Vảy Nến Có Tự Khỏi Không Hay Phải Điều Trị Như Thế Nào?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Bệnh vảy nến có tự khỏi không là băn khoăn của rất nhiều người khi mắc bệnh. Vậy thực tế căn bệnh này có tự hết không và bị vảy nến chữa được không? Hãy đọc những thông tin sau đây để biết những kiến thức khoa học chính xác nhất về khả năng khỏi bệnh vảy nến.

Vảy nến có tự khỏi không hay phải điều trị?

Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy số người bị bệnh vảy nến ngày càng tăng – chiếm khoảng từ 2-3% dân số. Đa số những bệnh nhân bị vảy nến băn khoăn về khả năng tự khỏi của căn bệnh này. Vậy thực sự bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Bệnh vảy nến có tự khỏi không
Bệnh vảy nến có tự khỏi không

Bệnh vảy nến bùng phát theo chu kỳ

Lý do nhiều bệnh nhân bị vảy nến băn khoăn về khả năng tự khỏi của căn bệnh này là do tính chất chu kỳ của nó. Cụ thể, chu kỳ bệnh vảy nến tương tự như đồ thị hình sin. Nghĩa là sẽ có các giai đoạn bệnh vảy nến phát triển, bùng phát và sau đó đột nhiên thuyên giảm. 

Trong trường hợp đang ở chu kỳ thuyên giảm, dù không điều trị nhưng các triệu chứng bệnh vẫn cải thiện rõ rệt. Điều này làm nhiều người nhầm lẫn về khả năng tự khỏi của bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế đây chỉ là giai đoạn chuẩn bị bắt đầu chu kỳ bùng phát mới. Và thông thường nếu không được điều trị, bệnh ở chu kỳ mới sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Vảy nến là căn bệnh cần phải điều trị

Vì chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nên việc điều trị bệnh vảy nến gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu không điều trị, căn bệnh sẽ tái phát liên tục và tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Những biến chứng thường gặp ở người bị vảy nến lâu năm có thể kể đến như: viêm kết mạc, viêm mắt, viêm khớp vảy nến, xơ cứng động mạch, huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn cảm xúc,…

Vảy nến là căn bệnh cần được điều trị kịp thời để hạn chế sự lây lan và biến chứng
Vảy nến là căn bệnh cần được điều trị kịp thời để hạn chế sự lây lan và biến chứng

Như vậy, mặc dù thực tế những phương pháp điều trị bệnh vảy nến chỉ nhằm cải thiện triệu chứng tuy nhiên người bệnh vảy nến cần phải điều trị bệnh. Việc chữa bệnh bằng các phương pháp phù hợp sẽ giúp giảm khả năng tái phát và ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.

Đến đây, bạn đã có những bằng chứng khoa học để trả lời cho câu hỏi: Vảy nến có tự khỏi không? Các nhà khoa học đều khẳng định sự cần thiết phải điều trị bệnh vảy nến càng sớm càng tốt với những phác đồ phù hợp. Bệnh nhân không nên chủ quan về tình trạng tự thuyên giảm tạm thời của bệnh mà cho rằng bệnh vảy nến có khả năng tự khỏi. 

Vảy nến có tự khỏi không? Làm cách nào để điều trị vảy nến hiệu quả?

Nếu không xác định được nguyên nhân thì bị vảy nến có chữa được không? Rất nhiều bệnh nhân lo lắng về điều này, vậy khả năng chữa khỏi bệnh khi được điều trị là như thế nào?

Vảy nến có tự khỏi không?

Tuy bệnh vảy nến không thể tự khỏi nhưng khả năng điều trị bệnh là rất cao nếu sử dụng đúng phác đồ và can thiệp kịp thời. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn vì đây là căn bệnh da liễu mãn tính nhưng điều trị, chăm sóc và dự phòng tốt sẽ kiểm soát được bệnh, giảm nguy cơ tái phát. Đồng thời, các biện pháp điều trị cũng giúp phòng tránh những biến chứng về sức khỏe khi bị vảy nến lâu ngày. Nếu thực hiện đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ về điều trị bệnh, bạn sẽ có thể đẩy lùi hoặc thậm chí chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Vảy nến vẫn có thể điều trị khỏi nếu bạn có phương pháp điều trị tốt
Vảy nến vẫn có thể điều trị khỏi nếu bạn có phương pháp điều trị tốt

Làm cách nào để điều trị vảy nến hiệu quả?

Một số phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả hiện nay bao gồm:

Điều trị vảy nến tại chỗ

Điều trị tại chỗ là phương pháp thường được các bác sĩ chỉ định khi chữa bệnh vảy nến. Điều trị tại chỗ là biện pháp sử dụng thuốc bôi ngoài da tại vùng da bị bệnh để giảm các triệu chứng bong tróc, tấy đỏ, sưng, ngứa ngáy. Thuốc bôi ngoài da sử dụng trong điều trị vảy nến bao gồm: thuốc mỡ, corticosteroid thoa ngoài da, thuốc sinh học, chất ức chế calcineurin,… Những loại thuốc này tỏ ra hiệu quả khi điều trị bệnh vảy nến ở thể nhẹ và trung bình.

Thực hiện quang trị liệu

Quang trị liệu là phương pháp chiếu tia cực tím, tia UV để cải thiện tình trạng viêm da, bong tróc do vảy nến gây ra. Đồng thời, phương pháp quang trị liệu cũng có khả năng hỗ trợ hồi phục tế bào da bị tổn thương. Cách chữa trị này mang đến hiệu quả điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu làn da không được bảo vệ tốt sau điều trị thì khả năng tái phát bệnh rất cao.

Dùng quang trị liệu trong điều trị vảy nến
Dùng quang trị liệu trong điều trị vảy nến

Điều trị toàn thân

Với những bệnh nhân bị vảy nến thể nặng, phương pháp điều trị tại chỗ không hiệu quả. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định sử dụng một số loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm để kiểm soát tình hình bệnh. Một số loại thuốc sử dụng để điều trị toàn thân cho bệnh nhân bị vảy nến bao gồm: Cyclosporin, Soriatane, Methotrexate, Tigasone,… Ở thể nặng hơn, corticosteroid dạng uống hoặc tiêm cũng được kê đơn giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh vảy nến.

Sau khi điều trị vảy nến có hết hoàn toàn không? Có tái phát không?

Chúng ta đã giải đáp được thắc mắc liệu vảy nến có tự khỏi không. Rõ ràng, cần những phương pháp điều trị thích hợp để hạn chế tình trạng biến chuyển nặng và gây biến chứng khi bị vảy nến. Tuy nhiên, sau khi điều trị thì bệnh vảy nến có hết hoàn toàn không? Có tái phát không?

Bệnh vảy nến có tái phát không
Bệnh vảy nến có tái phát không

Vảy nến có tái phát sau điều trị không?

Sau khi điều trị, nếu người bệnh có ý thức chăm sóc và bảo vệ da, bệnh vảy nến sẽ được cải thiện và hầu như không còn gây khó chịu. Tuy nhiên, các tế bào vảy nến sẽ không mất đi hoàn toàn và vẫn còn tồn tại trên bề mặt da. Như các bác sĩ đã khẳng định – vảy nến là bệnh da liễu mãn tính – do đó những tế bào này khi gặp tác nhân gây bệnh từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể sẽ nhanh chóng bùng phát trở lại. Đó là lý do các nhà khoa học kêu gọi người bị vảy nến chung sống hòa bình với bệnh và thực hiện triệt để các biện pháp phòng chống khả năng tái phát sau điều trị.

Biện pháp phòng tránh sự tái phát của bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có tự khỏi không? Câu trả lời là “không” và chúng ta đã rất khó khăn trong việc điều trị nhằm hạn chế triệu chứng bệnh. Do đó, cần có những biện pháp nhằm tránh sự tái phát sau khi điều trị bệnh. 

  • Vệ sinh da thường xuyên: Vệ sinh da thường xuyên, sạch sẽ sẽ làm bong đi các lớp vảy sừng trên da. Hơn nữa, làn da sạch sẽ không làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, tránh bùng phát bệnh.
  • Tránh căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress được chứng minh là một trong những tác nhân làm trầm trọng hóa tình trạng vảy nến. Người điều trị vảy nến cần kiểm soát tốt tinh thần, tránh để quá mệt mỏi, căng thẳng, làm bệnh dễ tái phát hơn.
  • Bổ sung những thực phẩm có lợi: Những thực phẩm chứa nhiều vitamin, kẽm, omega,… rất tốt cho người gặp các vấn đề về da, đặc biệt là người bệnh sau điều trị vảy nến. Vì vậy, hãy lên thực đơn những thực phẩm có lợi trên để giúp nâng cao thể trạng, giúp da nhanh chóng được phục hồi.
Hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng stress mỗi ngày
Hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng stress mỗi ngày

Trên đây là những thông tin khoa học giúp bạn trả lời được câu hỏi: vảy nến có tự khỏi không hay phải điều trị. Rõ ràng, điều trị, chăm sóc và phòng ngừa là biện pháp duy nhất để đảm bảo tình trạng bệnh không trầm trọng thêm và tránh các biến chứng về sức khỏe. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh vảy nến cũng như cách xử trí khi bị bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Cập nhật lúc 15:25 - 08/01/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo