Mụn Gạo

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn gạo là tình trạng da liễu khá phổ biến thường xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh và người lớn. Mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng mụn chính là nguyên nhân khiến mọi người cảm thấy thiếu tự tin. Để biết dấu hiệu, nguyên nhân gây mụn và cách xử lý mụn đúng cách, các bạn có thể xem thêm trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa mụn gạo

Mụn gạo hay còn gọi là mụn thịt, mụn đá với kích thước khá nhỏ, phần đầu có màu trắng đục như hạt gạo. Mụn gạo là những u nang lành tính thường xuất hiện ở mặt, đặc biệt là vùng quanh mắt. 

Từ khi xuất hiện, loại mụn này không gây đau đớn, gây sưng như những loại mụn khác. Tuy nhiên, chúng lây lan khá nhanh và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Điều này khiến không ít chị em cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp, mà còn tác động xấu tới công việc của họ. 

Xem ngay: Mụn Áp Xe Là Gì, Có Tự Khỏi Không, Điều Trị Thế Nào?

mun gao
Mụn gạo có kích thước khá nhỏ

Nguyên nhân gây mụn gạo

Theo các chuyên gia, nguyên nhân hình thành mụn gạo rất phức tạp. Cơ chế hình thành u nang lành tính này thường là do keratin dưới da không được giải phóng. Bên cạnh đó còn xuất phát từ hoạt động của tuyến mồ hôi khiến u nang lành tính phát triển, lây lan nhanh chóng cả về diện tích lẫn kích thước. 

Những yếu tố làm tăng nguy cơ nổi mụn gạo có thể kể đến là:

  • Yếu tố tuổi tác. 
  • Do di truyền từ đời ông bà, cha mẹ đến con, cháu. 
  • Do rối loạn nội tiết tố.
  • Chăm sóc da chưa khoa học, không đúng cách, đặc biệt là trong việc vệ sinh da. 
  • Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ, nhất là do rối loạn giấc ngủ khiến da bị lão hóa. 
  • Do tác động từ ánh nắng mặt trời khiến vùng da quanh mắt bị nổi mụn.

Đối tượng là trẻ sơ sinh

Như đã đề cập qua, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị mụn thịt do tuyến mồ hôi chưa phát triển. Nhưng đến nay vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chưa kể, chúng ta còn dễ bị nhầm lẫn giữa mụn thịt và mụn sữa ở trẻ sơ sinh. 

Điểm khác biệt duy nhất giữa hai loại mụn này chính là thời điểm xuất hiện. Thông thường, mụn thịt sẽ xuất hiện ngay khi em bé chào đời, còn mụn sữa sẽ hình thành khi sinh từ khoảng 2 - 4 tuần. Đồng thời, mụn thịt ở trẻ sơ sinh không ảnh hưởng tới sức khỏe và sẽ tự biến mất sau một thời gian nhất định. 

Tham khảo: Nguyên Nhân Gây Mụn Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

mun gao
Tình trạng mụn ở trẻ sơ sinh

Người lớn và trẻ em

Với trường hợp là trẻ em hoặc người lớn, nguyên nhân chính hình thành nên mụn thịt có thể đến từ các tổn thương như: Da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bị phồng rộp do bị bỏng, chấn thương, mắc bệnh lý khiến da trở nên yếu - mỏng hơn. Thậm chí là ảnh hưởng từ kem dưỡng, kem trị mụn có chứa thành phần steroid trong thời gian dài. Bị tác động từ bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường sống, làm việc. 

Song song với đó, những thói quen sinh hoạt không lành mạnh, hay thức khuya, sử dụng chất kích thích, uống nhiều cafe,... cũng khiến mụn thịt dễ hình thành, tiến triển khó kiểm soát hơn. 

Triệu chứng của mụn gạo

Mụn gạo có thể nhận biết bằng mắt thường, bạn sẽ thấy vùng da quanh mắt xuất hiện các đốm li li với kích thước chỉ khoảng 1 - 2mm. Đối với trẻ sơ sinh, mụn có thể hình thành khắp mặt khiến da bị sần sùi khi chạm vào. 

Mụn thường có màu sáng hoặc tối hơn các vùng da xung quanh, chúng không có nhân như mụn trứng cá, mụn đầu đen, đầu trắng hay mụn bọc. Vậy nên, bạn không thể tiến hành nặn hay loại bỏ chúng theo cách thông thường. 

Ngoài vùng mắt, loại mụn u nang lành tính này còn xuất hiện ở các vùng khác như cằm, trán, lưng hoặc cổ,... Mụn không sưng đau, ngứa ngáy hay khiến bạn gặp phải những cảm giác khó chịu khác. Do đó, mọi người vẫn có thể sinh hoạt, ăn uống, chăm sóc da như bình thường. Tuy nhiên nếu mụn quá nặng hoặc lây lan trên diện rộng sẽ ảnh hưởng nhiều tới tính thẩm mỹ.

Các dạng mụn gạo

Mụn gạo thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên chúng còn xuất hiện ở nhiều dạng và nhiều đối tượng khác nhau. Cụ thể, các dạng mụn gạo phổ biến có thể kể đến như: 

  • Dạng nguyên phát thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. 
  • Dạng thứ phát chủ yếu hình thành ở những vùng da trước đó đã có tổn thương do phát ban hoặc bị bỏng. Mụn thường xuất hiện sau khi người bệnh dùng kem bôi da có chứa corticosteroid. 
  • Mụn gạo ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Trung bình cứ 10 trẻ được sinh ra, có hơn 1 nửa trong số đó gặp phải loại mụn này. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, loại mụn này sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần phải can thiệp điều trị. 
  • Mụn gạo dạng mảng thường hiếm gặp, khi xuất hiện thường tập trung thành từng mảng khiến da trở nên sần sùi, kém thẩm mỹ. So với những độ tuổi khác, phụ nữ tuổi trung niên thường dễ bị mắc dạng mụn này hơn. 
  • Mụn gạo dạng multiple eruptive milia tương tự như dạng mảng nêu và cũng khá hiếm gặp. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì chúng sẽ tự hết sau vài tuần hoặc vài tháng. 

Hướng dẫn cách điều trị mụn gạo đánh bay mụn an toàn

Chữa mụn gạo không chỉ là quá trình đơn thuần kiểm soát vấn đề da mụn mà còn là một phương pháp chăm sóc toàn diện để tái tạo làn da khỏe mạnh. Dưới đây là các phương pháp cải thiện mụn:

Cách chữa mụn gạo bằng nguyên liệu thiên nhiên:

  • Dùng tỏi, bột nghệ và mật ong: Tỏi có khả năng kháng khuẩn, bột nghệ chống viêm và mật ong dưỡng ẩm, kết hợp giúp làm dịu và làm sạch da.
  • Sử dụng chuối xanh: Chuối xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tái tạo tế bào da, đồng thời giảm viêm nhiễm.
  • Cách trị mụn gạo bằng giấm táo: Giấm táo có khả năng kiểm soát dầu và cân bằng độ pH trên da, giúp làm sáng và se lỗ chân lông.
  • Mẹo dùng rau diếp cá: Rau diếp cá chứa axit salicylic tự nhiên giúp tẩy tế bào chết và kiểm soát dầu.

Sử dụng thuốc:

  • Acid Trichloroacetic 80% (TCA): Một loại acid có thể được sử dụng để loại bỏ tế bào da chết và cải thiện tình trạng da.
  • Dvelinil: Một loại thuốc chống nấm và kháng vi khuẩn, có thể được sử dụng để kiểm soát mụn.
  • Spirularin VS Cream: Chứa các thành phần từ tảo Spirulina, giúp làm dịu và lành các vết thương trên da.
  • Tsubuporon Night Patch (Nhật Bản): Bản night patch có chức năng kiểm soát dầu và giảm viêm, giúp da dễ chịu hơn vào buổi tối.

Sử dụng công nghệ cao: Công nghệ cao trong điều trị mụn gạo có thể bao gồm việc sử dụng laser, ánh sáng màu, hay các liệu pháp điện di, giúp kiểm soát dầu, tái tạo tế bào da và làm giảm sưng đau.

Lưu ý: trước khi bắt đầu bất kỳ liệu pháp nào, bạn nên thảo luận với chuyên gia da liễu để đảm bảo phương pháp chữa trị phù hợp với tình trạng da cụ thể của bạn.

Lưu ý khi điều trị mụn gạo và cách phòng ngừa

Khi điều trị mụn gạo tại nhà, các bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, che chắn da cẩn thận và sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, nhất là khi đi ra ngoài trời. 
  • Không makeup hoặc sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc dầu vì điều này có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Tránh sờ tay lên các vết mụn nhằm tránh để vi khuẩn lây lan, gây viêm nhiễm. 
  • Tẩy da chết đều đặn 2 - 3 lần/tuần nhằm giúp loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn trên da hiệu quả. 
  • Ăn uống lành mạnh, khoa học, không dùng đồ uống có ngọt, thức ăn cay nóng, dầu mỡ hoặc chất kích thích,... 
  • Ngủ nghỉ đúng giờ, tránh thức khuya, sử dụng máy tính, điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác quá nhiều, nhất là trước khi đi ngủ. Việc tập thể dục, thể thao cũng cần được duy trì thường xuyên để giúp cải thiện sức khỏe, giúp da tươi tắn, săn chắc hơn. 
  • Thăm khám da liễu lại nếu tình trạng mụn vẫn chưa được cải thiện hoàn toàn hoặc trên da xuất hiện những triệu chứng bất thường khác. 

mun gao
Các bạn nên thăm khám da liễu thường xuyên

Mụn gạo hoàn toàn có thể điều trị được nếu bạn có kiến thức và hiểu biết về chúng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, tránh để da bị tổn thương, thậm chí để lại sẹo, các bạn nên tới bệnh viện uy tín để thăm khám, kiểm tra. Tại đây, bác sĩ da liễu sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bạn. 

Bài viết liên quan:

Một số câu hỏi liên quan mụn gạo

Tương tự như những loại mụn khác, việc lấy hay nặn mụn không đúng cách có thể khiến da bị sưng tấy, viêm nhiễm hoặc nhiễm khuẩn. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, mụn gạo không nên áp dụng phương pháp này vì chúng không có nhân. Nếu cố tình nặn, mụn sẽ bị thâm, để lại sẹo hoặc lây lan khó kiểm soát.  Do đó, để tránh để mụn trở nặng, mọi người nên hạn chế sờ vào hay nặn chúng. Thay vào đó, các bạn nên bảo vệ, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh để giúp da tự phục hồi hoặc tham khảo các biện pháp chữa trị khác theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Mụn gạo làm sao hết, có tự hết được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Được biết đây là loại mụn khá lành tính và có thể tự biến mất sau 1 - 2 năm do sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên với những trường hợp mụn nặng, đã lây lan nhanh chóng, gây khó chịu cho người bệnh thì cần tiến hành điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ có chuyên môn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo