Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt: Nguyên nhân, cách trị 2023
Nội dung chính
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt là một trong những bệnh lý da liễu khá phổ biến. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến da mặt và thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Các điều trị bệnh như thế nào hiệu quả? Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm lời giải đáp và có biện pháp chăm sóc da tốt nhất.
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt là gì?
Là một dạng của viêm da tiếp xúc, viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt xảy ra khi vùng da mặt có tiếp xúc với chất gây dị ứng và hình thành nên các triệu chứng bất thường trên da như xuất hiện mụn đỏ, ngứa ngáy âm ỉ, da bị dị ứng nổi sần ngứa.

Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở vùng da mặt tuy nhiên những tổn thương trên da cũng có thể lan rộng ra những vị trí khác trên cơ thể, thậm chí gây dị ứng toàn thân. So với những vị trí khác thì viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt thường có mức độ nhẹ và nếu biết cách kiểm soát, điều trị thì những tổn thương trên da rất mau lành, nguy cơ tái phát thấp.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt
Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố khiến cho vùng mặt của bạn bị viêm da tiếp xúc. Hầu hết nguyên nhân gây bệnh đều có liên quan đến các vấn đề trong đời sống sinh hoạt mà chủ yếu là do tiếp xúc với một số chất dị ứng như sau:
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, nhất là là các sản phẩm có chứa hương liệu, chất bảo quản và dầu khoáng
- Tiếp xúc với nhựa độc từ thực vật và côn trùng
- Sử dụng thuốc nhuộm tóc có chứa hóa chất gây dị ứng
- Điều trị bệnh bằng một số loại thuốc như thuốc kháng histamin, kháng sinh
- Tiếp xúc với các chất có trong không khí như phấn hoa, kim loại nặng, bụi mịn,…
- Để da mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài
Ngoài ra, bệnh có thể khởi phát do một số yếu tố rủi ro như:
- Làm việc trong môi trường có tần suất tiếp xúc với chất dị ứng cao như điều phối giao thông, thợ làm tóc, thợ make-up,…
- Người có làn da khô, mỏng và nhạy cảm
- Da mặt từng có tiền sử bị nổi mề đay hoặc mắc các bệnh lý về da như viêm da tiếp xúc ở mặt, viêm da tiết bã hoặc viêm da cơ địa

Cách điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt hiệu quả
Với bệnh lý này nếu được chăm sóc và tích cực điều trị, thì có thể điều trị triệt để các triệu chứng trên da và không gây ảnh hưởng nặng nề. Ngược lại nếu mọi người chủ quan không tiến hành xử lý và khắc phục sớm thì bệnh có thể tiến triển nặng nề và gây ra một số biến chứng nguy hiểm, nhẹ có thể để lại sẹo thâm trên mặt còn nặng có thể gây nhiễm trùng da hoặc viêm da tiếp xúc bội nhiễm. Do vậy, mọi người nên chủ động điều trị bệnh ngay khi bệnh mới khởi phát.

Để điều trị bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị dựa trên các yếu tố sau:
- Mức độ bệnh và biểu hiện của triệu chứng
- Nguyên nhân gây ra kích ứng dị ứng
- Thể trạng sức khỏe và cơ địa người bệnh
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị chứng bệnh này. Một số phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao có thể kể đến như:
Điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt bằng các loại thuốc Tây y
Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, hiệu quả và ít tốn kém. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị có thể kể đến như:
- Thuốc bôi corticoid: Loại thuốc này có tác dụng giảm viêm, ngứa và nóng rát ở vùng da tổn thương. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây nên một số tác dụng phụ như làm mỏng da, nổi mụn trứng cá,… nên chỉ được dùng trong thời gian ngắn.
- Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc có tác dụng ức chế và làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, ngứa hay phát ban và mề đay trên da mặt. Một số loại thuốc thông dụng có thể kể đến như Loratadin, Cetirizin, Astemizol ,Terfenadin ,Fexofenadin, Acrivastin…
- Thuốc uống chứa corticoid: Với những trường bệnh ở mức độ nặng và tiến triển phức tạp, bác sĩ có thể chỉ định corticoid dạng uống. Nhóm thuốc này khả năng kiểm soát triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên do nhóm thuốc này có tác dụng phụ nguy hiểm nên chỉ được dùng trong những trường hợp cần thiết.
- Thuốc kháng sinh: Nếu vùng da tổn thương bị nhiễm trùng do vi khuẩn thì sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương. Tùy vào mức độ bội nhiễm mà thời gian sử dụng thuốc sẽ khác nhau có thể kéo dài khoảng 5 – 15 ngày.

Điều trị bệnh bằng những bài thuốc Đông y lành tính
Với những trường hợp người bệnh bị dị ứng với các thành phần của thuốc Tây y thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh bằng những bài thuốc Đông y. Khắc phục những nhược điểm của thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Cụ thể:
Các bài thuốc Đông y nguồn gốc thảo dược, kết hợp nhiều dược liệu lành tính nên rất an toàn với người bệnh.
- Đông y đi sâu điều trị bệnh từ gốc, loại bỏ triệu chứng, lành tổn thương nên có khả năng ngăn ngừa tái phát sau khi chữa trị.
- Việc sử dụng thuốc Đông y sẽ tránh được sự lây nhiễm, không gây đau đớn, ít tác dụng phụ.
- Một số loại thảo dược được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt có thể kể đến như lá trà xanh, lá trầu, lá khế… rất gần gũi với con người, dễ tìm kiếm nên sẽ tiết kiệm chi phí cho quá trình điều trị.

Lưu ý trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt
Vùng da mặt khá nhạy cảm, do đó việc điều trị cũng cần chú ý nhiều hơn so với những khu vực khác. Bên cạnh đó để rút ngắn thời gian điều trị các bạn cũng cần phải chăm sóc da đúng cách, theo đó người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:
- Tránh xa các chất dị ứng/ kích ứng, tránh trang điểm trong thời gian điều trị
- Dưỡng ẩm cho da thường xuyên để giảm tình trạng khô ráp, bong tróc, sưng đỏ và ngứa ngáy.
- Kết hợp việc sử dụng thuốc với một số công thức mặt nạ từ nguyên thiên nhiên nhằm duy trì độ ẩm cho da
- Sử dụng kem chống nắng, bảo vệ da cẩn thận khi di chuyển ngoài trời
- Xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập khoa học và thiết lập thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý nhằm nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch
- Không dùng các loại thực phẩm và đồ uống từng có tiền sử dị ứng
- Thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng để được chỉ định các loại thuốc phù hợp, không được tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt là bệnh da liễu lành tính và ít phát sinh biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên mọi người cùng không được thờ ơ trước chứng bệnh này, hãy tiến hành điều trị và chăm sóc đúng cách, để bảo vệ làn da và chất lượng cuộc sống của mình nhé.
>>Xem thêm: Top 8 loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc tốt nhất hiện nay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!