Vảy Nến Ở Trẻ Em, Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Hướng Điều Trị 2024

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Vảy nến xảy ra ở trẻ không những gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của bé. Vậy bệnh vảy nến ở trẻ em có nguyên nhân do đâu? Làm cách nào để điều trị hiệu quả bệnh này. Hãy cùng tham khảo ngay chia sẻ dưới đây.

Nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến ở trẻ em

Theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa, vảy nến là bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh này. Bệnh vảy nến ở trẻ em hoặc bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh thông thường bởi 2 nguyên nhân chính sau:

  • Do di truyền: Di truyền có thể là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp bố, mẹ hoặc cả bố và mẹ mắc chứng bệnh vảy nến, thì trường hợp con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh vảy nến lên đến 40%.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em có thể do di truyền
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em có thể do di truyền
  • Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Nguyên nhân thứ 2 có thể là do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng, làn da mỏng manh của bé dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài dẫn đến hiện tượng bị nhiễm trùng như:
    • Do bị chó, mèo, hoặc côn trùng đốt.
    • Do bé bị va chạm tạo nên những vết xước ngoài da.
    • Do bé bị ủ quá nóng dẫn đến tiết mồ hôi quá nhiều.

Triệu chứng bệnh vảy nến ở trẻ em

Vảy nến ở trẻ sơ sinh chỉ xuất hiện ở một số vị trí như mặt, cổ, khuỷu tay, da đầu, đầu gối hay chỗ mặc bỉm. Thông thường, dấu hiệu bệnh vảy nến ở trẻ em có một số biểu hiện như sau:

  • Trẻ khó chịu và hay quấy khóc.
  • Vùng da ở những vùng trên xuất hiện những đốm vảy nhỏ.
  • Da có biểu hiện khô và có thể bị nứt nẻ hay chảy máu.
  • Các khớp có hiện tượng sưng hoặc cứng hơn bình thường.
Khi bị bệnh trên da xuất hiện những đốm vảy đỏ và lan rộng
Khi bị bệnh trên da xuất hiện những đốm vảy đỏ và lan rộng

Các loại vảy nến ở trẻ em hiện nay

Hiện nay, bệnh vảy nến trẻ em thường xuất hiện ở 5 dạng khác nhau như sau:

  • Vảy nến tã lót thường bị nhầm với hiện tượng hăm tã.
  • Vảy nến mảng có biểu hiện giống với hiện tượng vảy nến mảng bám ở người lớn, nhưng có kích thước nhỏ hơn và da mềm hơn.
  • Vảy nến da đầu ở trẻ sơ sinh, bệnh này không gây rụng tóc, chỉ có các mảng trắng bám trên đầu, gây hiện tượng ngứa ngáy.
  • Vảy nến thể giọt, bệnh thường xảy ra khi da bé bị tổn thương hay xây xát.
  • Vảy nến móng tay có thể khiến cho móng tay của bé bị vỡ, hoặc tách ra khỏi ngón tay.
Bệnh vảy nến ở trẻ em có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau
Bệnh vảy nến ở trẻ em có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau

Cách điều trị vảy nến ở trẻ em

Với sức đề kháng còn yếu và làn da mỏng manh non nớt, khi con bị vảy nến, bố mẹ nên thực hiện ngay các phương pháp điều trị hợp lý để tránh làm tổn hại đến làn da của bé về sau này. Bố mẹ có thể tham khảo một số phương pháp điều trị vảy nến cho con dưới đây.

Sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ để điều trị vảy nến ở trẻ em

Nếu con bị các triệu chứng nhẹ, hay mới chớm bị vảy nến, bố mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc bôi, thuốc mỡ, kem…để điều trị cho bé. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Sử dụng thuốc bôi tại chỗ trong chữa bệnh
Sử dụng thuốc bôi tại chỗ trong chữa bệnh

Trước khi dùng bất kỳ loại kem bôi nào, bố mẹ cần vệ sinh vết thương và vệ sinh tay thật sạch sẽ, tránh để thuốc bôi dính lên mắt, mũi miệng và chỉ bôi ở vùng da bị tổn thương. Thêm nữa là bố mẹ cần rửa sạch lại tay sau khi đã bôi thuốc. Dưới đây là  một số loại kem bôi giúp điều trị vảy nến ở trẻ em.

Corticosteroid

  • Thuốc được điều chế dưới dạng kem bôi, dễ dàng thẩm thấu và điều trị hiệu quả hơn. Corticosteroid có khả năng kháng viêm và tiêu viêm, làm giảm các triệu chứng đỏ da, ngứa ngáy khó chịu.
  • Thuốc thường được bác sĩ khuyên sử dụng ngày từ 1 đến 2 lần, sử dụng bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương và tránh để thuốc tiếp xúc vào vết thương hở cũng như mắt, mũi miệng.
  • Thuốc có nhiều tác dụng phụ, chính vì thế trẻ em chỉ sử dụng tối đa từ 5 đến 7 ngày cho một liệu trình điều trị.

Acid salicylic dạng gel

  • Acid salicylic có khả năng làm tiêu các lớp sừng hay các mảng bám trên da. Thuốc được khuyến cáo là sử dụng từ 1 đến 3 lần/ ngày, bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có nhiều tác dụng phụ, đôi khi gây ra hiện tượng buồn nôn hoặc nôn tăng thông khí.
Acid salicylic có khả năng làm tiêu các lớp sừng hiệu quả
Acid salicylic có khả năng làm tiêu các lớp sừng hiệu quả

Calcipotriol

  • Calcipotriol là dẫn xuất của vitamin D, có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị vảy nến trẻ em. Calcipotriol có khả năng làm chậm quá trình sản xuất tế bào dư thừa.
  • Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ sử dụng cho trẻ em trên 6 tuổi và người lớn. Và cứ 10 người sử dụng thì có 1 người trong số đó gặp hiện tượng da bị đỏ, rát, ngứa và khô da.
Calcipotriol là dẫn xuất của vitamin D có tác dụng trị vảy nến hiệu quả
Calcipotriol là dẫn xuất của vitamin D có tác dụng trị vảy nến hiệu quả

Kem Cool tar (dẫn xuất của than đá)

  • Kem Cool tar được sản xuất trong quá trình chưng cất than đá. Kem có tác dụng giúp giảm quá trình tăng sinh của tế bào, điều trị tình trạng vảy nến trẻ em hiệu quả.
  • Kem Cool tar cũng có thể gây kích ứng da, nếu quá lạm dụng, và sử dụng không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến ung thư.

Sử dụng phương pháp ánh sáng để điều trị vảy nến ở trẻ em

Điều trị vảy nến ở trẻ em, bố mẹ có thể sử dụng cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Hãy cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng có lợi mỗi ngày, điều này giúp cải thiện rõ rệt tình trạng vảy nến.

Ánh sáng tự nhiên giúp trị vảy nến hiệu quả
Ánh sáng tự nhiên giúp trị vảy nến hiệu quả

Bên cạnh đó, nếu tình trạng bệnh có bé nặng và lây lan toàn thân, có thể dùng phương pháp chiếu ánh sáng, hoặc sử dụng tia laser. Tuy nhiên, sử dụng nhiều phương pháp này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Chính vì thế, bố mẹ chỉ sử dụng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng các loại thuốc uống hoặc tiêm để điều trị vảy nến ở trẻ em

Phương pháp tiếp theo là sử dụng các loại thuốc uống hoặc tiêm để điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em. Bố mẹ có thể tham khảo một số loại thuốc mà bác sĩ thường sử dụng như sau:

Methotrexat

Methotrexate thuốc có thể dùng trong các trường hợp bệnh vảy nến nặng. Thuốc có tác dụng mạnh trong quá trình tiêu viêm, ức chế miễn dịch, làm chậm quá trình tăng sinh của tế bào.

  • Liều dùng

Thuốc được uống theo sự chỉ định có bác sĩ. Trong điều trị lần đầu, thông thường bệnh nhân sẽ uống 3 lần mỗi tuần. Mỗi liều khoảng 2,5 đến 5mg, và mỗi liều phải cách nhau tối thiểu là 12 tiếng.

Bên cạnh đó, nếu các trường hợp nặng, bác sĩ có thể cho liều sử dụng nhiều hơn mỗi tuần. Thuốc có thể sử dụng dưới dạng viên uống, thuốc tiêm hoặc truyền.

  • Tác dụng phụ

Có tác dụng tuyệt vời trong điều trị vảy nến ở trẻ em, tuy nhiên trong quá trình sử dụng, Methotrexat cũng có thể có tác dụng phụ như gây buồn nôn, chóng mặt, viêm loét niêm mạc, viêm loét dạ dày, thiếu máu, mệt mỏi, đau đầu…

Chính vì thế, trong quá trình sử dụng thuốc, bác sĩ thường khuyến cáo bố mẹ bổ sung sắt cho con mỗi ngày, để bé được khỏe mạnh hơn.

Acitretin

Acitretin được sử dụng trong những trường hợp vảy nến nặng ở trẻ em khi các loại thuốc bôi và quang trị liệu không hiệu quả.

Thuốc có tác dụng chống viêm, gây ức chế quá trình tăng sinh của tế bào, làm bào mòn lớp sừng trên da..

Acitretin có tác dụng chống viêm hiệu quả
Acitretin có tác dụng chống viêm hiệu quả
  • Liều dùng

Thuốc thường được sử dụng với liều từ 25mg đến 30mg/lần/ngày và sử dụng trong vòng 2 đến 4 tuần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Có trường hợp sẽ được chỉ định sử dụng liều nhiều hơn nhưng không vượt quá 50mg mỗi lần.

  • Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị vảy nến ở trẻ em bằng Acitretin, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như rối loạn cốt hóa xương, tiết nhiều mồ hôi, da quanh mí mắt bị bong tróc, môi khô nứt nẻ, dị cảm, rối loạn lipid huyết thanh…

Trừ rối loạn cốt hóa xương, những triệu chứng khác sẽ hết khi bé ngừng sử dụng thuốc. Chính vì thế, khi sử dụng thuốc này cũng hết sức thận trọng và chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.

Lưu ý để tránh vảy nến ở trẻ em 

Để hạn chế tình trạng mắc vảy nến ở trẻ em, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Xây dựng cho con chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Cho trẻ tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên có lợi.
  • Nếu con có hiện tượng béo phì, cần có biện pháp ép cân hợp lý.
  • Vệ sinh cá nhân, thân thể cho bé luôn sạch sẽ và khô thoáng.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho bé, đặc biệt là các vùng da nhạy cảm như bẹn, nách…
  • Không sử dụng tắm gội cho bé bằng các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh.
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh giúp đẩy lùi vảy nến ở trẻ em
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh giúp đẩy lùi vảy nến ở trẻ em

Trên đây là những chia sẻ về bệnh vảy nến ở trẻ em, nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị để mang lại hiệu quả cao nhất. Bố mẹ tuyết đối lưu ý, chỉ sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của dược sĩ và bác sĩ để con có thể phát triển một cách toàn diện và tránh những hậu quả không mong muốn. Chúc con luôn khỏe mạnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Cập nhật lúc 16:17 - 08/01/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo