết, mời bạn đọc tham khảo.  

Rạn da sau sinh là gì?

Rạn da là tình trạng trên da xuất hiện các vết rạn nứt, dài, song song nhau và khi sờ thấy hơi lõm. Tuỳ vào cơ địa và mức độ rạn mà màu của các vết rạn sẽ thay đổi, thường là đỏ, nâu sẫm, trắng bạc. 

Cơ thể phụ nữ khi mang thai sẽ tăng cân nhanh, theo đó da bị căng giãn ở các vùng như bụng, hông, đùi. Điều này dẫn đến việc đứt gãy các mô liên kết dưới da. Cụ thể là collagen và elastin khiến các vết rạn sẽ xuất hiện. 

Rạn da sau sinh thường sẽ thấy rõ nhất các dấu hiệu của tình trạng này. Các vết rạn cũ kết hợp với làn da mất tính đàn hồi do ảnh hưởng sinh nở sẽ trở nên đậm màu hơn. Tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng những vết rạn xấu xí trên cơ thể sẽ khiến phụ nữ tự ti, stress, ảnh hưởng đến tinh thần.

Hầu hết phụ nữ đều phải đối mặt với tình trạng rạn da sau sinh
Hầu hết phụ nữ đều phải đối mặt với tình trạng rạn da sau sinh

Nguyên nhân rạn da sau sinh

Trong quá trình mang thai, nếu bà bầu không chú trọng vào các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa thì nguy cơ sau sinh bị rạn da cao hơn. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng này bạn cần biết như sau: 

  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình từng có mẹ hoặc chị em gái có tiền sử rạn da thì tỷ lệ bạn bị rạn da khi mang bầu, sau sinh cao hơn so với người khác. 
  • Tăng cân mất kiểm soát: Khi mang thai, phụ nữ sẽ không tránh khỏi việc bị tăng cân, nhiều trường hợp không thể kiểm soát cân nặng của mình. Một số vùng da như bụng, đùi, hông sẽ bị căng khi trọng lượng cơ thể thay đổi, hoặc các mô liên kết dưới da đứt gãy. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến rạn da. 
  • Làn da bị thiếu dưỡng chất: Nếu mẹ bầu không chú ý chăm sóc cơ thể trong thai kỳ sẽ dẫn đến việc da bị thiếu các dưỡng chất cần thiết. Dẫn đến tình trạng làn da bị mất đi tính đàn hồi, dẫn đến lão hoá sớm. Nguy cơ mắc rạn da sau thời điểm sinh nở cao hơn. 
  • Tuổi đời mang thai quá cao hoặc quá thấp: Đối với độ tuổi dưới 20 và sau 35, không nằm trong mức sinh nở tiêu chuẩn, tỷ lệ rạn da sau sinh sẽ cao hơn. Lý do bởi da còn yếu hoặc đã lão hoá, không thích nghi kịp với sự phát triển của thai nhi. Qua đó, dã dễ bị căng giãn và hình thành các vết rạn. Phổ biến nhất là rạn bụng sau sinh. 
  • Không luyện tập thể thao: Một lý do tưởng chừng vô hại mà có thể khiến tình trạng rạn da của mẹ bầu trở nên nghiêm trọng hơn. Lười tập thể dục sẽ khiến độ đàn hồi da thấp, dễ bị chảy xệ, kém săn chắc. Trường hợp này sẽ dễ bị rạn da sau sinh hơn so với phụ nữ tập luyện thường xuyên trước khi mang bầu hoặc trong thời gian thai nghén. 

Xem thêm thông tin: Hướng Dẫn Cách Trị Rạn Da Bằng Nha Đam An Toàn, Hiệu Quả 2024

Biểu hiện rạn da sau sinh

Để nhận biết rạn da sau sinh rất dễ dàng, bạn có thể nhìn hoặc sờ trực tiếp để xác định mức độ rạn trên da của mình. Các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Vết rạn có màu đỏ nâu, nâu sẫm: Các vết rạn da sẽ xuất hiện tập trung ở vùng bụng, đùi. Thường là các đường rãnh dài song song nhau bao quanh bụng. Nhìn trực tiếp sẽ thấy rất rõ, chúng có màu đỏ nâu hoặc nâu sẫm.
  • Các đường rạn có rãnh, sờ vào thấy lõm: Khi sờ vào các vết rạn này, bạn sẽ thấy hơi lõm so với các vùng da xung quanh 
  • Cảm giác ngứa ở các vết rạn: Các trường hợp sau sinh sẽ thường cảm thấy ngứa ngáy ở các vết rạn mới xuất hiện. Mặc dù không nguy hiểm, nhưng bạn nên hạn chế gãi để tránh gây ra các tổn thương không đáng có trên da.
  • Da khô, bong vảy trắng: Các vùng da bị rạn sẽ thường bị khô hơn. Tình trạng này sau một thời gian sẽ dẫn tới sự hình thành các tế bào chết trên da, tạo thành vảy trắng. Các vết rạn dần chuyển sang màu trắng bạc, sẽ khó điều trị hơn.
Vết rạn khi chuyển sang màu trắng bạc sẽ khó điều trị hơn
Vết rạn khi chuyển sang màu trắng bạc sẽ khó điều trị hơn

Điều trị rạn da sau sinh như thế nào?

Rạn da khi mang thai hay rạn da sau sinh không nguy hiểm đến sức khoẻ, tuy nhiên sẽ khiến phụ nữ tự ti vì hiện tượng này gây mất thẩm mỹ ngoại hình. Đặc biệt là các trường hợp da bị rạn nghiêm trọng. 

Dưới đây là một số cách phổ biến được áp dụng để khắc phục rạn da sau sinh ở phụ nữ. 

Trị rạn da sau sinh với các giải pháp từ thiên nhiên

Nhiều loại dầu, quả, thực phẩm thiên nhiên có sẵn trong gia đình chứa dưỡng chất tốt, có tác dụng tuyệt vời khiến làn da trở nên săn chắc, mịn màng, điều trị bệnh rạn da sau sinh. Một số cách thực hiện đơn giản, tiết kiệm có thể áp dụng như:

Nha đam là một trong những thành phần phổ biến dùng để trị rạn da
Nha đam là một trong những thành phần phổ biến dùng để trị rạn da
  • Bơ cacao: Trong thực phẩm này có tính chống oxy hoá và khả năng làm mờ các vết sẹo. Bạn thực hiện bằng cách thoa trực tiếp bơ cacao lên vùng da rạn và massage nhẹ nhàng vài phút. Tần suất 1 lần mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Cách này nếu duy trì từ khi có kế hoạch mang thai tới hết thai kỳ sẽ có thể phòng ngừa được các vết rạn da bụng sau sinh xuất hiện. 
  • Dầu dừa: Tinh chất trong dầu dừa có thể giúp làm mờ các vết rạn trên da, dưỡng ẩm và giúp da mềm mại hơn. Bạn lấy khoảng 2 thìa dầu dừa nguyên chất và thoa trực tiếp lên vùng bụng, massage trong 3-5 phút rồi rửa sạch lại với nước. Mỗi ngày thực hiện 1 lần và duy trì trong thời gian dài để có hiệu quả. 
  • Dầu oliu: Tương tự như dầu dừa, dầu oliu luôn có mặt trong bảng thành phần dưỡng da hàng đầu. Các chất như vitamin E, chất béo có trong dầu oliu giúp làm mờ các vết rạn trông thấy, phục hồi tổn thương da hiệu quả. Bạn lấy khoảng 3 thìa dầu oliu nguyên chất, đun ấm lên. Sau đó đổ ra bát, để nguội và lấy bông gòn thấm vào dầu, thoa vào các vùng rạn. Massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho tới khi thấy được hiệu quả,  
  • Nghệ tươi: Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt, ngăn ngừa sẹo, làm mờ rạn. Bạn lấy 1-2 củ nghệ tươi, giã nhuyễn sau khi rửa sạch. Trộn nghệ với một ít sữa chua theo tỉ lệ 1:1. Sau đó lấy hỗn hợp này bôi trực tiếp lên vùng da bị rạn, để trong khoảng 20 phút thì rửa sạch. Tần suất thực hiện từ 2-3 lần mỗi tuần và nên kiên trì trong một thời gian dài. 
  • Nha đam: Gel nha đam sẽ giúp phục hồi tốt các tổn thương trên da, giúp da săn chắc và có thể khắc phục các vết rạn da sau sinh. Bạn lấy một nhánh nha đam tươi đem rửa sạch và gọt vỏ. Sau đó thái nhỏ phần gel bên trong, có thể trộn với 2 viên vitamin E. Lấy hỗn hợp bôi lên vùng rạn và để 20 phút rồi rửa sạch với nước. Thực hiện đều đặn 3 lần mỗi tuần. 
  • Lòng trắng trứng gà: Hoạt chất Niacinamide kích thích da sản sinh collagen, hỗ trợ đẩy lùi nếp nhăn, củng cố độ đàn hồi cho da. Bạn lấy 1 lòng trắng trứng gà, trộn với 1 thìa nước cốt chanh và mật ong. Lấy hỗn hợp đắp lên các vùng da rạn ở bụng, đùi, để 20 phút rồi rửa sạch. Tần suất thực hiện từ 2-3 lần mỗi tuần đến khi có hiệu quả. 
  • Vitamin E: Dùng vitamin E giúp kích thích tăng collagen, đẩy lùi vết rạn. Loại vitamin này còn làm chậm quá trình lão hoá, phục hồi tổn thương da. Lấy 10 viên nang vitamin E, chích lấy tinh chất bên trong bỏ thêm khoảng 1 thìa muối, 1 thìa đường rồi trộn đều. Lấy hỗn hợp bôi lên bụng và massage nhẹ nhàng trong vài phút. Để hỗn hợp trên da khoảng 15 phút thì rửa lại với nước. Tương tự như các phương pháp trên, thực hiện đều đặn từ 2-3 lần một tuần.

Điểm cộng của việc thực hiện trị rạn da sau sinh tại nhà là tính an toàn. Các thành phần thiên nhiên lành tính đảm bảo sức khỏe cho mẹ trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ áp dụng cho các vết rạn mới. Bạn cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài để trông thấy hiệu quả. 

Xem thêm: Rạn Da Sau Sinh Có Chữa Được Không Và Tư Vấn Từ Chuyên Gia

Trị rạn da sau sinh bằng kem dưỡng

Giải pháp dùng kem bôi tại chỗ trị rạn da sau sinh cũng được nhiều phụ nữ áp dụng. Hầu hết các sản phẩm kem bôi xóa mờ vết rạn đều chứa thành phần từ thiên nhiên, an toàn với cả mẹ và bé. Một số loại kem bôi thường được chỉ định cho phụ nữ sau sinh có thể kể đến: 

  • Trilastin SR: Một sản phẩm tại Mỹ được nhiều phụ nữ Việt tin dùng, chuyên trị rạn da khi mang bầu và sau sinh. Trilastin với thành phần chính gồm các tinh dầu bưởi, oliu, cám gạo, hoa cúc la mã…Tác dụng giúp giảm cơn ngứa và kích thích do vết rạn gây ra. Ngoài ra, làn da của bạn sẽ được cấp ẩm, cân bằng độ pH, tái tạo các tế bào da mới.
  • Trofolastin: Thành phần chính là Centella asiatica, giúp chống oxy hoá. Sử dụng trofolastin kích thích sản sinh collagen và elastin, liên kết các mô da bị gãy, giúp da săn chắc, làm mờ các vết rạn. 
  • Alphastria: Acid hyaluronic là thành phần chính của loại kem này. Nó giúp làn da của bạn luôn đủ ẩm, sản sinh collagen, phục hồi các thương tổn trên da. Qua đó, tình trạng rạn nứt sẽ được cải thiện. 
  • Palmer’s: Một trong những thương hiệu kem trị rạn nổi tiếng tại Việt Nam đã được kiểm định lâm sàng về độ an toàn. Với các thành phần chính được chiết xuất từ thiên nhiên, phụ nữ cho con bú có thể an tâm sử dụng. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên bôi vào vùng ngực thời gian sau sinh. 
  • Bio-Oil: Trong Bio Oil có chứa các thành phần gồm vitamin và tinh dầu trị sẹo, rạn. Hiệu quả có thể được kiểm nghiệm chỉ sau 2 tuần sử dụng. Loại kem này có thể khắc phục được sẹo thâm, vết rạn cũ trên da. 
  • Gel Silicon: Đây là một sản phẩm bôi tại chỗ trị rạn sau sinh bào chế dưới dạng gel. Tác dụng chính giúp kích thích da sản sinh collagen, giảm các sắc tố melanin trong các vết rạn. Qua đó cân bằng sắc tố da, những vết rạn sẽ mờ đi trông thấy. 
Trofolastin có tác dụng tái tạo các tế bào da mới giúp da săn chắc và làm mờ các vết sẹo
Trofolastin có tác dụng tái tạo các tế bào da mới giúp da săn chắc và làm mờ các vết sẹo

Ngoài các loại kem dưỡng trên, còn có một số dòng trị rạn sau sinh nổi tiếng khác như Mustela, dầu Argan, Pigeon, Pureline,… Tuỳ vào cơ địa mỗi người mà tác dụng sẽ đến nhanh hay chậm. Mặc dù sản phẩm chuyên trị sẽ đảm bảo an toàn và phù hợp tới mọi trường hợp. Tuy nhiên, giai đoạn sau sinh vẫn tương đối nhạy cảm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

Đọc thêm: Trị Rạn Da Bằng Dầu Dừa: Cách Thực Hiện Là Lưu Ý 2024

Trị rạn da sau sinh bằng thủ thuật ngoại khoa

Nhiều bà bầu sau sinh thường tìm đến các phương pháp hiện đại để khắc phục vết rạn. Với những trường hợp nghiêm trọng, hoặc bị rạn lâu năm. Các thủ thuật phòng khám có thể đem lại kết quả tích cực hơn, điển hình có thể kể đến: 

  • Peels da: Phương pháp này thường được thực hiện trị liệu da mặt. Tuy nhiên, có thể áp dụng với rạn da trên cơ thể. Thủ thuật này chuyên gia sẽ sử dụng một số loại hợp chất để bôi trực tiếp lên da. Peels da hay còn gọi cách khác là lột da. Tác dụng chính là tẩy sạch tế bào chết tồn tại trên da, tái tạo tế bào da mới và giúp da căng mướt. 
  • Lăn kim (Microneedling): Thủ thuật này sẽ xâm lấn trực tiếp vào lớp giữa (hạ bì) của da để kích thích sản sinh collagen và elastin, 2 yếu tố liên kết kết da bị đứt gãy trước đó. Các tế bào da được tái tạo, tổn thương phục hồi và làm mờ dần đường rạn nứt. 
  • Laser: Phương pháp laser xung nhuộm màu thường được áp dụng để trị rạn da sau sinh. Giống như lăn kim, tác động của laser giúp tái tạo da mới, liên kết collagen và elastin, liên kết các mô dưới da vững chắc.
  • Mài da vi điểm (Microdermabrasion): Một thủ thuật mới được đưa vào để điều trị các vấn đề về da. Chuyên gia sẽ sử dụng tinh thể cô đặc ma sát trực tiếp trên da. Với nguyên tắc không phẫu thuật, không xâm lấn, không hoá chất, an toàn với phụ nữ mang bầu hoặc sau sinh. Mài da vi điểm giúp làm mờ vết rạn, sẹo thâm, các nếp nhăn, đồi mồi.  
  • Phẫu thuật da: Phương pháp này có tên tiếng anh là Abdominoplasty. Tác dụng tương đối mạnh đến các vùng rạn da, có thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng này. Phụ nữ sau sinh hoặc rạn da lâu năm phù hợp với lựa chọn này. Tuy nhiên, có thể sẽ xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn, như ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc để lại sẹo. 
Nhiều phụ nữ sau sinh thường áp dụng thủ thuật phòng khám để trị liệu
Nhiều phụ nữ sau sinh thường áp dụng thủ thuật phòng khám để trị liệu

Trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể kết hợp 2 thủ thuật cùng lúc để tăng hiệu quả điều trị. Các phương pháp ngoại khoa có thể mang lại hiệu quả nhanh hơn trong một số trường hợp. Tuy nhiên liệu trình tương đối tốn kém và vẫn tiềm ẩn rủi ro. Nếu muốn áp dụng cách này, đặc biệt là trường hợp rạn da sau sinh mổ, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước tiên.

Lưu ý gì khi chăm sóc da bị rạn sau sinh?

Rạn da ở bất kỳ thời điểm nào, xuất phát từ nguyên nhân gì cũng đều cần một khoảng thời gian dài điều trị. Đặc biệt với rạn da sau sinh, làn da của bạn có thể sẽ mất thẩm mỹ hơn do chảy xệ, mất tính đàn hồi. Bạn cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau nếu muốn cải thiện rạn da hiệu quả sau sinh: 

  • Chọn phương pháp phù hợp với cơ địa và tình trạng rạn da 
  • Luôn giữ cho da đủ ẩm, có thể chọn lựa kem trị rạn kết hợp dưỡng ẩm hoặc sử dụng bổ sung kem cấp ẩm chuyên biệt.
  • Các sản phẩm trị rạn da sau sinh phải có nguyên liệu tự nhiên, chứa các tinh chất vitamin, tinh dầu an toàn cho phụ nữ mới sinh, đang cho con bú
  • Bất kỳ cách trị rạn nào cũng nên có kiểm tra độ kích ứng da trước khi áp dụng lâu dài. Với kem bôi hay sử dụng nguyên liệu tại nhà, sau 24h nếu thấy vùng da thử bị dị ứng hãy chuyển hướng sang cách khác. 
  • Uống thật nhiều nước, một cách bổ sung dưỡng ẩm cho da và tăng độ đàn hồi
  • Trị liệu bằng thủ thuật phòng khám, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất 
  • Trong quá trình sử dụng các sản phẩm chăm sóc da bị rạn, nếu thấy xuất hiện những bất thường như ửng đỏ, đau rát,…ngừng sử dụng ngay và liên hệ với bác sĩ
  • Sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý, đúng giờ để ngăn da khỏi tình trạng chảy xệ, lão hoá. 

Tình trạng rạn da sau sinh rất phổ biến, hầu hết phụ nữ đều sẽ gặp phải. Để hạn chế tối đa rạn da diện rộng và gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, bạn nên chọn một phương pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp. Xóa mờ các vết rạn cần một thời gian dài, nếu không kiên trì thì sẽ rất khó để đạt được kết quả như mong muốn. 

 Bạn đọc tham khảo: 

Cập nhật lúc 15:19 - 03/04/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo