Viêm Da Tiếp Xúc Dị Ứng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng làn da bị ngứa ngáy, sưng đỏ khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại rất khó điều trị dứt điểm. Bài viết dưới đây sẽ cùng người bệnh tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh căn bệnh da liễu này.

Định nghĩa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng làn da bị tổn thương khi tiếp xúc với những chất gây dị ứng như phấn hoa, kim loại, hóa chất, xà phòng, mủ thực vật,... Đối với những người bình thường, các chất dị nguyên này gần như vô hại. Tuy nhiên đối với người có cơ địa nhạy cảm thì sẽ xảy ra hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ, nổi mụn nước, sưng tấy,....

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng sẽ được kích hoạt sau khoảng 12-72 giờ cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng đó. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị căn bệnh này. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi và người già trên 70. Nữ giới cũng có xu hướng mắc phải căn bệnh này nhiều hơn nam giới. Bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác như lại có tính di truyền từ ông bà cha mẹ cho con cái.

Viêm da tiếp xúc dị ứng gây ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da
Viêm da tiếp xúc dị ứng gây ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da

Triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

Người bị viêm da tiếp xúc dị ứng thường có những biểu hiện như sau:

  • Làn da khô quá mức, nứt nẻ, bong tróc, đóng vảy.
  • Người bệnh bị nổi các nốt mề đay, mẩn ngứa.
  • Làn da đỏ hoặc thay đổi màu sắc từ hồng đến tím.
  • Xuất hiện mụn nước và có hiện tượng rỉ nước.
  • Bỏng rát, nóng rát da.
  • Da bị đen sạm hoặc sần sùi.
  • Cảm thấy ngứa ngáy dữ dội.
  • Phồng rộp da.
  • Da có hiện tượng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng đều có khả năng xảy ra dị ứng như tay, chân, mí mắt, mặt,... Các triệu chứng này sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 1-4 tuần tùy vào nguyên nhân gây bệnh và khả năng đáp ứng điều trị của từng người.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng, bao gồm:

  • Sử dụng sản phẩm như sữa tắm, dầu gội đầu, kem dưỡng da có thành phần gây kích ứng.
  • Sử dụng mỹ phẩm, sơn móng tay, nước hoa, thuốc nhuộm tóc có các thành phần gây dị ứng.
  • Đeo trang sức được làm từ Niken.
  • Sử dụng giày dép, găng tay có nguồn gốc từ cao su Latex, nhựa, epoxy, chất dẻo.
  • Uống thuốc Tây y có thành phần gây dị ứng như thuốc kháng sinh, thimerosal, benzocaine,…
  • Tiếp xúc với các loại thực vật chứa độc như cây sơn, cây sồi, cây thường xuân, cam quýt, cây ớt, cây trạng nguyên.
  • Dị ứng với axit có trong các loại pin.
  • Dị ứng với các loại thực phẩm như sữa bò, hải sản, trứng, lúa mì, đậu phộng.
  • Mặc quần áo được làm từ len hoặc sợi vải tổng hợp.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng

Điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da dị ứng tiếp xúc là tình trạng da phổ biến, gây ra sự khó chịu và ngứa ngáy. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng những phương pháp chữa viêm da dị ứng tiếp xúc tại nhà dưới đây để giảm nhẹ và cải thiện tình trạng của da.

  1. Chườm Đá Lạnh:
  • Công Dụng: Giúp làm dịu da, giảm ngứa và viêm nang lông.
  • Thực Hiện: Chườm vùng da bị viêm bằng đá lạnh trong khoảng 10-15 phút.
  1. Nha Đam:
  • Công Dụng: Gel nha đam giúp dưỡng ẩm, tính chất làm dịu, giảm viêm.
  • Thực Hiện: Sử dụng gel từ lá nha đam và áp dụng lên vùng da viêm, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
  1. Lá Đinh Lăng:
  • Công Dụng: Giảm ngứa và có tác dụng làm dịu da.
  • Thực Hiện: Xay lá đinh lăng, áp dụng lên vùng da bị viêm, sau đó rửa sạch.
  1. Lá Chè Xanh:
  • Công Dụng: Chứa chất chống oxi hóa giúp làm dịu và giảm viêm.
  • Thực Hiện: Đun làm nước tắm hoặc dùng nước chè xanh và thấm vào bông tẩy trang, lau nhẹ vùng da bị viêm.
  1. Mật Ong:
  • Công Dụng: Tính chất chống viêm và dưỡng ẩm.
  • Thực Hiện: Sử dụng mật ong lên vùng da viêm, giữ trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch.
  1. Lá Đơn Đỏ:
  • Công Dụng: Giảm ngứa và đỏ da.
  • Thực Hiện: Nghiền lá đơn đỏ thành hỗn hợp, áp dụng lên vùng da bị viêm, sau đó rửa sạch.
  1. Lá Lốt:
  • Công Dụng: Chứa chất chống viêm và có tác dụng làm dịu da.
  • Thực Hiện: Lấy nước cốt lá lốt và lau nhẹ vùng da bị viêm.
  1. Lá Khế:
  • Công Dụng: Giảm ngứa và có tính chất làm dịu.
  • Thực Hiện: Nghiền lá khế, áp dụng lên vùng da viêm và rửa sạch sau khoảng 15-20 phút.
  1. Dầu Dừa:
  • Công Dụng: Dưỡng ẩm và giảm kích ứng.
  • Thực Hiện: Dùng dầu dừa lên vùng da bị viêm và massage nhẹ.
  1. Dầu Tràm Trà:
  • Công Dụng: Chất chống viêm và giảm ngứa.
  • Thực Hiện: Bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm.
  1. Yến Mạch:
  • Công Dụng: Chứa chất chống viêm và giảm ngứa.
  • Thực Hiện: Trộn yến mạch với nước để tạo thành hỗn hợp, áp dụng lên vùng da bị viêm và rửa sạch sau khoảng 15-20 phút.

Lưu ý: Nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nặng hơn, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tổng hợp các loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng

Thuốc trị viêm da tiếp xúc dị ứng có thể bao gồm những loại thuốc như corticosteroid ngoại da, antihistamine, và các loại kem chống vi khuẩn. Dưới đây là danh sách các loại thuốc điều trị bệnh hiệu quả:

Clobetasol Propionate Cream:

  • Thành phần: Clobetasol propionate.
  • Công dụng: Là một loại corticosteroid mạnh, được sử dụng để giảm viêm, ngứa, và sưng do các tình trạng da như eczema và viêm da tiếp xúc.

FlucortN Glenmark:

  • Thành phần: FlucortN chứa fluocinolone acetonide và neomycin.
  • Công dụng: Giảm viêm, ngứa, và đỏ da, trong khi neomycin có tác dụng chống nhiễm trùng.

Fucicort Cream:

  • Thành phần: Fucicort chứa fusidic acid và betamethasone valerate.
  • Công dụng: Fusidic acid có tác dụng chống nhiễm trùng, trong khi betamethasone valerate là một corticosteroid giúp giảm viêm và ngứa.

Hidem Cream:

  • Thành phần: Hidem chứa mometasone furoate, clioquinol, và zinc sulphate.
  • Công dụng: Mometsone furoate là một corticosteroid, clioquinol có tác dụng chống nấm và chống nhiễm trùng, zinc sulphate giúp kiểm soát tình trạng da.

Betnovate:

  • Thành phần: Betnovate chứa betamethasone valerate.
  • Công dụng: Có tác dụng giảm viêm, ngứa, và đỏ da.

Baifem K:

  • Thành phần: Baifem K chứa ketoconazole và clobetasol propionate.
  • Công dụng: Ketoconazole chống nấm, trong khi clobetasol propionate giảm viêm và ngứa.

Tacrolimus Ointment:

  • Thành phần: Tacrolimus.
  • Công dụng: Giúp điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng từ trung bình đến nặng

Lưu ý: Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh nên tham khảo chuyên gia y tế, bác sĩ.

Phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

Để phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da lành tính, không mùi, không chứa cồn, paraben hay các chất gây dị ứng khác. 
  • Khi mua bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào mới, cần thử trước trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng cho toàn cơ thể. Nếu xảy ra phản ứng quá mẫn thì không nên dùng tiếp.
  • Với những người bị dị ứng với cao su thì không nên dùng các sản phẩm từ cao su. 
  • Vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô nên dùng kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ để tránh da bị khô ráp, bong tróc.
  • Nếu đang sống ở vùng nông thôn, người bệnh nên chú ý diệt muỗi, kiến thường xuyên, tránh để côn trùng đốt sẽ gây kích ứng da.
  • Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tăng giảm liều lượng hoặc tự ý mua thuốc về dùng sẽ khiến bệnh phát triển nặng hơn.
  • Uống đủ 2-3 lít nước/ngày để cấp ẩm cho da, đồng thời hỗ trợ đào thải các chất dị ứng ra khỏi cơ thể.
  • Không tắm quá lâu hoặc dùng nước quá nóng để tắm. 
  • Chọn quần áo thoáng mát, rộng rãi, chất vải cotton hoặc sợi tự nhiên, giúp ngăn ngừa tình trạng đổ mồ hôi và tránh để da ma sát với quần áo gây trầy xước.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, phấn hoa, mạt nhà, lông thú nuôi để bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây dị ứng.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng. Hầu hết các trường hợp bị bệnh đều không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chủ quan trong việc điều trị sẽ khiến các triệu chứng kéo dài dai dẳng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Vì vậy ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của sức khỏe, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Câu hỏi liên quan

Viêm da dị ứng là một căn bệnh không có tính lây nhiễm từ người sang người. Do đó ngay cả khi bạn tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì khả năng nhiễm bệnh cũng cực kỳ thấp.
Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể tự khỏi nhưng cần thời gian rất dài. Do đó hầu hết các trường hợp bị bệnh đều cần có sự can thiệp của y khoa.
Quá trình điều trị bệnh nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: 
  • Thời điểm bắt đầu điều trị.
  • Vùng da, vị trí da tổn bị tổn thương.
  • Khả năng đáp ứng của cơ thể với từng phương pháp điều trị.
  • Đặc điểm của làn da và cơ địa.
  • Tuổi tác và khả năng tự phục hồi.
  • Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc da trong lúc điều trị.
Thông thường, thời gian chữa viêm da tiếp xúc dị ứng sẽ kéo dài khoảng 2 - 4 tuần. Nếu da tổn thương nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ mất nhiều thời gian hơn để điều trị.
Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng không gây nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Bệnh có thể kéo dài trong nhiều năm nhưng vẫn có thể kiểm soát được bằng các loại thuốc kê đơn và không kê đơn. Điều quan trọng là cần bảo vệ, chăm sóc da để hạn chế các yếu tố kích ứng, giúp giảm bớt tình trạng dị ứng ở da.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo