Thuốc Chữa Bệnh Á Sừng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Lưu ý rằng việc chọn thuốc chữa bệnh á sừng cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh á sừng:

1. Corticosteroids (Gel hoặc Kem): Dùng để giảm viêm nhiễm và ngứa. Ví dụ như hydrocortisone.

2. Thiazolidinediones (Rosiglitazone, Pioglitazone): Thường được sử dụng trong điều trị đường đái đường loại 2, nhưng cũng có thể giúp kiểm soát việc tổn thương da trong trường hợp á sừng.

3. Thuốc chống histamine (Antihistamines): Giúp giảm ngứa. Các loại như cetirizine, loratadine thường được sử dụng.

4. Calcineurin Inhibitors (Tacrolimus, Pimecrolimus): Được sử dụng để kiểm soát viêm nhiễm và giảm triệu chứng của bệnh á sừng.

5.  Antibiotics: Đôi khi được sử dụng để kiểm soát các nhiễm trùng da có thể xảy ra trong trường hợp nứt nẻ.

6. Vitamin D và Analogues (Calcitriol): Có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng của da.

7. Immunomodulators (Methotrexate, Cyclosporine): Đôi khi được kê đơn khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

8. Các loại kem chống nắng: Bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, giúp kiểm soát triệu chứng.

Á sừng là căn bệnh ngoài da phổ biến, sẽ dai dẳng lâu khỏi nếu không dùng đến thuốc. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc chữa bệnh á sừng khác nhau, chủ yếu ở dạng bôi và uống. Chính vì sự đa dạng này, kết hợp với nhiều thông tin thuốc giả, không rõ nguồn gốc mà người bệnh hoang mang, không biết lựa chọn thế nào cho hiệu quả và an toàn nhất. Để giải đáp thắc mắc bạn đọc, bài viết dưới đây sẽ cung cấp tổng hợp thông tin về các loại thuốc hiệu nghiệm và được chuyên gia khuyên dùng. 

Tổng quan bệnh á sừng

Bệnh á sừng (tên tiếng Anh: Dermatitis plantaris sicca) là một dạng của viêm da cơ địa. Là trạng thái lớp sừng đang diễn ra quá trình chuyển hóa, chưa hoàn thiện, vẫn còn nhân.  Lớp sừng chuyển hóa dang dở này được gọi là lớp sừng bở, sừng non, sừng tạp, sừng kém chất lượng.

Bệnh được đặc trưng bởi các triệu chứng như da khô, nứt nẻ và bong ra thành từng mảng. Bệnh có xu hướng khởi phát vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, trời hanh khô hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm thấp.

Bệnh á sừng ở tay
Bệnh á sừng ở tay

Theo bác sĩ Lê Phương, chứng bệnh này không liên quan và cũng không phải do các loại vi khuẩn hoặc virus gây nên. Bởi vậy mà bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, bệnh lại liên quan đến yếu tố di truyền nên có thể di truyền cho con cái.

Á sừng có thể khởi phát ở mọi vị trí trên cơ thể nếu có điều kiện thuận lợi ví dụ như á sừng ở tay, á sừng ở đầu. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở các vị trí như:

  • Á sừng ở tay: Đây là vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất bởi thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như hóa chất, xà phòng, mỹ phẩm... Lúc này tổn thương thường ở khắp bàn tay, đặc biệt là ngón tay, lòng bàn tay gây khô, nứt nẻ và đau đớn.
  • Á sừng ở chân: Ngón chân, gót chân là vị trí với các biểu hiện á sừng rõ nhất như da nứt nẻ, tróc vảy, mùa đông có thể nứt toác, rớm máu...
  • Á sừng ở da đầu: Dạng á sừng này ít phổ biến hơn so với ở chân và tay với các triệu chứng như da đầu xuất hiện vảy trắng, bong tróc, rất ngứa, gây đau nhức cho người bệnh.

Như vậy, xuất hiện ở vị trí nào thì người bệnh đều cảm nhận được sự khó chịu của chứng bệnh này, đặc biệt là khi vào thời tiết hanh khô thì các triệu chứng bệnh thường có xu hướng nghiêm trọng hơn.

Cũng giống như nhiều bệnh da liễu khác, cho đến nay y học hiện đại vẫn chưa xác định cụ thể nguyên nhân gây ra bệnh á sừng là gì. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có một số yếu tố có khả năng khiến bệnh khởi phát cũng như nếu tiếp xúc sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, cụ thể:

  • Di truyền: Có khoảng 45% người bệnh á sừng có nguyên nhân do di truyền. Tỉ lệ này sẽ cao hơn nếu trong gia đình có cả cha lẫn mẹ bị bệnh á sừng trước đó.
  • Do thời tiết: Thời tiết hanh khô, nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến cho da bị khô, mất nước khiến quá trình sừng hóa tăng lên, hình thành á sừng.
  • Tiếp xúc với các loại hóa chất: Chất tẩy rửa, nước tẩy quần áo, mỹ phẩm, dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh... khi tiếp xúc thường sẽ ảnh hưởng đến làn da, tăng nguy cơ gây bệnh.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu hụt các vitamin, đặc biệt là vitamin A, D, C, E... sẽ khiến chức năng da bị suy yếu, dễ mắc bệnh ngoài da, trong đó có á sừng.
  • Nội tiết tố thay đổi: Á sừng dễ khởi phát ở những đối tượng tuổi dậy thì, đang mang thai, sản phụ, phụ nữ thời kỳ mãn kinh...

Bệnh lý này có thể hình thành do yếu tố di truyền
Bệnh lý này có thể hình thành do yếu tố di truyền

Để sớm ngăn ngừa bệnh không tái phát và chữa dứt điểm được bệnh bạn cần nhận biết triệu chứng và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Bởi một khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, giai đoạn sừng hóa, niken hóa sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác điều trị.

Theo đó, bạn hãy lưu ý những triệu chứng bệnh á sừng điển hình sau đây để chủ động trong thăm khám và điều trị:

  • Da khô, nứt nẻ: Do quá trình chuyển chưa hoàn thiện khiến da trở nên khô, dày sừng, kèm với đó là hiện tượng đỏ, sưng tấy. Mặt khác, do da yếu, tạo sừng nên rất dễ bị bong tróc, nứt nẻ và hình thành các đường rãnh nông hoặc sâu ở trên da rất rõ nét.
  • Cảm giác ngứa ngáy: Người bị á sừng sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy tại vùng da bị tổn thương. Nếu dùng tay gãi mạnh vùng da này sẽ bị ửng đỏ, chảy máu, đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn xâm nhập.
  • Bong tróc da từng mảng lớn nhỏ: Một khi da khô ráp trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc hình thành nên các mảng da thừa. Lúc này lớp sừng này sẽ tạo ra các vảy màu trắng xù xì và bong tróc.
  • Chảy máu: Da bị khô, bong tróc, nứt nẻ, đặc biệt là vết nứt sâu cộng với hành động gãi mạnh của bạn có thể làm cho da bị chảy máu kèm cảm giác đau nhức.
  • Xuất hiện mụn nước: Khi á sừng bước sang giai đoạn nặng vùng da bị bệnh có thể xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti. Các mụn này có đặc điểm là dễ vỡ và khi vỡ ra lại rất ngứa ngáy.
  • Mất ngủ thường xuyên, mệt mỏi: Người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, mệt mỏi do các triệu chứng ngứa ngáy, nứt nẻ, bong tróc nghiêm trọng hoặc sau khi tiếp xúc với hóa chất.

Triệu chứng điển hình của á sừng là da khô, bong tróc
Triệu chứng điển hình của á sừng là da khô, bong tróc

Á sừng cũng là một bệnh da liễu với các biểu hiện bên ngoài da đặc trưng, nếu được điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì á sừng sẽ được giải quyết và không gây ra bất cứ nguy hiểm nào đến sức khỏe của bạn.

Tuy nhiên, bệnh sẽ gây ra những hệ lụy tới sức khỏe của bạn nếu không khắc phục một cách triệt để và nghiêm túc. Bởi theo các bác sĩ chuyên khoa, so với một số bệnh lý da liễu khác thì á sừng nếu chủ quan không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ mà nó còn gây ra biến chứng chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng của á sừng mà các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra đó là:

  • Suy giảm chức năng bảo vệ da: Nếu á sừng không được điều trị tốt, lớp da bong tróc thường xuyên sẽ dẫn đến suy yếu, chức năng bảo vệ của da cũng vì đó mà trở nên yếu hơn.
  • Tăng nguy cơ bội nhiễm, hoại tử da: Gãi ngứa với lực quá mạnh sẽ khiến da bị tổn thương, trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây hoại tử da.
  • Nhiễm trùng máu: Nếu các vi khuẩn xâm nhập thông qua các vết trầy xước, tổn thương da chúng sẽ đi sâu vào mạch máu gây nhiễm trùng máu.

Thậm chí còn viêm nhiễm tại các cơ quan quan trọng như màng khớp, màng tim, tăng nguy cơ mắc bệnh như: Viêm tủy xương, bệnh tim mạch, bại liệt, biến dạng khớp...

Những loại thuốc chữa bệnh á sừng được ưa chuộng hiện nay 

Trên thị trường hiện có 2 nhóm thuốc trị á sừng dạng bôi đặc trưng gồm: Thuốc bôi chống bạt sừng, thuốc chống viêm chứa steroid. Nhóm thuốc này giúp da loại bỏ các lớp vảy sừng nhanh chóng và giảm tốc độ hình thành sừng, cải thiện tình trạng bong tróc da.

Với những trường hợp da nhiễm nấm thì dùng thêm thuốc chống nấm. Bên cạnh thuốc bôi đặc trị, người dùng có thể tham khảo các loại kem dưỡng ẩm thông dụng như Skincare U, Vaseline, lacticare giúp làm dịu da, giảm khô da, cấp ẩm và ngăn sừng hoá.

Thuốc chữa bệnh á sừng dạng bôi phổ biến:

Hầu hết người mắc bệnh á sừng đều được chỉ định dùng thuốc bôi bởi công dụng cải thiện các triệu chứng ngoài da nhanh chóng. Người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm thuốc trị á sừng dạng bôi dưới đây: 

Fucicort cream

  • Thành phần: Fusidic acid, betamethasone
  • Chỉ định: Các trường hợp viêm da nhiễm khuẩn dạng viêm da tiết bã, chàm, vảy nến, viêm da tiếp xúc, á sừng ở bàn tay, chân và các vùng da khác trên cơ thể.
  • Công dụng: Kháng khuẩn tại chỗ, ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, nấm gây nhiễm trùng ngoài da.
  • Khuyến cáo: Không sử dụng với phụ nữ mang thai, vì trong thuốc có chứa thành phần ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Cần trao đổi kĩ với bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Giá bán tham khảo: 60.000-70.000 đồng/ tuýp 5gr. 90.000-100.000 đồng/ tuýp 15gr.

    Fucicort là thuốc dạng bôi phổ biến trị các bệnh da liễu
    Fucicort là thuốc dạng bôi phổ biến trị các bệnh da liễu

Gentrisone 

  • Thành phần: Gồm các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn như gentamicin, betamethason, clotrimazol, tá dược propylene glycol, cetanol, stearyl alcohol,...
  • Chỉ định: Viêm nang lông, nấm da, lang ben, viêm da nhiễm trùng. 
  • Công dụng: Khắc phục tình trạng da bong tróc khô ráp, nứt nẻ do á sừng, hỗ trợ ngăn chặn bệnh tái phát.
  • Giá bán tham khảo: 15.000 đồng/tuýp 10gr 

Acid Salycilic 5%

  • Loại thuốc này được bào chế thành nhiều loại như gel dùng ngoài, dung dịch dùng ngoài, dầu gội đầu,...
  • Chỉ định: Cải thiện và kiểm soát các bệnh ngoài da như viêm da tiết bã nhờn, vảy nến ở mình hoặc da đầu, các trường hợp trùng, bệnh da tróc vảy khác.
  • Công dụng: Sát khuẩn nhẹ, ngăn chặn á sừng hoá, giúp da chấm dứt tình trạng nứt nẻ, bong tróc do á sừng. Người bệnh sẽ thấy da trở nên mịn màng hơn sau một thời gian sử dụng. Chữa lành các vết thương bị bạt sừng, bong vảy, nấm, vảy nến,...
  • Giá bán tham khảo:  30.000đ/tuýp 15gr 

Diprosalic 

  • Thành phần: Betamethasone dipropionate, axit salicylic
  • Chỉ định: Á sừng ở chân, tay và các vùng da khác, viêm da cơ địa, vảy nến, chàm, viêm da tiết bã, viêm da dị ứng mạn tính,...
  • Công dụng: Kháng khuẩn, tiêu viêm, chống nhiễm trùng, cải thiện da bị á sừng hoá. Ngăn chặn bội nhiễm, phòng ngừa biến chứng do á sừng. 
  • Giá bán tham khảo: 70.000đ/tuýp 15gr

    Diprosalic cải thiện các triệu chứng viêm da hiệu quả
    Diprosalic cải thiện các triệu chứng á sừng hiệu quả

Kedermfa Cream

  • Thành phần: Các hoạt chất chống nhiễm khuẩn như ketoconazole, neomycin, mỡ trăn , tá dược.
  • Chỉ định: Á sừng, nấm da, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, lang ben, hắc lào chàm,...
  • Công dụng: Giảm ngứa, giảm bong tróc da, giảm khô da, cải thiện tích cực tình trạng sừng hoá ở da.
  • Giá bán tham khảo: 10.000 đồng/tuýp 5gr

Dermovate Cream

  • Thành phần: Dược chất Clobetasol propionate 
  • Chỉ định: Các bệnh da khó điều trị như chàm dai dẳng, vảy nến, lupus ban đỏ dang đĩa, á sừng. 
  • Công dụng: Giảm ngứa ngáy, kháng viêm, giảm sưng đỏ, phù nề, bong tróc, nứt nẻ...
  • Giá bán tham khảo: 90.000đồng/tuýp 15gr 

Calcipotriol-B

  • Thành phần: Calcipotriol, Betamethason 
  • Chỉ định: Vảy nến, ức chế tăng trưởng tế bào sừng ở vảy nến và cả á sừng
  • Công dụng: Betamethason là corticoid mạnh, chống viêm, chống phù nề, giảm sưng đỏ và bong tróc da do á sừng. Ngoài da đối với vảy nến sẽ giúp vùng da bệnh trở lại trạng thái bình thường.
  • Giá bán tham khảo: 100.000-200.000đ 
  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, đau bụng, phát ban, đau cơ hoặc yếu cơ,...

Elidel 

  • Thành phần: Hoạt chất ức chế miễn dịch Pimecrolimus 
  • Chỉ định: Viêm da dị ứng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, viêm da cơ địa, chàm mãn tính.
  • Công dụng: Ức chế, điều hoà các hoạt động của hệ miễn dịch, ngăn chặn sự hình thành phản ứng tự miễn, làm chậm tốc độ tăng sinh tế bào sừng của da, làm giảm hiện tượng bong tróc, tạo vảy, ngứa ngáy,...
  • Giá bán tham khảo: 350.000đ/tuýp 

Elidel chữa á sừng hiệu quả
Elidel là thuốc dạng bôi chữa á sừng hiệu quả

Kem dưỡng ẩm da Hope's relief 

  • Thành phần: Lô hội, mật ong manuka, rau má, rễ cam thảo, cúc calendula.
  • Chỉ định: Các bệnh ngoài da như viêm da, vảy nến, eczema, á sừng, á sừng bàn tay, á sừng gan bàn chân...
  • Công dụng: Giảm ngứa da, khô da, da bong tróc vảy, tái tạo da, cấp ẩm cho da giúp da mềm mại hơn 
  • Giá bán tham khảo: 300.000 - 350.000/tuýp 110g. 

Hope's Relief là dòng kem dưỡng ẩm lành tính cho da
Hope's Relief là dòng kem dưỡng ẩm lành tính cải thiện tình trạng á sừng trên da

Kem dưỡng ẩm da Skincare U 

  • Thành phần: Ure, vitamin E, vaseline trắng, parafin lỏng, glycerol, nước tinh khiết,...
  • Chỉ định: Á sừng bàn tay, bàn chân, gót chân, vảy nến, chàm ngứa 
  • Công dụng: Làm mềm da, giảm các triệu chứng ngứa, nứt nẻ, bong da, khô da

Thuốc chữa bệnh á sừng dạng uống

Ngoài thuốc bôi trị á sừng, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc uống tuỳ thuộc vào tình trạng của người bệnh. Thông thường, nếu bệnh á sừng đang ở giai đoạn nặng, da có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh sẽ cần bổ sung thuốc uống. Một số loại thuốc dạng uống dưới đây sẽ giúp hỗ trợ kháng viêm, diệt khuẩn, giảm viêm nhiễm, nấm ngứa, da khô bong tróc, và ngăn chặn bệnh tái phát.

Loratadin là thuốc kháng viêm histamin được sử dụng nhiều chữa á sừng
Loratadin là thuốc kháng histamin được sử dụng nhiều chữa á sừng hiện nay

  • Thuốc kháng sinh;
  • Thuốc giảm đau;
  • Thuốc chống dị ứng, kháng histamin H1, có thể kể đến như: Loratadin, Loratadin, Cetirizin,...
  • Thuốc chống viêm chứa steroid: Betamethason, Dexamethason,…
  • Thuốc chống nấm như: Griseofulvin.
  • Các loại vitamin A, vitamin D, vitamin E.

Á sừng nên ăn gì kiêng gì?

Bệnh á sừng là một tình trạng viêm da cơ địa dị ứng, và việc điều trị nên bao gồm cả chế độ ăn uống. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn cho người mắc bệnh á sừng:

Các thực phẩm bệnh á sừng nên ăn:

1. Thực phẩm giàu chất béo omega-3: Cá hồi, hạt lanh và dầu cá omega-3 có thể giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể, giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh.

2. Rau xanh và quả: Rau xanh, quả và các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ cơ thể duy trì sức khỏe da.

Các thực phẩm bệnh á sừng kiêng:

1. Thực phẩm cay nồng: Đồ cay nồng như ớt, hạt tiêu có thể kích thích da và gây kích ứng, làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.

2. Thực phẩm chứa gluten: Một số người mắc bệnh á sừng có thể hưởng lợi từ việc kiêng thức ăn chứa gluten, như lúa, mì, và yến mạch.

3. Thực phẩm có thể gây dị ứng: Kiên trì tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng cá nhân, như hải sản, sữa, đậu nành, và đậu phộng.

 

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc chữa bệnh á sừng

Bảo vệ da và giữ cho vùng da tổn thương luôn sạch sẽ rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh á sừng. Dưới đây là một sốlưu ý cho người bệnh trong quá trình điều trị và dùng thuốc chữa bệnh á sừng:

  • Luôn giữ cho da sạch sẽ, tránh tiếp xúc bụi bẩn, cọ xát vào vùng da bị bệnh.
  • Tuân thủ nguyên tắc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều tránh tác dụng phụ. Đặc biệt với thuốc bôi chỉ nên sử dụng ở nồng độ nhẹ, nếu không tình trạng da sẽ càng trở nên nghiêm trọng .
  • Vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ trước khi sử dụng thuốc bôi, rửa nước muối và lau khô da.
  • Không bôi thuốc lên vùng da hở hoặc vết thương chảy máu. Không để thuốc dính vào các bộ phận nhạy cảm, mắt miệng. Nếu có, vệ sinh lại sạch sẽ bằng nước.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc gặp các triệu chứng lạ, thì nên ngưng sử dụng và theo dõi tình trạng bệnh. Nếu bệnh trở nặng, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ. 
  • Nên mua thuốc tại địa chỉ uy tín tránh sử dụng hàng nhái, giả, kém chất lượng. Tránh gây ra những sự cố không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ .
  • Khi mua thuốc, hãy xem kĩ hạn sử dụng trên bao bì thuốc. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng sản phẩm hết hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng. 
  • Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh cần xây dựng lại chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày sao cho lành mạnh, kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng da.

Trên đây là danh sách các loại thuốc chữa bệnh á sừng hiệu quả và được sử dụng phổ biến hiện nay. Người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh hoặc xin ý kiến từ phía bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc dùng khi chưa có chỉ định rõ ràng.

Bạn đọc tham khảo: Cách chữa bệnh á sừng hiệu quả, không tái phát

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo