Cách Trị Viêm Lỗ Chân Lông

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Để trị viêm lỗ chân lông, bạn có thể thực hiện các cách sau:

  • Thoa Gel Nha Đam: Bôi gel nha đam lên vùng da bị viêm để giảm sưng và kích thích tái tạo tế bào.
  • Trị Viêm Lỗ Chân Lông bằng Dầu Dừa, Mật Ong, Nước Chanh: Kết hợp dầu dừa, mật ong, và nước chanh, áp dụng lên da để làm dịu và chống viêm.
  • Dùng Muối Trắng, Chanh Trị Viêm Lỗ Chân Lông: Tạo hỗn hợp muối trắng và nước chanh, massage nhẹ lên vùng da bị viêm để làm sạch và kháng khuẩn.
  • Muối và Sữa Chua Không Đường: Pha hỗn hợp muối và sữa chua không đường, áp dụng để giúp kiểm soát dầu và làm dịu da.
  • Lá Trầu Không: Bạn nên đun thành nước để tắm đều đặn ngày 1 lần.
  • Trà Xanh: kết hợp giữa việc uống trà xanh và tắm nước lá giúp làm dịu và chống vi khuẩn.
  • Bã Cà Phê và Dầu Oliu: Kết hợp bã cà phê và dầu oliu, áp dụng lên da để tẩy tế bào chết và cung cấp dưỡng chất.
  • Mỡ Trăn: Sử dụng mỡ trăn để giảm viêm, dưỡng ẩm và tái tạo tế bào da.
  • Quấn Băng Ướt: Quấn băng ướt xung quanh vùng da bị viêm để giảm sưng và ngứa.
  • Cám Gạo: Sử dụng cám gạo làm mặt nạ hoặc tẩy tế bào chết để làm sạch lỗ chân lông và kiểm soát dầu.

Lưu ý: việc chăm sóc da là cả một quá trình. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, người bệnh nên tới các bệnh viện, phòng khám da liễu để thăm khám và điều trị.

Viêm lỗ chân lông là tình trạng da liễu phổ biến, hình thành do vi khuẩn trú ngụ ở nang lông. Bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là do thói quen vệ sinh da kém, yếu tố cơ địa hoặc do ảnh hưởng từ thời tiết,... Vậy làm cách nào để cải thiện tình trạng viêm nhiễm này một cách an toàn? Để biết cách trị viêm lỗ chân lông tại nhà hiệu quả, an toàn bạn đọc có thể tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm lỗ chân lông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Đây là một bệnh lý xảy ra khi các nang lông bị vi khuẩn tấn công và hình thành các ổ viêm trên da. Ban đầu chúng trông giống như những nốt mụn đỏ trong các lỗ chân lông, sau dần sẽ chuyển thành viêm trong điều kiện thích hợp.

Bệnh lý này được chia ra thành 2 loại theo dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:

  • Viêm nang lông nông (liên quan một phần đến nang trứng) do vi khuẩn, do dao cạo, do chi nấm Pityrosporum,…
  • Viêm nang lông sâu (liên quan đến toàn bộ nang trứng và có xu hướng nghiêm trọng) gồm có viêm do gram âm, viêm nang lông bạch cầu ái toan hoặc viêm ở râu (thường gặp nhiều ở nam giới).

Một số nguyên nhân gây viêm nang lông phổ biến hiện nay.

  • Do di truyền: Theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 60% trường hợp bị bệnh là do người thân trong gia đình đã từng bị viêm nang lông.
  • Do sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn: Thường gặp ở những người có cơ địa da nhờn. Việc tuyến bã nhờn hoạt động mạnh có thể khiến các lỗ chân lông bị bít tắc, hình thành các ổ vi khuẩn và gây viêm nhiễm.
  • Dùng dao cạo không đúng cách: Khi sử dụng dao cạo để loại bỏ bớt lông trên da, nhiều người thường tiến hành không đúng cách như cạo ngược hướng, cạo mạnh,… gây ra những tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
  • Lạm dụng mỹ phẩm chứa nhiều hóa chất: Người bệnh dùng các loại mỹ phẩm có chứa nhiều hóa chất gây hại cho da như corticoid có thể khiến da bị tích tụ độc tố và gây viêm nang lông.
  • Do các bệnh lý bên trong cơ thể: Mụn trứng cá, viêm da, tiểu đường, bệnh bạch cầu, béo phì, HIV/AIDS,… là những bệnh lý gây suy giảm sức đề kháng da nghiêm trọng và làm da bị viêm nhiễm.
  • Do các thói quen không tốt: Tẩy trang không kỹ, vệ sinh da không đúng cách, dùng dao cạo không sạch, tẩy lông bằng kem tẩy hoặc dùng nhíp quá nhiều, mặc quần áo không thấm mồ hôi,… cũng khiến da hình thành lên các nốt viêm nang.

Một số dấu hiệu nhận biết để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

  • Bề mặt da sần sùi, những vùng lông mọc ngứa ngáy dữ dội, lỗ chân lông nổi mẩn và đôi khi cảm thấy bỏng rát.
  • Lông không mọc lộ ra ngoài mà có xu hướng mọc ngược vào trong bọc nang lông, cuộn tròn vào bọc nang hình thành các nốt chấm đen ở lỗ chân lông.
  • Với tình trạng bị viêm nặng, các bọc nang ấy sẽ nổi sẩn đỏ, theo thời gian sẽ hình thành lên nhân mụn, thậm chí còn gây mủ ở bọc nang. Nếu đã rơi vào giai đoạn viêm nang lông có mủ này, chúng sẽ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa rát, đau nhức khó chịu.
  • Các nốt mụn viêm nang khi vỡ có thể khô lại thành các vảy cứng hoặc gây ra hiện tượng sừng hóa trên da.
  • Nổi ban đỏ và tình trạng nhiễm trùng lan rộng theo từng vùng
  • Tình trạng viêm nặng có thể khiến da bị sưng các vết lớn, mọc thành khối và có màu đỏ hoặc sậm.

Cách Trị Viêm Lỗ Chân Lông

Cách cách trị viêm lỗ chân lông tại nhà khá đa dạng, tùy theo tình trạng cụ thể, người bệnh có thể tham khảo lựa chọn một trong số những cách sau: 

Thoa gel nha đam

Gel nha đam có khả năng làm dịu cảm giác ngứa ngáy, sưng tấy và hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục da. Bên cạnh đó, gel nha đam cũng giúp ngăn chặn một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. 

Khi bị viêm lỗ chân lông, các bạn có thể bôi gel lô hội nguyên chất trực tiếp lên da. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn cần làm sạch da, chỉ để gel nha đam trên da khoảng 15 - 20 phút rồi làm sạch lại bằng nước ấm. 

Thoa gel nha đam để cấp ẩm, làm dịu da
Thoa gel nha đam để cấp ẩm, làm dịu da

Trị viêm lỗ chân lông bằng dầu dừa, mật ong, nước chanh

Sự kết hợp của 3 nguyên liệu này sẽ tạo nên hỗn hợp kháng khuẩn cực mạnh. Cụ thể, dung dịch này sẽ giúp làm sạch tế bào chết, se khít lỗ chân lông và hỗ trợ trị thâm, trị viêm nang lông, viêm lỗ chân lông nhanh chóng. 

Các bước trị viêm lỗ chân lông bằng dầu dừa, mật ong và nước chanh được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 thìa nhỏ dầu dừa, 2 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt chanh rồi trộn với nhau.
  • Vệ sinh vùng da bị viêm lỗ chân lông xong, bạn apply ngay hỗn hợp dung dịch trên lên da.
  • Massage trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước ấm ngay. 
  • Áp dụng cách chữa này đều đặn tuần 3 - 4 lần là đủ. 

Dùng muối trắng, chanh trị viêm lỗ chân lông

Muối trắng và chanh đều là những nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn, làm sạch cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, những trường hợp bị viêm lỗ chân lông kèm theo vết thương hở thì không nên áp dụng cách điều trị này. Bởi chanh và muối có thể khiến vết thương hở viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. 

Cách trị viêm lỗ chân lông bằng muối trắng và chanh được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 muỗng cà phê muối trắng và ½ muỗng nước cốt chanh. 
  • Trộn đều ½ muỗng nước cốt chanh với 1 muỗng cà phê muối. 
  • Thoa nhẹ nhàng hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng rồi để trong khoảng 5 phút. 
  • Xả lại ngay với nước ấm sạch và chỉ áp dụng cách chữa trị này 2 - 3 lần/tuần. 

Mẹo dùng muối và sữa chua không đường

Sự kết hợp giữa muối và sữa chua không đường sẽ tạo nên công thức làm sạch da, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, sữa chua không đường còn chứa các dưỡng chất có khả năng cấp ẩm, làm mịn da, cải thiện nhanh tình trạng da khô, đang bị tổn thương. 

Để thực hiện cách trị viêm nang lông bằng muối và sữa chua không đường, các bạn cần:

  • Chuẩn bị 1 hộp sữa chua không đường và 1 muỗng cà phê muối trắng. 
  • Trộn đều hỗn hợp gồm 1 muỗng cà phê muối, 1 hộp sữa chua không đường với nhau. 
  • Thoa hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu vào sâu bên trong lỗ chân lông. 
  • Sau 10 phút, bạn rửa lại vùng da trên với nước ấm. 
  • Áp dụng phương pháp ngày 1 lần và thực hiện liên tục trong khoảng 10 ngày để cảm nhận được tốc độ cải thiện của da. 

Lá trầu không

Hàm lượng tinh dầu có trong lá trầu không được biết đến với khả năng kháng viêm, diệt khuẩn cực hiệu quả. Không chỉ được ứng dụng nhiều trong các mẹo chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa, lá trầu không còn được tận dụng để cải thiện các bệnh viêm nhiễm ngoài da như viêm lỗ chân lông. Ở cách trị viêm lỗ chân lông với trầu không, bạn nên đun thành nước để tắm đều đặn ngày 1 lần.

Trà xanh

Tương tự như lá trầu không, lá trà xanh cũng là nguyên liệu có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Bên cạnh đó, chúng còn được đánh giá cao ở hiệu quả chống oxy hóa, làm đẹp da. Để tận dụng tốt những công dụng này trong điều trị viêm lỗ chân lông, các bạn có thể kết hợp giữa việc uống trà xanh và tắm nước lá. 

Bã cà phê và dầu oliu

Bã cà phê là nguyên liệu chăm sóc da tự nhiên, an toàn, giá rẻ. Do đó, sau khi pha xong cà phê, bạn nên giữ lại phần bã để tận dụng điều trị bệnh viêm lỗ chân lông. Tuy nhiên, để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh, các bạn nên kết hợp sử dụng bã cà phê với dầu oliu và đường trắng. 

Công thức này sẽ mang tới hiệu quả tẩy tế bào chết, xóa đi các nốt thâm mất thẩm mỹ trên da. Từ đó giúp lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế nguy cơ tái diễn bệnh. Đồng thời nhờ có chứa hợp chất chống oxy hóa, vitamin và các khoáng chất có trong dầu oliu nên sự kết hợp này có thể nuôi dưỡng làn da trắng sáng tự nhiên. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 3 thìa bã cà phê, 1 thìa đường trắng và 1 thìa nhỏ dầu oliu.
  • Trộn 3 nguyên liệu trên với nhau để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. 
  • Sau khi tắm sơ qua, bệnh nhân thoa hỗn hợp này lên da và massage nhẹ nhàng trong 30 phút. 
  • Rửa sạch lại da với nước ấm, các hạt bã cà phê, đường sẽ chuyển động, tạo ra lực ma sát nhẹ, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. 
  • Áp dụng cách trị viêm lỗ chân lông bằng cà phê, dầu oliu và đường trắng đều đặn 2 - 3 lần/tuần. 

Mọi người có thể dùng bã cà phê và dầu oliu để kiểm soát bệnh tốt hơn
Mọi người có thể dùng bã cà phê và dầu oliu để kiểm soát bệnh tốt hơn

Cách trị viêm lỗ chân lông bằng mỡ trăn

Ngoài tính sát khuẩn cao, mỡ trăn còn giúp cung cấp độ ẩm, làm mềm da và hỗ trợ se khít lỗ chân lông tốt. Để đẩy nhanh quá trình hồi phục nhanh các triệu chứng của bệnh viêm lỗ chân lông, các bạn nên sử dụng mỡ trăn hàng ngày theo hướng dẫn sau:

  • Lấy một lượng mỡ trăn vừa đủ ra chén thủy tinh.
  • Dùng bông tăm thấm nhẹ vào mỡ trăn rồi thoa lên vùng da bị viêm. 
  • Để yên mỡ trăn trên da trong 1 tiếng để các dưỡng chất thẩm thấu vào da rồi rửa lại với nước ấm cho sạch. 
  • Sử dụng mỡ trăn trị viêm lỗ chân lông nên thực hiện đều đặn hàng ngày để mang lại hiệu quả cải thiện làn da tốt nhất. 

Quấn băng ướt

Đây là một phương pháp giúp giảm ngứa, hạn chế tình trạng kích ứng da do viêm lỗ chân lông hiệu quả. Khi quấn băng ướt, người bệnh sẽ hạn chế gãi vào vùng da bị viêm, tránh để bệnh trở nặng hoặc lây lan sang vùng da khác trên cơ thể. 

Phương pháp quấn băng ướt được thực hiện như sau:

  • Rửa sạch tay, khu vực bị viêm bằng nước ấm. 
  • Lấy miếng vải cotton sạch được cắt thành dải hoặc dùng băng gạc - loại dùng để băng bó vết cắt nhúng vào nước đun sôi để nguội. 
  • Vắt bớt nước rồi đắp lên vùng da đang cần được điều trị.
  • Sau đó đắp một lớp khăn khô bên ngoài lớp băng ướt, để trong khoảng 8 tiếng. 
  • Cuối cùng tháo băng, nếu muốn tiếp tục hãy sử dụng vải - băng gạc mới. 

Sử dụng tinh dầu

Các loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm giúp điều trị viêm nang lông hiệu quả có thể kể đến như: Tinh dầu chanh, tinh dầu quế, tinh dầu đinh hương, tinh dầu tràm, tinh dầu hoa cúc, tinh dầu bạch đàn, tinh dầu dừa,... 

Theo đó, bạn lấy vài giọt tinh dầu thoa lên da hoặc dùng cùng kem dưỡng ẩm. Lưu ý không nên thoa quá nhiều lần hoặc sử dụng với lớp quá dày vì có thể gây kích ứng. 

Trị viêm lỗ chân lông bằng cám gạo

Cám gạo là nguyên liệu chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hóa, giúp tái tạo da, loại bỏ bã nhờn, làm sáng da tốt. Nhờ những công dụng này, cám gạo có thể hỗ trợ điều trị dứt điểm tình trạng viêm lỗ chân lông thể nhẹ. 

Viêm lỗ chân lông điều trị bằng cám gạo được tiến hành theo cách sau:

  • Trộn đều 3 thìa cà phê cám gạo với 2 thìa oliu.
  • Cho hỗn hợp này vào miếng vải sạch rồi ngâm nước. 
  • Sau khi vệ sinh vùng da bị viêm lỗ chân lông xong, bệnh nhân dùng túi cám gạo để chuẩn bị trước đó chà xát lên da trong khoảng 20 phút. 
  • Cuối cùng rửa sạch lại với nước và duy trì áp dụng đều đặn 2 - 3 lần/tuần. 

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Bệnh viêm nang lông sau khi đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà mà không có chuyển biến tốt thì cần tới bệnh viện thăm khám ngay. Lúc này, bệnh nhân sẽ được thăm khám, chẩn đoán về tình trạng da, tiền sử bệnh bằng kỹ thuật soi da dưới kính hiển vi, thậm chí là sinh thiết da. 

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc theo tình trạng bệnh cụ thể. Theo đó, bạn có thể được chỉ định dùng kem bôi, thuốc kháng sinh, kháng nấm để giúp kiểm soát bệnh lý hiệu quả hơn. 

Trên đây là 11 cách trị viêm lỗ chân lông tại nhà đơn giản và cho hiệu quả cải thiện tốt. Tuy nhiên, để những mẹo chữa này phát huy công dụng tốt nhất, bệnh nhân cần áp dụng một cách kiên trì. Đồng thời nên tham khảo thêm các cách điều trị khác theo sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo