Cách Chữa Viêm Da Dị Ứng Thời Tiết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Bệnh viêm da dị ứng thời tiết có thể được điều trị thông qua nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả việc sử dụng dược liệu tự nhiên, thay đổi chế độ sinh hoạt và sử dụng thuốc kê đơn. Dưới đây là các cách điều trị bệnh viêm da dị ứng thời tiết hiệu quả, an toàn:

  1. Dùng dược liệu tự nhiên:
  • Lá tía tô: Có tác dụng làm dịu và giảm ngứa.
  • Đu đủ xanh: Chứa nhiều enzyme và vitamin giúp làm dịu da.
  • Lá hẹ: Có tính chất chống vi khuẩn và chống viêm.
  • Lá trầu không: Có tác dụng chống viêm và giảm ngứa.
  • Chè xanh: Chứa các chất chống oxy hóa và có thể giúp làm dịu da.
  1. Thay đổi chế độ sinh hoạt:
  • Giữ ẩm cho da: Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên.
  • Tránh tác động của thời tiết: Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài nắng.
  • Chăm sóc da hàng ngày: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không sử dụng sản phẩm gây kích ứng.
  1. Sử dụng thuốc kê đơn:
  • Thuốc kháng histamin H1: Giúp giảm ngứa và sưng.
  • Thuốc Corticoid: Dùng để giảm viêm và ngứa, nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ vì có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Có thể được sử dụng trong các trường hợp nặng.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu có nhiễm trùng da, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

Lưu ý: Việc tự điều trị có thể không phù hợp cho mọi người. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm da dị ứng thời tiết là chứng bệnh phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa. Vậy nên, chuyên gia tại Trung Tâm Da Liễu Đông Y sẽ hướng dẫn chi tiết những cách chữa viêm da dị ứng thời tiết hiệu quả, giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Tổng quan về bệnh viêm da dị ứng thời tiết

Viêm da dị ứng thời tiết là tình trạng bên ngoài bề mặt da bị tổn thương khi gặp các yếu tố kích ứng của thời tiết, khí hậu. Cơ chế hình thành bệnh lý này là khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, trung tâm điều hòa nhiệt ở não bộ không phản ứng kịp, cơ thể mất khả năng thích nghi với thời tiết từ đó gây ra các phản ứng chống lại sự thay đổi này.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm da dị ứng thời tiết là do sự thay đổi thất thường của thời tiết. Trong đó, nhiệt độ và độ ẩm là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da và khi hai yếu tố này bị mất cân bằng sẽ rất dễ khiến da bị kích ứng bởi các tác nhân cộng hưởng. Ngoài yếu tố thời tiết thì một số yếu tố khác được xem là tác nhân làm bệnh khởi phát nhanh hơn có thể kể đến như:

  • Cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng
  • Hệ miễn dịch suy giảm
  • Gia đình có tiền sử bị dị ứng
  • Chức năng gan bị ảnh hưởng, hoặc mắc các bệnh lý về gan hay ung thư
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh
  • Tiếp xúc nhiều với hóa mỹ phẩm

Cũng như các dạng viêm da dị ứng khác, khi gặp tình trạng này người bệnh có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng như:

  • Xuất hiện các đốm ban đỏ bên ngoài da trên khắp cơ thể
  • Ngứa ngáy, khó chịu, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột
  • Sắc tố da sẽ biến đổi
  • Bề mặt da có thể sưng đỏ hoặc gây đau rát
  • Nếu do thời tiết hanh khô, da sẽ thường bị khô ráp và đóng vảy
  • Đối với thời tiết nóng da thường dễ nổi mụn nước li ti hay vết phồng rộp

Cách chữa viêm da dị ứng thời tiết tại nhà

Các trường hợp viêm da dị ứng ở giai đoạn đầu, triệu chứng mẩn ngứa nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa tại nhà như sau:

Dùng dược liệu tự nhiên

Một số dược liệu có thành phần chứa hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm và nhiều vitamin, khoáng chất giúp giảm triệu chứng viêm da dị ứng như:

  • Lá tía tô: Người bệnh dùng 1 nắm lá tía tô đem rửa sạch, ngâm nước muối trong khoảng 5 phút để diệt sạch khuẩn. Sau đó cho tía tô vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Dùng nước này tắm hằng ngày để thuyên giảm triệu chứng mẩn ngứa.
  • Đu đủ xanh: Gọt vỏ đu đủ, thái miếng và cho vào nồi, thêm giấm và 3 lát gừng. Đun đến khi đu đủ chín, hỗn hợp đặc quánh lại thì tắt bếp. Mỗi ngày bôi hỗn hợp lên da khoảng 2 lần để làm dịu cảm giác ngứa ngáy, mẩn đỏ.
  • Lá hẹ: Rửa sạch 1 nắm lá hẹ tươi, cho vào nồi đun nước. Đợi sôi thì tắt bếp, chắt nước uống và dùng bã đắp lên khu vực viêm da dị ứng.
  • Lá trầu không: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu, rửa sạch và cho vào nồi đun với 1 - 2 lít nước. Lấy nước lá trầu để tắm hoặc rửa vùng da đang bị viêm da dị ứng.
  • Chè xanh: Người bị viêm da dị ứng lấy lá chè xanh hãm nước uống hằng ngày, đồng thời đun lấy nước tắm kết hợp để thúc đẩy bệnh nhanh khỏi hơn.

cach chua viem da di ung thoi tiet
Chè xanh giảm ngứa ngáy hiệu quả

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Bên cạnh dùng dược liệu, người bệnh viêm da dị ứng cần thay đổi chế độ sinh hoạt theo hướng dẫn dưới đây:

  • Vệ sinh cơ thể hằng ngày, đối với dị ứng do thời tiết nóng nên tắm nước mát, trường hợp dị ứng do thời tiết lạnh nên tắm nước ấm.
  • Những vùng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu nên dùng khăn lạnh để chườm khoảng 15 phút, nên thực hiện 1 - 2 lần mỗi ngày.
  • Hạn chế cào gãi, chà xát da vì điều này khiến cơn ngứa càng dữ dội và lan rộng sang các khu vực khác.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, vitamin A, vitamin E như dâu tây, kiwi, ổi, cải xoăn, súp lơ, cà chua, bưởi,... để tăng cường miễn dịch và giảm triệu chứng bệnh.
  • Tránh tiếp xúc lông động vật, các thực phẩm dễ gây dị ứng, chất tẩy rửa, khói bụi, hóa mỹ phẩm lạ.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, mặc đồ rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi trong những ngày nắng nóng.

cach chua viem da di ung thoi tiet
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất

Sử dụng thuốc Tây y kê đơn

Các loại thuốc Tây y kê đơn thường được chỉ định trong trường hợp viêm da dị ứng nặng, triệu chứng mẩn đỏ, sưng phù, ngứa ngáy dữ dội. Các loại thuốc phổ biến gồm:

  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc có tác dụng giảm ngứa và giảm sưng viêm, điển hình là Zyrtec, Claritin,...
  • Thuốc Corticoid: Thuốc được sử dụng trong trường hợp viêm da dị ứng trung bình đến nặng. Do thành phần dược tính cao nên tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như teo da, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Được chỉ định trong trường hợp viêm da dị ứng nặng, phổ biến là thuốc Ciclosporin.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển, được dùng nếu viêm da dị ứng có dấu hiệu nhiễm trùng.

cach chua viem da di ung thoi tiet
Dùng thuốc kê đơn giúp giảm triệu chứng mẩn đỏ, sưng phù

Cách phòng ngừa viêm da dị ứng thời tiết

Viêm da dị ứng thời tiết có thể chủ động phòng ngừa, chuyên gia Da liễu hướng dẫn như sau:

  • Giữ nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định, khi trời nóng cần làm mát và khi trời lạnh cần giữ ấm, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa.
  • Không điều chỉnh điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, khuyến nghị mức nhiệt chênh lệch so với thời tiết ngoài trời là 1 - 2 độ C.
  • Hạn chế làm việc quá lâu dưới ánh mặt trời gay gắt hoặc trời giá lạnh.
  • Người bệnh bổ sung nhiều rau củ, hoa quả giàu vitamin C, đảm bảo uống đủ nước để tăng cường miễn dịch và đào thải độc tố thường xuyên khỏi cơ thể.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao nhằm tăng cường đề kháng, tránh nguy cơ bị vi khuẩn, virus ngoài môi trường tấn công.
  • Không sử dụng các chất kích thích gây hại như thuốc lá, rượu bia, cafe.
  • Dưỡng ẩm da hằng ngày bằng các loại kem dưỡng ẩm lành tính, dịu nhẹ.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc trị viêm da dị ứng khi chưa được bác sĩ hướng dẫn.

Những cách chữa viêm da dị ứng thời tiết được chia sẻ trong bài viết mang đến hiệu quả điều trị cao, giảm nhanh triệu chứng bệnh. Qua đây, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả điều trị tốt và an toàn, người bệnh nên tới các bệnh viện, phòng khám để được thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị chuyên sâu.

Câu hỏi về viêm da dị ứng thời tiết

Theo chuyên gia Da liễu, viêm da dị ứng thời tiết có thể tự khỏi trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi bùng phát. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phát triển nghiêm trọng hơn hoặc thường xuyên tái phát dai dẳng. Lúc này, người bệnh cần áp dụng phương pháp điều trị phù hợp để tránh nguy cơ nhiễm trùng, phù mạch, bội nhiễm.
Nếu gặp các triệu chứng dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị khẩn cấp:
  • Triệu chứng ngứa da, đỏ da, sưng phù da không thuyên giảm trong thời gian dài, có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
  • Có cảm giác khó thở, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,...
  • Xuất hiện triệu chứng viêm mũi dị ứng, hen suyễn,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo