Cách Chữa Bệnh Á Sừng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Chữa bệnh á sừng là một vấn đề quan trọng đối với những người bệnh phải đối mặt với tình trạng da này. Để giúp giảm ngứa, chống viêm, và làm dịu vết thương, dưới đây là những thông tin về các phương pháp điều trị bệnh:

Tại Nhà:

  • Lá Trầu Không: Sử dụng lá trầu không tươi, nghiền nhuyễn và đắp lên vùng bị á sừng. Có tác dụng chống viêm và giảm ngứa.
  • Cây Lược Vàng: Nấu nước từ lá cây lược vàng, sau đó sử dụng để rửa miệng. Cây lược vàng có tính chất chống viêm và kháng khuẩn.
  • Củ Tỏi: Chứa chất kháng khuẩn và chống viêm.
  • Dầu Dừa: Mát-xa vùng bị á sừng bằng dầu dừa giúp dưỡng ẩm và làm dịu da.

Bằng Thuốc Kê Đơn:

  • Acid Salicylic: Sử dụng kem chứa acid salicylic để loại bỏ tế bào da chết.
  • Thuốc Chứa Corticoid: Sử dụng kem chứa corticoid để giảm viêm và ngứa.
  • Nhóm Thuốc Kháng Histamin: Uống thuốc kháng histamin để giảm kích thích và ngứa.

Lưu ý: Trước khi tự điều trị, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo các phương pháp an toàn và hiệu quả.

Bệnh á sừng gây triệu chứng bong tróc, nứt nẻ kèm ngứa ngáy khó chịu. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, nhưng người bệnh có thể chủ động kiểm soát giảm nhẹ và ngăn ngừa bệnh lan rộng. Dưới đây là hướng dẫn cách chữa bệnh á sừng giúp cải thiện tích cực các triệu chứng hiệu quả, an toàn.

Tổng quan về bệnh á sừng

Bệnh á sừng (tên tiếng Anh: Dermatitis plantaris sicca) là một dạng của viêm da cơ địa. Là trạng thái lớp sừng đang diễn ra quá trình chuyển hóa, chưa hoàn thiện, vẫn còn nhân.  Lớp sừng chuyển hóa dang dở này được gọi là lớp sừng bở, sừng non, sừng tạp, sừng kém chất lượng.

Bệnh được đặc trưng bởi các triệu chứng như da khô, nứt nẻ và bong ra thành từng mảng. Bệnh có xu hướng khởi phát vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, trời hanh khô hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm thấp.

Bệnh á sừng ở tay
Bệnh á sừng ở tay

Theo bác sĩ Lê Phương, chứng bệnh này không liên quan và cũng không phải do các loại vi khuẩn hoặc virus gây nên. Bởi vậy mà bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, bệnh lại liên quan đến yếu tố di truyền nên có thể di truyền cho con cái.

Á sừng có thể khởi phát ở mọi vị trí trên cơ thể nếu có điều kiện thuận lợi ví dụ như á sừng ở tay, á sừng ở đầu. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở các vị trí như:

  • Á sừng ở tay: Đây là vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất bởi thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như hóa chất, xà phòng, mỹ phẩm... Lúc này tổn thương thường ở khắp bàn tay, đặc biệt là ngón tay, lòng bàn tay gây khô, nứt nẻ và đau đớn.
  • Á sừng ở chân: Ngón chân, gót chân là vị trí với các biểu hiện á sừng rõ nhất như da nứt nẻ, tróc vảy, mùa đông có thể nứt toác, rớm máu...
  • Á sừng ở da đầu: Dạng á sừng này ít phổ biến hơn so với ở chân và tay với các triệu chứng như da đầu xuất hiện vảy trắng, bong tróc, rất ngứa, gây đau nhức cho người bệnh.

Như vậy, xuất hiện ở vị trí nào thì người bệnh đều cảm nhận được sự khó chịu của chứng bệnh này, đặc biệt là khi vào thời tiết hanh khô thì các triệu chứng bệnh thường có xu hướng nghiêm trọng hơn.

Cũng giống như nhiều bệnh da liễu khác, cho đến nay y học hiện đại vẫn chưa xác định cụ thể nguyên nhân gây ra bệnh á sừng là gì. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có một số yếu tố có khả năng khiến bệnh khởi phát cũng như nếu tiếp xúc sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, cụ thể:

  • Di truyền: Có khoảng 45% người bệnh á sừng có nguyên nhân do di truyền. Tỉ lệ này sẽ cao hơn nếu trong gia đình có cả cha lẫn mẹ bị bệnh á sừng trước đó.
  • Do thời tiết: Thời tiết hanh khô, nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến cho da bị khô, mất nước khiến quá trình sừng hóa tăng lên, hình thành á sừng.
  • Tiếp xúc với các loại hóa chất: Chất tẩy rửa, nước tẩy quần áo, mỹ phẩm, dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh... khi tiếp xúc thường sẽ ảnh hưởng đến làn da, tăng nguy cơ gây bệnh.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu hụt các vitamin, đặc biệt là vitamin A, D, C, E... sẽ khiến chức năng da bị suy yếu, dễ mắc bệnh ngoài da, trong đó có á sừng.
  • Nội tiết tố thay đổi: Á sừng dễ khởi phát ở những đối tượng tuổi dậy thì, đang mang thai, sản phụ, phụ nữ thời kỳ mãn kinh...

Bệnh lý này có thể hình thành do yếu tố di truyền
Bệnh lý này có thể hình thành do yếu tố di truyền

Để sớm ngăn ngừa bệnh không tái phát và chữa dứt điểm được bệnh bạn cần nhận biết triệu chứng và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Bởi một khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, giai đoạn sừng hóa, niken hóa sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác điều trị.

Theo đó, bạn hãy lưu ý những triệu chứng bệnh á sừng điển hình sau đây để chủ động trong thăm khám và điều trị:

  • Da khô, nứt nẻ: Do quá trình chuyển chưa hoàn thiện khiến da trở nên khô, dày sừng, kèm với đó là hiện tượng đỏ, sưng tấy. Mặt khác, do da yếu, tạo sừng nên rất dễ bị bong tróc, nứt nẻ và hình thành các đường rãnh nông hoặc sâu ở trên da rất rõ nét.
  • Cảm giác ngứa ngáy: Người bị á sừng sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy tại vùng da bị tổn thương. Nếu dùng tay gãi mạnh vùng da này sẽ bị ửng đỏ, chảy máu, đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn xâm nhập.
  • Bong tróc da từng mảng lớn nhỏ: Một khi da khô ráp trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc hình thành nên các mảng da thừa. Lúc này lớp sừng này sẽ tạo ra các vảy màu trắng xù xì và bong tróc.
  • Chảy máu: Da bị khô, bong tróc, nứt nẻ, đặc biệt là vết nứt sâu cộng với hành động gãi mạnh của bạn có thể làm cho da bị chảy máu kèm cảm giác đau nhức.
  • Xuất hiện mụn nước: Khi á sừng bước sang giai đoạn nặng vùng da bị bệnh có thể xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti. Các mụn này có đặc điểm là dễ vỡ và khi vỡ ra lại rất ngứa ngáy.
  • Mất ngủ thường xuyên, mệt mỏi: Người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, mệt mỏi do các triệu chứng ngứa ngáy, nứt nẻ, bong tróc nghiêm trọng hoặc sau khi tiếp xúc với hóa chất.

Triệu chứng điển hình của á sừng là da khô, bong tróc
Triệu chứng điển hình của á sừng là da khô, bong tróc

Á sừng cũng là một bệnh da liễu với các biểu hiện bên ngoài da đặc trưng, nếu được điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì á sừng sẽ được giải quyết và không gây ra bất cứ nguy hiểm nào đến sức khỏe của bạn.

Tuy nhiên, bệnh sẽ gây ra những hệ lụy tới sức khỏe của bạn nếu không khắc phục một cách triệt để và nghiêm túc. Bởi theo các bác sĩ chuyên khoa, so với một số bệnh lý da liễu khác thì á sừng nếu chủ quan không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ mà nó còn gây ra biến chứng chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng của á sừng mà các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra đó là:

  • Suy giảm chức năng bảo vệ da: Nếu á sừng không được điều trị tốt, lớp da bong tróc thường xuyên sẽ dẫn đến suy yếu, chức năng bảo vệ của da cũng vì đó mà trở nên yếu hơn.
  • Tăng nguy cơ bội nhiễm, hoại tử da: Gãi ngứa với lực quá mạnh sẽ khiến da bị tổn thương, trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây hoại tử da.
  • Nhiễm trùng máu: Nếu các vi khuẩn xâm nhập thông qua các vết trầy xước, tổn thương da chúng sẽ đi sâu vào mạch máu gây nhiễm trùng máu.

Thậm chí còn viêm nhiễm tại các cơ quan quan trọng như màng khớp, màng tim, tăng nguy cơ mắc bệnh như: Viêm tủy xương, bệnh tim mạch, bại liệt, biến dạng khớp...

Cách chữa bệnh á sừng tại nhà

Bệnh á sừng mức độ nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng các nguyên liệu như lá trầu không, dầu dừa, lá trà xanh, tỏi,.. Không chỉ lành tính mà còn đơn giản và tiết kiệm chi phí. Nhưng cần lưu ý chỉ áp dụng cho trường hợp á sừng mức độ nhẹ.

Lá trầu không

Thành phần lá trầu không chứa nhiều chất kháng khuẩn, sát trùng như estragol, allylcatechol, methyl eugenol,... giúp giảm ngứa, ngăn ngừa á sừng lan rộng hoặc biến chứng nhiễm trùng.

Cách thực hiện:

  • Lấy 30 lá trầu tươi, đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút để loại bỏ hết các tạp chất.
  • Dùng tay vò lá trầu, cho vào nồi đun với 3 lít nước.
  • Sau khi nước sôi, tắt bếp, chắt nước ra tắm hoặc rửa vùng da đang bị á sừng.

cach chua benh a sung
Thành phần lá trầu không chứa nhiều chất kháng khuẩn, sát trùng

Cây vòi voi

Vòi voi chứa các hoạt chất alcaloid và acid cyanhydric có tác dụng giảm ngứa ngáy, bong tróc da. Đồng thời, các vitamin và khoáng chất trong dược liệu có thể thúc đẩy phục hồi mô da, thúc đẩy da phục hồi khỏe mạnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá vòi voi, rửa sạch với nước rồi để ráo.
  • Cho vòi voi vào cối, giã nát với ½ thìa muối.
  • Vệ sinh sạch vùng da bị á sừng, lau khô và đắp vòi voi lên.
  • Dùng băng gạc cố định lại, sau khoảng 20 - 25 phút rửa sạch lại với nước.

Cây lược vàng

Cách chữa bệnh á sừng với cây lược vàng được nhiều nhiều áp dụng nhờ hiệu quả cao. Loại cây này có chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin A, vitamin C,... giúp giữ ẩm da, giảm tình trạng nứt nẻ, khô cứng, bong tróc. Đồng thời, lược vàng có tính khử khuẩn, sát trùng nên có thể giảm đau và chống viêm nhiễm.

Cách thực hiện:

  • Lấy 5 cây lược vàng đem rửa sạch.
  • Cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước, lấy nước này uống trước các bữa ăn trong ngày.

cach chua benh a sung
Cách chữa bệnh á sừng với cây lược vàng được nhiều nhiều áp dụng nhờ hiệu quả cao

Củ tỏi

Trong củ tỏi có chứa thành phần hoạt chất như ajoene, diallyl sulfide, selen và vitamin giúp làm dịu triệu chứng ngứa ngứa, mẩn đỏ trên da. Đồng thời cung cấp độ ẩm vừa đủ để cải thiện tình trạng bong tróc, sần ráp.

Cách thực hiện:

  • Bóc 1 củ tỏi, đem rửa sạch và giã nát cùng 1 ít nước ấm.
  • Vệ sinh vùng da bị á sừng, đắp tỏi giã lên và cố định lại với băng gạc.
  • Khoảng 10 phút sau cần tháo băng, rửa sạch da và thấm khô bằng khăn bông.

Dầu dừa

Trong dầu dừa có chứa hàm lượng lớn vitamin E cùng các acid béo không no, giúp dưỡng da, cấp ẩm và làm mềm hiệu quả. Vậy nên, bác sĩ khuyến khích người bệnh bôi dầu dừa hằng ngày để cải thiện tình trạng da sần sùi, bong tróc nhiễm khuẩn.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch vùng da bị á sừng, thấm khô với khăn bông sạch.
  • Thoa 2 - 3 giọt dầu dừa lên da, dùng tay massage nhẹ nhàng trong 10 phút.
  • Cuối cùng, dùng khăn mềm lau khô dầu trên da và giữ cho da khô thoáng, sạch sẽ.

Cách chữa bệnh á sừng bằng thuốc Tây Y

Thuốc Tây y mang đến hiệu quả điều trị nhanh, tập trung loại bỏ các triệu chứng tại chỗ. Vậy nên, phương pháp này được áp dụng cho trường hợp á sừng cấp tính hoặc trường hợp á sừng chuyển biến nặng.

Bác sĩ Da liễu thường chỉ định các loại thuốc chữa á sừng như:

  • Acid Salicylic: Đây là thuốc thuộc nhóm tiêu sừng, tập trung vào tác dụng dưỡng ẩm, ngoài ra còn có chứa hoạt chất chống viêm, sát khuẩn và kháng nấm cao. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc này trong thời gian dài hoặc dùng quá liều sẽ làm tăng nguy cơ hoại tử da.
  • Thuốc chứa corticoid: Thuốc được bào chế dạng bôi và uống, có tác dụng chống viêm, giảm phù nề, giảm ngứa ngáy do á sừng gây ra. Liệu trình dùng thuốc Corticoid thường kéo dài từ 5 - 10 ngày để tránh ảnh hưởng đến nội tạng hoặc làm mỏng da. Phổ biến là các thuốc như Prednisolon, Clobetason, Betamethason,...
  • Nhóm thuốc kháng histamin: Thuốc ức chế giải phóng histamin trong cơ thể giúp giảm ngứa và bong da. Các loại thuốc Histamin phổ biến gồm Cetirizin, Fexofenadine, Loratadine.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Bao gồm Pimecrolimus, Tacrolimus giúp giảm phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch trước dị nguyên, đồng thời điều hòa ổn định quá trình tạo sừng trên da.
  • Kháng sinh: Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn ngừa các thương tổn trên da lan rộng, đồng thời tiêu viêm, kháng khuẩn, tránh nhiễm trùng da.

cach chua benh a sung
Thuốc Tây y mang đến hiệu quả điều trị nhanh, tập trung loại bỏ các triệu chứng tại chỗ

Cẩn trọng khi áp dụng các cách chữa bệnh á sừng

Trong quá trình áp dụng các cách chữa á sừng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo hiệu quả trị bệnh và an toàn cho sức khỏe.

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc tăng giảm liều lượng dùng thuốc trị á sừng vì sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo những hướng dẫn từ dược sĩ, bác sĩ.
  • Các bài thuốc điều trị tại nhà cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để hiệu quả phát huy rõ rệt, nên người bệnh cần kiên trì thực hiện.
  • Trong quá trình chữa bệnh á sừng, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường cần thông báo sớm với bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn xử lý an toàn.
  • Chọn mua các nguyên liệu hoặc thuốc trị bệnh tại các đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng cao.
  • Thăm khám Da liễu định kỳ để bác sĩ nắm bắt tình trạng bệnh á sừng hiện tại, từ đó điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là những cách chữa bệnh á sừng được đánh giá cao về hiệu quả điều trị và an toàn sức khỏe. Tuy nhiên, mỗi mức độ bệnh và mỗi cơ địa riêng sẽ phù hợp với từng phương pháp, nên người bệnh cần thăm khám để được xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo