Trẻ Bị Chàm Sữa Nên Ăn Gì

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Bé bị chàm sữa mẹ nên kiêng ăn những thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc làm tăng nguy cơ chàm. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bạn nên hạn chế khi đang cho con bú và bé có triệu chứng chàm:

Thực phẩm nên ăn khi trẻ bị chàm sữa:

  • Tỏi: Chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm giúp giảm triệu chứng chàm sữa.
  • Rau xanh: Dầu rosmarinic giúp chống viêm và giảm ngứa, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sự phát triển của bé.
  • Trái cây giàu vitamin C: Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, giảm triệu chứng dị ứng và chàm sữa.
  • Thực phẩm giàu Magie: Ức chế giải phóng histamin, giảm ngứa, khô da, mẩn đỏ.
  • Thịt gà, thịt lợn nạc: Cung cấp dưỡng chất không gây dị ứng như chất đạm trong hải sản, thịt bò.

Thực phẩm kiêng khi trẻ bị chàm sữa:

  • Trứng: Chứa protein gây kích ứng triệu chứng ngứa ngáy.
  • Thịt bò: Cần tránh thịt bò để giảm nguy cơ dị ứng.
  • Hải sản: Chứa histamin có thể làm tăng phản ứng dị ứng chàm sữa ở trẻ nhỏ.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Có chứa protein khó tiêu hóa và hoạt chất gây dị ứng.
  • Nội tạng động vật: Chứa chất béo bão hòa và cholesterol cao, tăng nguy cơ mỡ máu và bệnh tim mạch.
  • Đậu phộng và đậu nành: Có loại protein dễ gây dị ứng, kích phát phản ứng mẩn đỏ, sưng ngứa trên da.
  • Đồ ăn cay nóng và chiên rán: Ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và làm tăng triệu chứng ngứa và viêm da.

Chàm sữa (lác sữa) xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi, đây là lúc trẻ vẫn đang dùng sữa mẹ. Vậy nên bác sĩ khuyến cáo cần quan tâm để chế độ dinh dưỡng của cả bé và mẹ. Vậy trẻ bị chàm sữa nên ăn gì và mẹ nên bổ sung thêm nhóm thực phẩm nào? Dưới đây là giải đáp từ chuyên gia tại Trung Tâm Da Liễu Đông Y.

Tổng quan về chàm sữa

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có nhiều tên gọi khác nhau. Có thể nhiều mẹ từng biết đến bệnh này qua các cái tên như lác sữa, chàm thể tạng, viêm da cơ địa ở trẻ. Đây là một căn bệnh mãn tính, dễ tái phát. Ở mỗi trẻ, bệnh sẽ có các cấp độ khác nhau cũng như các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. 

Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng da mặt, trán, cổ và má. Nhiều trường hợp chàm còn lan ra khắp cơ thể, ở chân và tay. Ban đầu có thể chỉ ở dạng hồng ban, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước. Một thời gian sau, những vùng da này có thể nứt, rịn nước bên trong. Sau đó, vùng da này khô lại, đóng vảy và sẽ để lại sẹo, thâm nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Chàm sữa thường xuất hiện ở vùng mặt, trán, cổ và má của trẻ sơ sinh
Chàm sữa thường xuất hiện ở vùng mặt, trán, cổ và má của trẻ sơ sinh

Hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi mắc chàm sữa ngày càng cao. Bệnh sẽ kéo dài đến khi trẻ được 2 - 4 tuổi thì biến mất. Trẻ sơ sinh thường chưa có ý thức tự giữ gìn, chăm sóc bản thân. Nếu phụ huynh không để ý, không có kiến thức về bệnh cũng như áp dụng sai phương pháp chữa trị, trẻ rất có thể phải đối mặt với những biến chứng như chàm thể tạng, kéo dài mãi không khỏi và dẫn đến viêm da, mất thẩm mỹ khi lớn lên.

Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Thế nhưng, theo những nghiên cứu của các chuyên gia, bác sĩ Da liễu thì bệnh có thể xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:

  • Do yếu tố di truyền: Đa phần các bé có bố mẹ, ông bà thuộc nhóm đối tượng có cơ địa dị ứng, có tiền sử hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da,...đều sẽ gặp phải hiện tượng chàm sữa.
  • Do cơ địa mẫn cảm: Trẻ có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng có nguy cơ bị chàm sữa rất cao.
  • Do thiếu độ ẩm: Da của trẻ nhỏ cần được cấp ẩm thường xuyên để đảm bảo hàng rào bảo vệ da được duy trì ổn định. Khi da trở nên quá khô, nứt nẻ, đặc biệt vào tiết trời hanh mùa đông.
  • Do tiếp xúc với một số tác nhân bên ngoài: Một số tác nhân từ ngoài môi trường như bụi bẩn, ô nhiễm không khí, thời tiết, lông động vật, phấn hoa,... không chỉ là nguyên nhân gây viêm da, dị ứng ở người trưởng thành mà cũng có thể gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
  • Do thực phẩm mà mẹ ăn, thực phẩm bổ sung cho bé ngoài sữa mẹ: Trẻ có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm mà mẹ đưa vào cơ thể, thông qua đường sữa như hải sản, sữa bò,... hoặc một số thực phẩm mà mẹ bổ sung cho bé ngoài sữa mẹ như nước trái cây, sữa công thức,...Do các loại hóa mỹ phẩm mẹ dùng cho bé: Một số mẹ có thói quen sử dụng các loại dầu tắm, dầu massage toàn thân, phấn rôm cho trẻ. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây bệnh thường gặp khi trẻ có làn da quá mẫn cảm.

Thông thường, chàm sữa ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết. Để có thể kịp thời phát hiện bệnh cũng như có hướng điều trị cho con, các bậc cha mẹ nên chú ý đến một số dấu hiệu sau đây:

  • Da của bé xuất hiện hồng ban, hay còn gọi là các nốt mẩn đỏ. Hiện tượng này xuất hiện ở các vùng da như má, trán, cổ. Khi sờ vào, bạn sẽ cảm thấy khô ráp, đôi chỗ có mụn nước và vảy nhỏ li ti. Các mẹ thường hay nhầm lẫn dấu hiệu này với tình trạng nẻ da, rôm sẩy.
  • Bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu khi các mụn nước nhỏ vỡ ra, sau đó khô lại và lên da non. Các bé sẽ gãi, cào xước làm trầy da, từ đó dễ dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm nếu mẹ không chăm sóc và chú ý đúng cách.
    Các dấu hiệu chàm sữa ở trẻ sơ sinh dễ bị nhầm lẫn với nẻ nên các mẹ cần hết sức lưu ý

      Các dấu hiệu chàm sữa ở trẻ sơ sinh dễ bị nhầm lẫn với nẻ nên các mẹ cần hết sức lưu ý
  • Rỉ dịch từ các mụn nước nhỏ: Những mụn nước nhỏ xuất hiện, khi vỡ ra sẽ có hiện tượng chảy dịch, mủ khiến bé đau đớn.
  • Dày da, da khô và bì lên: Những mụn nước sau khi vỡ sẽ dần khô lại và lên vảy. Khi vảy bong, lớp da ở đó sẽ trở nên bì cộm lên, khô ráp.
  • Khi bị chàm sữa, bé sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu nên thường xuyên quấy khóc, ăn ngủ kém, chậm phát triển.

Trẻ bị chàm sữa nên ăn gì?

Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình điều trị các bệnh da liễu. Đặc biệt, đối với bệnh chàm sữa, mẹ và bé đều nên bổ sung thêm các nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Tỏi: Củ tỏi chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa. Khi mẹ ăn tỏi sẽ gián tiếp cung cấp các hoạt chất này cho trẻ thông qua sữa mẹ. Nhờ đó, trẻ giảm các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa chàm sữa tái phát. Chuyên gia khuyến nghị mẹ nên ăn khoảng 1g/tuần.
  • Rau xanh: Trong rau xanh chứa lượng lớn dầu rosmarinic có tác dụng chống viêm và giảm các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ do chàm lác gây ra. Bên cạnh đó, rau xanh cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rất tốt cho sự phát triển của bé. Các loại rau củ chứa nhiều dưỡng chất tốt như rau bina, rau súp lơ, củ cải đường,...
  • Trái cây giàu vitamin C: Trẻ bị chàm sữa nên bổ sung thêm vitamin C từ các loại trái cây. Vitamin C sẽ giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, mang lại hiệu quả kháng viêm và giảm triệu chứng dị ứng, chàm sữa của trẻ. Để tăng cường vitamin C cho sữa, mẹ có thể ăn các loại trái cây như ổi, kiwi, táo, bưởi.
  • Thực phẩm giàu Magie: Khoáng chất Magie có tác dụng ức chế giải phóng Histamin - amin nội sinh gây ra các triệu chứng chàm sữa như ngứa, châm chích, khô da, mẩn đỏ,... Các thực phẩm chứa nhiều magie như đậu trắng, yến mạch, chuối, bơ, hạt lanh.
  • Thịt gà, thịt lợn nạc: Cả 2 loại thịt này chứa chất đạm lành tính Tropomyosin, giúp cung cấp dưỡng chất cho cả mẹ và bé mà không gây dị ứng như chất đạm trong hải sản, thịt bò.

tre bi cham sua nen an gi
Rau xanh có tác dụng chống viêm và giảm các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ

7 nhóm thực phẩm trẻ bị chàm sữa nên kiêng ăn

Khi trẻ bị chàm sữa, mẹ cũng cần tránh ăn 7 nhóm thực phẩm dưới đây để đảm bảo sữa mẹ không chứa các hoạt chất làm gia tăng triệu chứng.

  • Trứng: Mẹ cần kiêng các loại trứng như trứng gà, trứng vịt, trứng cút, trứng ngan, trứng ngỗng,... bởi trong trứng có chứa lượng lớn protein gây kích ứng triệu chứng ngứa ngáy, khiến các vùng da chàm sữa lan rộng hơn.
  • Thịt bò: Đây cũng là thực phẩm chứa hàm lượng protein cao nên mẹ cần tránh cho bé ăn thịt bò. Nếu bé đang bú sữa mẹ, bác sĩ khuyến nghị mẹ cũng không nên ăn thịt bò.
  • Hải sản: Các loại hải sản như cua, tôm, ghẹ thường chứa chứa histamin với hàm lượng cao làm tăng phản ứng dị ứng chàm sữa ở trẻ nhỏ.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Nghiên cứu đã chỉ ra trong sữa có chứa các protein khó tiêu hóa và hơn 20 hoạt chất có khả năng gây bệnh dị ứng, viêm da, chàm sữa,...
  • Nội tạng động vật: Trong nhóm thực phẩm này có chứa chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao. Vậy thường xuyên ăn nội tạng động vật không chỉ kích phát bệnh chàm sữa mà còn tăng nguy cơ bị mỡ máu và bệnh tim mạch.
  • Đậu phộng, đậu nành: Các nghiên cứu Y học đã chỉ ra trong đậu phộng và đậu nành chứa các loại protein dễ gây dị ứng, kích phát phản ứng mẩn đỏ, sưng ngứa trên da.
  • Đồ ăn cay nóng, chiên rán: Ớt, hạt tiêu, gà rán, khoai tây chiên,... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, bé tiêu thụ sữa này khiến các triệu chứng ngứa, viêm trên da nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, bé có thể gặp các vấn đề vệ tiêu hóa như đau bụng, táo bón và cáu gắt.

tre bi cham sua nen an gi
Thịt bò khiến các triệu chứng bệnh chàm sữa nặng hơn

Lời khuyên khi xây dựng thực đơn cho trẻ bị chàm sữa

Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia khi xây dựng thực đơn cho trẻ bị chàm sữa:

  • Không nhất thiết kiêng toàn bộ thực phẩm trên vì cơ địa mỗi trẻ khác nhau, có trẻ dị ứng với thực phẩm này, nhưng trẻ khác thì không. Đặc biệt là nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ như sữa, trứng, thịt,...
  • Trong trường hợp bé đã cai sữa, mẹ cần ghi chép cụ thể thực đơn ăn uống hằng ngày cho trẻ để phát hiện các thực phẩm khiến trẻ kích phát các triệu chứng chàm sữa.
  • Trường hợp bé chưa cai sữa, nếu mẹ đã tránh các thực phẩm được khuyến nghị, đồng thời thực hiện biện pháp chăm sóc kỹ lưỡng nhưng bệnh chàm sữa không thuyên giảm. Bác sĩ khuyên nên cho trẻ ngừng uống sữa mẹ, thay thế bằng sữa công thức. Theo dõi sau 1 - 2 ngày nếu bệnh được cải thiện thì có thể do bé bị dị ứng sữa mẹ.
  • Sau khi điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và áp dụng các cách điều trị tại nhà nhưng bệnh chàm sữa của bé vẫn không cải thiện, phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị chuyên sâu.
  • Vệ sinh không gian xung quanh bé, tránh cho bé tiếp xúc các yếu tố dễ gây kích ứng như bụi hoa, lông động vật, bụi bẩn,....
  • Phụ huynh không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống nếu chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Bởi dùng thuốc sai cách có thể dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Trên đây là thông tin giải đáp “Trẻ bị chàm sữa nên ăn gì?”. Đồng thời, các chuyên gia cũng cung cấp nhóm thực phẩm nên ăn và những lưu ý quan trọng khi xây dựng thực đơn cho trẻ bị chàm sữa. Thông qua đó, phụ huynh sẽ được trang bị thêm kiến thức hữu ích để đồng hành cùng con trong quá trình cải thiện sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo