Mụn Nhọt – Nhọt: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng, Dấu Hiệu Nhận Biết
Nội dung chính
Mụn nhọt (nhọt) thường hay bị nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường. Tuy nhiên xét về mức độ nguy hiểm thì loại mụn này nghiêm trọng hơn nhiều. Vậy mụn nhọt nên hiểu thế nào cho đúng, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết chính xác như thế nào? Đọc bài viết dưới đây để hiểu!
Mụn nhọt là gì? Có gì khác với mụn trứng cá thông thường?
Nhọt, mụn nhọt là tình trạng do nhiễm trùng ở các nang lông, sau đó tổn thương viêm kan ra các vùng xung quanh. Tình trạng này thường sẽ tự hết sau 1-2 tuần khi nhọt vỡ mủ ra. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nguy hiểm gây nhiễm trùng máu, sốt cao và có thể dẫn đến tử vong.
Nhọt có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như trên đầu, ngực, lưng, nách, mông, bẹn,…là những nơi đổ nhiều mồ hôi và thường xuyên bị ma sát.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên PGĐ kiêm trưởng khoa khám bệnh BV HYCT, mụn và mụn nhọt là 2 tình trạng hoàn toàn khác nhau.
Về nhận dạng:
- Mụn được hiểu chung là tình trạng da liễu xuất hiện trên da mặt như mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mủ, mụn đầu đen, mụn ẩn….
- Mụn bị nhọt là những khối u viêm cấp tính do liên cầu, tụ cầu, có mủ trắng ở giữa.
Đối tượng mắc phải:
- Mụn thông thường: Tuổi dậy thì, những đối tượng bị thay đổi nội tiết tố…
- Nhọt: Mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở trẻ em, người già, người có cơ địa nhạy cảm và mắc các bệnh mạn tính (tiểu đường).
Mức độ nguy hiểm:
- Mụn: Ít nguy hiểm, để lại sẹo, vết thâm; một số trường hợp bị nhiễm trùng, bội nhiễm có thể phát triển thành nhọt.
- Nhọt: Cấp tính và nguy hiểm, dễ gây nhiễm trùng huyết và có thể dẫn đến tử vong.
Đọc thêm: Cách Hút Mủ Mụn Nhọt Tại Nhà Nhanh Chóng, An Toàn 2022
Nổi mụn nhọt nguyên nhân do đâu?
Cơ chế gây ra nhọt là do nang lông bị nhiễm trùng sau đó tổn thương lan ra các vùng da xung quanh (thường là viêm đỏ), thời gian tiến triển 2-4 ngày. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:
- Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: Ăn ít rau, ít chất xơ làm cho gan phải hoạt động nhiều hơn, mạnh hơn để thải độc ra khỏi cơ thể, quá trình này có thể khiến hoạt động của cơ thể bị ảnh hưởng dẫn đến mất cân bằng. Ăn nhiều chất đạm, uống ít nước, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, hay thức khuya cũng khiến gan hoạt động quá tải và gây mụn nhọt.
- Căng thẳng, stress: Tâm trạng không tốt, hay cáu giận khiến chức năng gan, thận bị suy yếu đi.
- Thời tiết: Trời nắng nóng được xem là kẻ thù với làn da và mụn nhọt cũng không phải ngoại lệ, dễ gây mẩn ngứa và nang lông bị viêm nhiễm. Ngoài ra môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm cũng khiến tăng nguy cơ bị nhọt.
- Mắc các bệnh lý mãn tính: Những người bị đái tháo đường, mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh về gan cơ địa cũng sẽ sinh mụn nhọt hơn.
- Tác dụng phụ của thuốc Tây y: Sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên trong thời gian dài.
Dù là nguyên nhân nào nhọt cũng có thể gây ra nhiều phiền toái, vậy làm sao để nhận biết tình trạng này từ sớm?
Đọc thêm: Mụn Trứng Cá: Nguyên Nhân Và Cách Trị An Toàn, Hiệu Quả
Dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng
Mụn bị nhọt có thể hình thành trên các bộ phận ở cở thể như mụn nhọt ở lưng, cổ, mông, đùi, mặt,..Đặc biệt là những nơi dễ ra mồ hôi, cọ xát vào nhau. Dưới đây là cách nhận biết mụn nhọt bị nhiễm trùng:
- Nốt mụn bị sưng đỏ, viêm có kích thước to dần dần lên sau 2-4 ngày, kích thước mụn lên khoảng 5cm.
- Bên trong mụn có dịch trắng.
- Đầu mụn bị nhọt sẽ có màu trắng, sau đó dịch mủ chảy ra bên ngoài.
- Xung quanh mụn có màu đỏ.
Triệu chứng, biểu hiện của mụn nhọt cần phải biết
Sau khi nhiễm trùng nhọt sẽ ngày càng cứng, và chứa mủ trắng ở chính giữa vùng viêm. Khi mới xuất hiện, nhọt chỉ là những nốt đỏ sưng trên da nên rất dễ bị nhầm với muỗi đốt hoặc kiến cắn. Sau đó nốt này phát triển lớn dần và tạo thành mủ trắng ở trung tâm, cuối cùng vỡ ra và chảy nước. Khác với cảm giác bị sưng thông thường, nhọt khiến da sưng tấy và đau nhói rất khó chịu.
Một số triệu chứng mụn nhọt:
- Kích thước vùng viêm lớn dần, bạch huyết tăng lên.
- Nhọt chứa mủ màu trắng đục, gây đau, ngứa.
- Vùng da bị nhọt sẽ có cảm giác cứng, đau và nóng đỏ.
- Xuất hiện đơn lẻ hoặc tập trung.
- Khi vỡ ra có mủ kèm máu, ở giữa có ngòi.
- Kích thước thường bằng hạt đỗ, hạt ngô có khi to hơn.
Các triệu chứng kèm theo nhọt:
- Sốt cao, nhất là ở trẻ em.
- Mẩn đỏ khắp da.
- Đau đớn dữ dội, sưng tấy.
- Vị giác thay đổi (hiếm gặp).
- Rối loạn nhịp tim (hiếm gặp).
Các cách điều trị mụn nhọt hiệu quả, an toàn
Mụn nhọt nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nên nhiều hậu quả về sức khỏe cũng như làm mất đi thẩm mỹ của da. Thấu hiểu vấn đề này phần tiếp theo của bài viết, Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam sẽ chia sẻ tới các bạn những cách chữa mụn nhọt hiệu quả.
Chữa mụn nhọt bằng các phương pháp dân gian
- Bột nghệ: Nghệ không chỉ có công dụng chống viêm, kháng khuẩn mà nghệ còn giúp liền sẹo, mờ vết thâm thì tinh bột nghệ lại có công dụng trị mụn nhọt và chăm sóc da hiệu quả.
- Tỏi cải thiện tình trạng mụn nhọt: Trong tỏi có nhiều hoạt chất không chỉ kháng khuẩn mà tỏi còn giúp làm lành vết thương, giảm sưng đau.
- Kem đánh răng: Trong kem đánh răng chứa nhiều thành phần giúp giảm sưng, giảm viêm cho mụn phải kể đến silica và sodium pyrophosphate. Bên cạnh đó còn giúp kiềm dầu, ngăn ngừa mụn nhọt phát triển.
- Đậu xanh: Đậu xanh có tính hàn, giải độc giúp làm se các nốt nhọt nhanh chóng. Ngoài ra còn có tác dụng sát khuẩn để làm giảm các tổn thương do mụn để lại.
Xem thêm: 9 Công Thức Chữa Mụn Nhọt Bằng Lá Cây Đơn Giản, Hiệu Quả
Trị mụn nhọt bằng thuốc kháng sinh
Chữa mụn nhọt bằng phương pháp dân gian đối với các trường hợp bệnh nhẹ, tuy nhiên nếu bạn bị mụn nhọt trong tình trạng nặng thì nên dùng các loại thuốc đặc trị mụn nhọt hoặc tới các cơ sở y tế để thăm khám. Một số loại thuốc chữa mụn nhọt như:
- Salicylic acid: Thuốc chống tiết bã nhờn, trị vảy nến, chất ăn da, giúp làm giảm viêm, giảm sưng ở mụn
- Benzoyl peroxide: Có tác dụng giảm viêm sưng, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn nhọt từ sâu bên trong lỗ chân lông. Bên cạnh đó Benzoyl peroxide còn giúp làm khô đầu nhọt, bong lớp sừng bị tổn thương và làm thông thoáng lỗ chân lông.
- Lưu huỳnh: có đặc tính sát khuẩn làm khô mụn nhanh chóng. Tuy nhiên cách này không được nhiều người sử dụng vì mùi khó chịu
Lưu ý: Các thuốc chữa mụn nhọt cần được kê đơn bởi bác sĩ, tránh lạm dụng.
Nhọt có nguy hiểm không? Phòng ngừa như thế nào?
Khi cơ thể sức đề kháng yếu, ra mồ hôi nhiều, bề mặt da bị xước tạo điều kiện cho tụ cầu, liên cầu xâm nhập vào cơ thể, gây hoại tử lỗ chân lộ và sinh mụn nhọt. Khi thấy nhọt có mủ trắng nhiều người nghĩ nặn ra là sẽ khỏi. Tuy nhiên hành động này không những không hiệu quả mà còn rất nguy hiểm. Tay chứa rất nhiều vi khuẩn khi nặn sẽ khiến nhiễm trùng nặng hơn, thậm chí là nhiễm trùng máu, gây ra viêm mủ màng tim, áp-xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm tủy xương thậm chí là tử vong.
Nhiều người cũng tự ý dùng 1 số loại lá để đắp theo truyền miệng nhưng việc này cũng có thể khiến cho vết thương viêm nhiễm lan rộng hơn và nguy hiểm. Tốt nhất nếu thấy nhọt phát triển lớn cần đi khám và được điều trị đúng cách.
Một số lời khuyên từ bác sĩ Nhuần để đề phòng mụn nhọt:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh, sát khuẩn và thay ga giường, gối.
- Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau, trái cây chứa vitamin C, E…, hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Uống nhiều nước, 1,5-2 lít mỗi ngày.
- Thư giãn để tâm lý được thoải mái, tránh thức khuya.
- Thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
- Đến gặp bác sĩ, cơ sở y tế đảm bảo khi thấy các triệu chứng không thuyên giảm.
Trên đây là những thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc nguyên nhân mụn bị nhọt do đâu, các triệu chứng và cách phòng tránh. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc có được một cuộc sống khỏe!
Xem thêm:
BÀI XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!