Sạm Da

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Sạm da là một tình trạng da phổ biến, dù không quá nghiêm trọng nhưng nó sẽ làm người bệnh cảm thấy khó chịu, mất tự tin khi vùng da này bị lộ ra bên ngoài. Tình trạng này sẽ khiến nhiều người loay hoay không biết điều trị triệt để bằng cách nào. Vậy tình trạng sạm da cụ thể là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu của tình trạng này ra sao? Hãy cùng Trung Tâm Da Liễu Đông Y khám phá ngay bên dưới đây.

Định nghĩa về tình trạng sạm da

Sạm da là tình trạng mà da bắt đầu xuất hiện những đốm đen hoặc mảng da có màu sậm hơn so với phần còn lại do tăng sắc tố melanin. Sạm da có thể xuất hiện ở bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể, bao gồm khuôn mặt, tay, chân, cổ, và nhiều vùng khác. Những vết sạm có thể có màu nâu nhạt, nâu đậm hoặc thậm chí là sạm đen với kích thước đa dạng từ nhỏ đến lớn tùy vào mỗi cơ địa.

Điều đặc biệt là sạm da không phụ thuộc vào độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, nhóm người thường xuyên phải đối mặt với vấn đề này nhiều nhất là phụ nữ ở độ tuổi 30-40, phụ nữ mang thai và phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh. Ngoài ra, những người tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời cũng có khả năng cao gặp tình trạng này.

Sạm da là các vùng có màu da tối màu hơn các vùng khác
Sạm da là các vùng có màu da tối màu hơn các vùng khác

Nguyên nhân gây sạm da

Tình trạng sạm da xuất hiện trên da là do các nguyên nhân:

Dấu hiệu của bệnh lý

Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến lượng melanin được sinh ra trong cơ thể, khiến tình trạng sạm da xuất hiện. Các vấn đề về gan, như xơ gan, viêm gan hay suy gan có thể làm cho quá trình loại bỏ chất cặn và độc tố khỏi cơ thể trở nên không hiệu quả, gây tích tụ chất độc và ảnh hưởng đến sự đồng đều của sắc tố da.

Yếu tố di truyền

Người Việt Nam nói riêng hay người Châu Á nói chung đều mang trong mình một làn da vàng, không trắng sáng như tone màu da của người Châu Âu. Nếu bố hoặc mẹ có tình trạng da sạm đen thì rất có thể con cái cũng sẽ sở hữu làn da như vậy và cho tới khi trưởng thành sẽ càng rõ rệt hơn.

Yếu tố dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không hợp lý, thiếu các dưỡng chất cần thiết cũng là một nguyên nhân quan trọng gây sạm màu da. Khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, làn da không được nuôi dưỡng đầy đủ, điều này có thể tăng nguy cơ nhiễm melamine, làm cho da trở nên khô, thiếu sức sống và thậm chí thay đổi tone màu.

Làn da không đủ ẩm

Nếu bạn thường xuyên không uống nước hay uống nước quá ít sẽ khiến da tiết thiếu dầu nhờn hoặc không được dưỡng ẩm kịp thời. Đây là yếu tố khiến da bị khô, dễ bị kích thích bởi các yếu tố môi trường như gió, nắng, hay không khí lạnh. Tình trạng khô da có thể dẫn đến việc da trở nên sạm màu, xuất hiện nám và có khả năng xuất hiện các nếp nhăn, tạo điều kiện cho các vấn đề da khác phát triển.

Tác động của tia UV

Tác nhân gây sạm da phổ biến nhất là do sự tác động của ánh nắng mặt trời. Nếu làn da không được bảo vệ đúng cách với kem chống nắng và các biện pháp che chắn, tác động của tia UV có thể kích thích quá trình sản sinh melanin, gây ra sự tăng sắc tố da. Đồng thời, tác động này cũng có thể làm tổn thương da, khiến tình trạng này càng trở nên tệ hơn.

Sạm da do tác động của tia UV
Sạm da do tác động của tia UV

Rối loạn nội tiết tố

Hoạt động của các hormone như progesterone và estrogen có tác động đáng kể đến sự sản sinh sắc tố da melanin. Tình trạng rối loạn nội tiết tố thường xảy ra trong giai đoạn mang thai, mãn kinh và tiền mãn kinh. Sự biến động của nội tiết tố cơ thể có thể dẫn đến rối loạn, khiến cho hoạt động sản xuất melanin tăng lên, từ đó làn da sẽ trở nên tối màu hơn.

Tiếp xúc với ánh sáng máy tính hoặc ngủ muộn

Nếu phải làm việc trước máy tính trong thời gian dài, ánh sáng trực tiếp từ màn hình có thể kích thích sự sản xuất melanin, dẫn đến tình trạng quầng thâm mắt và sạm da. Việc thường xuyên thức khuya cũng khiến da trở nên tối sạm đi, tỏa năng lượng mệt mỏi, mất sức sống và đi kèm theo đó là các tình trạng tiêu cực khác.

Do đó, bạn hãy phân bổ thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý, hạn chế tối đa việc sử dụng máy tính và điện thoại để giảm thiểu tác động của ánh sáng trực tiếp lên da. Đặc biệt, hãy cố gắng duy trì thói quen ngủ đủ giấc, giúp cơ thể khôi phục năng lượng.

Triệu chứng bệnh sạm da

Nếu gặp tình trạng sạm da, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những triệu chứng sau:

  • Da sạm màu, màu sắc không đồng đều và sần sùi.
  • Tình trạng da khô, nứt nẻ, làm mất đi sự mềm mại và độ đàn hồi của da.
  • Da sạm đen, tình trạng nám da và sự xuất hiện của mụn.
  • Da sạm đen không đều màu do các vết thâm.
  • Tình trạng da khô, lỗ chân lông to hơn bình thường.
  • Làn da trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng.
  • Nếu nhăn xuất hiện sớm và tình trạng tăng cường sản xuất dầu trên da.

Màu sắc của da không đồng đều
Màu sắc của da không đồng đều

5+ cách điều trị sạm da hiệu quả cao

Để điều trị sạm da hiệu quả, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau đây:

Cách trị sạm da bằng phương pháp tự nhiên:

  • Chanh tươi: Chứa nhiều vitamin C và axit citric, giúp làm sáng da, làm mờ vết thâm và đồng thời kích thích tái tạo tế bào mới.
  • Nha đam: Cung cấp nước và dưỡng chất cho da, giảm sưng, làm dịu và tái tạo tế bào da, giúp da trở nên mềm mại và sáng hơn.
  • Cà chua: Chứa lycopene, một chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự hình thành melanin, làm sáng da và giảm tình trạng sạm màu.
  • Bột cà phê: Cà phê có tác dụng làm sáng da, tăng cường tuần hoàn máu, giúp da trở nên tươi mới và mịn màng.
  • Bột yến mạch: Nâng cao độ ẩm cho da, giúp da trở nên mềm mại, đồng thời chứa các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình lão hóa da.
  • Dầu dừa: Dầu dừa cung cấp độ ẩm, giúp tái tạo tế bào da, đồng thời giảm sự xuất hiện của các vết thâm và sạm da.

Cách điều trị bằng Tây y:

  • Sử dụng các sản phẩm chứa Acid, Hydroquinone: Các chất này giúp làm trắng da bằng cách làm giảm sản xuất melanin, làm mờ vết thâm và tăng cường sáng da.
  • Retinoid: Giúp kích thích sự tái tạo tế bào da, cải thiện kết cấu da và làm mờ vết thâm.
  • Peel da hóa học: Quá trình này giúp loại bỏ tế bào da cũ, làm sáng da mới, và giảm tình trạng sạm màu.
  • Peel da bằng laser: Công nghệ laser có thể loại bỏ lớp tế bào da cũ, kích thích sự sản xuất collagen và làm sáng da.
  • Liệu pháp xung ánh sáng cường độ cao (IPL): Giúp giảm sự xuất hiện của nám và tăng cường sự đồng đều màu da.

Lưu ý: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp trị liệu nào, nên thảo luận với chuyên gia da liễu để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Sạm da nên uống thuốc gì để cải thiện? Top 10 loại thuốc chữa sạm da hiệu quả

Đối với vấn đề sạm da, việc sử dụng các loại thuốc có thể là một phương pháp hỗ trợ hiệu quả. Dưới đây là một số thuốc phổ biến để cải thiện tình trạng sạm da bạn có thể tham khảo:

  1. Top 4 thuốc trị sạm da:
  • Thuốc trị sạm da Hydroquinone: Hydroquinone là một chất làm trắng da được sử dụng rộng rãi để giảm sự xuất hiện của các vết thâm và sạm da. Nó hoạt động bằng cách ức chế sự sản xuất melanin, chất gây sạm da.
  • Axit azelaic: Axit azelaic có tác dụng làm giảm sản xuất melanin và làm trắng da. Ngoài ra, nó còn có khả năng kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
  • Leucodinine: Leucodinine là một thuốc trị sạm da được sử dụng để giảm sự xuất hiện của các vết thâm và đồng thời ức chế sự hình thành melanin.
  • Thuốc trị sạm da Retinol: Retinol, một dạng của vitamin A, có thể giúp kích thích tái tạo tế bào da mới, giảm sự xuất hiện của vết thâm và sáng da.
  1. Thực phẩm chức năng hỗ trợ trị sạm da:
  • Transamin 500mg: Chứa axit amin giúp cung cấp dưỡng chất cho da và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào.
  • Murad Pomphenol Sunguard: Chứa các chất chống oxy hóa từ quả lựu giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UV và nguyên nhân gây sạm da.
  • Transino White C: Bổ sung axit tranexamic và vitamin C, giúp kiểm soát sự hình thành melanin và làm trắng da.
  • Sakura HCL White Blossoms EX: Chứa chiết xuất từ hoa anh đào giúp làm sáng da và cung cấp dưỡng chất cho làn da.
  • Pure White Shiseido: Bổ sung các thành phần chống oxy hóa và dưỡng ẩm, giúp làm trắng và tái tạo da.
  • MediUSA Glutathione Skin Whitening: Chứa glutathione, một chất chống oxi hóa, có thể giúp cải thiện tình trạng sạm da và làm trắng da từ bên trong.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng cần được tư vấn của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh sạm da

Để tránh gặp phải tình trạng sạm da hay để bệnh tái phát, người bệnh cần chú ý những vấn đề như sau:

  • Trước khi ra đường, hãy sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Chọn kem chống nắng với chỉ số chống nắng cao để làn da được bảo vệ tốt nhất.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong điều kiện nắng gắt và với khoảng thời gian dài. Sử dụng áo che chắn, nón và kính mát để bảo vệ da khỏi bị tác động.
  • Duy trì chế độ chăm sóc da hàng ngày với các sản phẩm làm sạch nhẹ, dưỡng ẩm, và sử dụng các sản phẩm chống nắng.
  • Sử dụng các loại thực phẩm hoặc thảo mộc có chứa các thành phần giúp làm trắng da và cung cấp dưỡng chất từ bên trong.
  • Một chế độ ăn uống cân đối, giàu vitamin, khoáng chất và uống đủ nước mỗi ngày có thể hỗ trợ làn da khỏe mạnh và tươi tắn hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học có thể gây kích ứng da, giữ khoảng cách khi sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất mạnh.
  • Căng thẳng có thể dẫn tới các vấn đề tiêu cực cho da, bao gồm cả tình trạng sạm da. Hãy thử những cách giảm căng thẳng như thiền, yoga, hoặc hoạt động giảm căng thẳng khác để duy trì tâm lý và giúp da khỏe mạnh.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất, giúp bạn có thể nắm được tổng quan về tình trạng sạm da. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ về những nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào.

Câu hỏi liên quan

Tình trạng sạm da sẽ không làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, khi làn da không đều màu sẽ khiến người bệnh cảm thấy tự ti, nhất là khi tình trạng này xuất hiện trên mặt và với những người bệnh phải giao tiếp nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá chủ quan, đây cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Một vài trường hợp như sạm da do bệnh suy tuyến thượng thận hay các bệnh lý nội tạng như tăng thiết giáp, loãng xương, suy thận,... Chính vì vậy, khi quan sát thấy da có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến gặp các bác sĩ hay chuyên gia da liễu để có phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách, tình trạng sạm da hoàn toàn có thể tái phát. Sạm da có thể tái phát do những yếu tố như tác động của môi trường, tác động ngoại vi hoặc gen di truyền. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được che chắn cẩn thận, với tác động của tia UV sẽ khiến làn da tối màu hơn. Lúc này, việc điều trị càng trở nên khó khăn, vì vậy bạn cần hết sức chú ý vấn đề này.
Việc trang điểm không trực tiếp ảnh hưởng đến tình trạng sạm da. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với da mặt, chất lượng cao để tránh tình trạng kích ứng cũng như sạm da. Tẩy trang cũng là một bước quan trọng, ngăn chặn tình trạng tăng sắc tố và bảo vệ da khỏi tác động xấu của mỹ phẩm. Để da được phục hồi, bạn nên tránh việc trang điểm liên tục trong thời gian dài. Da cũng cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đều đặn, duy trì làn da khỏe mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo