Mụn thâm tụ máu – “Kẻ thù không đội trời chung” của làn da

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn thâm tụ máu được coi là thể mụn nặng, biểu hiện vấn đề viêm nhiễm sâu của làn da. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, loại mụn này còn khiến cho “khổ chủ” khó chịu, đau nhức. Nếu không chữa trị đúng cách, mụn thâm dễ để lại sẹo rỗ. Vậy loại mụn này xuất hiện do đâu, điều trị bằng phương pháp nào?

GỢI Ý CHO BẠN: Khám phá ngay liệu trình xử lý mụn HIỆU QUẢ CAO chắt lọc tinh tuý từ thiên nhiên

Mụn thâm tụ máu - “Kẻ thù không đội trời chung” của làn da
Mụn thâm tụ máu – “Kẻ thù không đội trời chung” của làn da

Mụn thâm tụ máu là gì?

Mụn thâm tụ máu là tình trạng mụn trứng cá bị các tác động bên ngoài khiến mụn bị viêm nhiễm và tụ máu bên trong. Nhìn bề ngoài, mụn có hình dạng giống vết thâm nhưng thực chất nhân mụn vẫn chưa được giải quyết triệt để, vẫn còn mủ viêm bên trong.

Mụn thâm tụ máu tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng vô cùng lớn đến thẩm mỹ. Các nốt mụn này nếu không được chữa trị sớm và đúng cách, mủ viêm có thể ăn sâu vào bên trong khiến tình trạng nặng hơn, hoặc để lại các vết sẹo lỗ gây lồi lõm, sần sùi làn da.

Nguyên nhân dẫn tới mụn thâm tụ máu

Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn thâm tụ máu có thể do:

  • Nặn mụn không đúng cách: Sử dụng lực quá mạnh làm tổn thương, tạo nên các vết thâm, máu bầm tích tụ bên trong nốt mụn.
Nặn mụn không đúng cách dẫn đến tạo máu bầm, mụn thâm
Nặn mụn không đúng cách dẫn đến tạo máu bầm, mụn thâm
  • Mụn bị nhiễm trùng: Vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài khiến mụn bị viêm nhiễm nặng, dẫn tới tình trạng sưng tấy, tụ máu và gây đau đớn.
  • Nội tiết rối loạn: Khiến hormone Androgen tăng cao, kích thích tuyến nhờn sản sinh nhiều dầu khiến tình trạng mụn viêm nhiễm nặng.
  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể khiến các nốt mụn nặng hơn.
  • Chăm sóc da chưa đủ sạch: Da không được làm sạch sâu, các loại vi khuẩn, bụi bẩn và tế bào chết tích tụ lâu ngày không được loại bỏ cũng là nguyên nhân khiến mụn thâm tụ máu hình thành.
  • Ảnh hưởng của mỹ phẩm: Sử dụng các loại mỹ phẩm chứa các chất kích ứng, độc hại cho làn da hoặc đơn thuần là việc trang điểm quá nhiều mà không chú trọng làm sạch cũng có thể là nguyên nhân khiến mụn chuyển hóa thành mụn thâm tụ máu.

Điều trị mụn thâm tụ máu

Hiện nay, có một số hướng điều trị tình trạng mụn thâm này như sau:

Điều trị bằng thuốc bôi

Cơ chế tác động của các loại thuốc bôi, kem bôi là điều trị tại chỗ, các hoạt chất thẩm thấu sâu và loại bỏ tình trạng tụ máu hoặc mủ viêm. Một số hoạt chất thường được sử dụng là:

  • Acid Salicylic: Là một dạng tẩy tế bào chết hóa học, giúp làm sạch sâu trong nang lông để loại bỏ các tác nhân gây mụn, giúp da được thông thoáng và hạn chế tiết dầu nhờn.
  • Retinol: Cơ chế là làm giảm tiết dầu và kích thích thay mới, tái tạo da mới để loại bỏ các tế bào cũ bị mụn và các vấn đề khác, nhờ vậy, làn da mới được tái tạo sẽ thông thoáng và khỏe mạnh hơn.
Retinol tái tạo da, giúp da khỏe mạnh hơn
Retinol tái tạo da, giúp da khỏe mạnh hơn
  • Benzoyl Peroxide: Thâm nhập sâu vào trong lỗ chân lông, làm chậm tiến triển của mụn, tiêu diệt vi khuẩn và đưa oxy vào nang lông diệt vi khuẩn gây mụn.

Điều trị bằng kháng sinh đường uống

Các loại thuốc uống bắt buộc phải được bác sĩ kê đơn vì có khả năng gây ra một số tác dụng phụ. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá như:

  • Kháng sinh trị mụn: Clindamycin, Tetracycline, Minocycline, Trimethoprim,… có công dụng kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
  • Thuốc tránh thai: Chỉ sử dụng cho nữu, kiểm soát nồng độ hormone từ đó hạn chế tiết dầu và giảm mụn.
  • Isotretinoin: Làm giảm kích thước của tuyến nhờn, giảm lượng dầu nhờn trên da, điều trị mụn hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.

Điều trị mụn tại nhà

Đối với một số người bị mụn ở thể nhẹ hoặc mức độ, số lượng ít thì có thể áp dụng một số bí quyết đơn giản tại nhà như sau:

  • Chấm tinh dầu tràm trà lên nốt mụn: Tinh dầu tràm trà có khả năng kháng viêm cực tốt, giúp nốt mụn nhanh khô và đẩy ra ngoài.
  • Đắp tỏi: Trong tỏi có chứa hàm lượng kháng sinh tự nhiên giúp giảm viêm, diệt vi khuẩn và hỗ trợ làm xẹp, điều trị mụn.
  • Sử dụng nghệ: Trong nghệ tươi, tinh bột nghệ có chứa curcumin – Hoạt chất có công dụng trị mụn tốt và làm giảm thâm cực hiệu quả, góp phần làm lành tổn thương và hạn chế sẹo mụn.

Chăm sóc da bị mụn thâm tụ máu như thế nào?

Ngoài các liệu pháp điều trị, chế độ chăm sóc da và ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò quan trọng để sớm loại bỏ mụn triệt để:

  • Làm sạch da đúng cách: Sử dụng sữa rửa mặt phù hợp loại da, tẩy trang nếu có sử dụng kem chống nắng hoặc trang điểm.
  • Giữ cho da thông thoáng: Một tuần bạn nên tẩy tế bào chết và xông hơi 1-2 lần để nang lông được làm sạch, da thông thoáng.
  • Không tự ý nặn mụn: Nặn mụn không đúng cách, không vệ sinh sẽ là nguyên nhân chính gây nên mụn thâm tụ máu.
  • Chống nắng: Da mụn cần được chống nắng kỹ lưỡng để loại bỏ tác nhân gây hại từ ánh nắng mặt trời.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, điều độ: để cơ thể khỏe mạnh, làn da có sức đề kháng tốt, chống lại các loại mụn trứng cá.

Trên đây là các thông tin tổng hợp về tình trạng mụn thâm tụ máu. Đây là dạng mụn rất dễ gây viêm và để lại sẹo rỗ, bạn cần lưu ý trong việc tìm hiểu nguyên nhân và lựa chọn cách điều trị phù hợp để sớm loại bỏ hoàn toàn mụn.

Cập nhật lúc 11:33 - 22/01/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo