Mụn Rộp Môi Miệng Là Gì, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Với những người không may mắc phải mụn rộp môi hay còn được gọi là cold sore thì câu hỏi luôn xuất hiện trong đầu đó là: Điều trị dứt điểm loại mụn này như thế nào. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng mụn rộp môi miệng cũng như những cách điều trị và phòng tránh hiệu quả.

Mụn rộp môi không giống như mụn rộp sinh dục ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sinh dục, sinh sản của người bệnh. Ngược lại tình trạng mụn này gây khó chịu, đau rát cho vùng môi, miệng. 

Đặc biệt mụn rộp môi gây mất thẩm mỹ, làm cho người bệnh cảm thấy tự ti trước đám đông, khi giao tiếp vì những nốt mụn nổi ngay tại vùng trung tâm khuôn mặt.

Tuy nhiên, mụn rộp môi hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm hay vẫn luôn có những cách làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.

Mụn rộp môi là gì?

Mụn rộp môi là tình trạng vùng môi bị viêm do vi khuẩn herpes gây nên. Loại mụn này có những vết lở loét rất giống với những nốt phồng rộp hay những nốt mụn nước thông thường. 

Mụn rộp môi miệng gây khó chịu cho người bệnh
Mụn rộp môi miệng gây khó chịu cho người bệnh

Loại mụn này thường mọc trên vùng da nền đỏ, khiến người bệnh có cảm giác đau nhức. Một số nốt mụn có thể vỡ dịch, qua thời gian sẽ khô dần đi, chuyển thành màu vàng nhạt và bong vẩy. Vết thương thường lành trong khoảng vài ngày tới 2 tuần.

Biểu hiện của mụn rộp môi

Biểu hiện của mụn rộp môi rất rõ ràng. Những triệu chứng ban đầu của tình trạng này đó là cảm giác đau nhức, ngứa ngáy quanh vùng môi miệng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sốt; loét họng hoặc sưng hạch ở cổ hoặc bộ phận khác trên cơ thể.

Đối với trẻ em biểu hiện thông thường sẽ là chảy nước dãi trước khi bị mụn rộp miệng. Sau khi vết phồng rộp xuất hiện, chúng thường bị vỡ ra, dịch trong chảy ra, sau đó đóng vảy và biến mất sau vài ngày đến 2 tuần. Đối với một số người, mụn rộp miệng có thể rất đau đớn.

Ngoài ra, có một số người có virus gây bệnh nhưng lại không bị mụn rộp môi miệng, không có biểu hiện bệnh.

Các nốt mụn rộp môi thường bị nhầm lẫn với một vài vấn đề về da khác, bao gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn.
  • Mụn trứng cá
  • Nẻ môi.
  • Loét miệng: Là những vết loét nhỏ bên trong miệng không lây.
  • Ung thư da.
Mụn rộp môi có biểu hiện rất rõ ràng
Mụn rộp môi có biểu hiện rất rõ ràng

Tuy nhiên, một số triệu chứng có thể giúp phân biệt mụn rộp với các vấn đề sức khỏe khác. Ngoài hình dạng bên ngoài phổ biến, các triệu chứng khác có thể gặp là ngứa và cảm giác châm chích ngay trước khi mụn rộp xuất hiện. 

Đó thực sự là thời điểm nên bắt đầu điều trị. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà phải tới ngay những cơ sở thăm khám uy tín để được tư vấn điều trị.

Nguyên nhân và con đường lây lan mụn rộp môi

Mụn rộp môi do virus herpes simplex gây ra và có nhiều con đường lây lan. Nhiều người cho rằng loại mụn này lây qua đường tình dục. Tuy nhiên đây là quan niệm chưa đúng hoàn toàn.

1. Nguyên nhân

Theo Hội da liễu của Mỹ, hiện nay, hơn 50% người trưởng thành từ độ tuổi 14 cho đến 49 tuổi bị nhiễm virus herpes simplex gây ra mụn rộp môi. Những người này là những người chưa từng quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục rất an toàn.

Nguyên nhân được chỉ ra đó là vì trẻ nhỏ và vị thành niên là những đối tượng dễ bị phơi nhiễm với virus herpes. Rất nhiều người bản thân đã chứa virus nhưng virus lại không hoạt động trong cơ thể. Khi virus bùng phát mới gây ra tình trạng mụn rộp môi.

Virus herpes simplex là "thủ phạm" gây ra bệnh
Virus herpes simplex là “thủ phạm” gây ra bệnh

Theo bác sĩ Sonoa Au, chuyên gia da liễu nâng cao tại Trung tâm phẫu thuật Laser và thẩm mỹ tại New York: “Hầu hết mọi người đã tiếp xúc (với virus herpes simplex), nhưng chỉ một phần nhỏ phát triển các vết loét lạnh”. 

Điều này chỉ ra rằng không phải lúc nào virus cũng hoạt động và gây ra mụn, và lý do gây ra mụn rộp không phải lúc nào cũng rõ ràng. Bởi có rất nhiều người có virus nhưng lại không hề bị mụn rộp môi.

Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu vẫn chỉ ra những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mụn rộp này bao gồm:

  • Tiếp xúc với người có nốt mụn rộp đang lây.
  • Stress.
  • Phẫu thuật hoặc chấn thương nhẹ gần vùng môi.
  • Thời tiết lạnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Bị ốm.
  • Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.
  • Thiếu ngủ.

2. Con đường lây bệnh

Ngoài ra, bất kỳ ai cũng có thể nhiễm mụn rộp môi nếu trước đó tiếp xúc với người bị mụn rộp. Đây chính là điều kiện thuận lợi để virus lây lan. Dưới đây là một số con đường lây lan của virus herpes.

  • Hôn. Không nhất thiết phải là một nụ hôn thân mật; thậm chí có thể chỉ là một nụ hôn phớt để chào đón người thân.
  • Dùng chung bát đĩa hoặc cốc.
  • Dùng các vật dụng vệ sinh cá nhân như son dưỡng môi, dao cạo râu hoặc khăn tắm.

Đọc thêm: Mọc Mụn Ở Vùng Kín Nữ Giới Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị [Kèm Hình Ảnh]

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Mụn rộp ở môi bản chất không quá nghiêm trọng và không cần phải đi khám bác sĩ. Trong những trường hợp sau đây, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ:

Người bệnh nên gặp bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện tốt
Người bệnh nên gặp bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện tốt
  • Mụn rộp môi miệng kéo dài hơn hai hoặc ba tuần.
  • Nốt phồng rộp quá lớn
  • Mụn rộp hay tái phát lại nhiều lần. 
  • Mụn rộp lan ra gần mắt hoặc nốt mụn gây kích ứng mắt. Gặp bác sĩ mắt ngay nếu điều này xảy ra vì virus herpes simplex ảnh hưởng đến mắt có khả năng gây tổn thương vĩnh viễn.

Cách điều trị mụn rộp nhanh chóng

Mụn rộp môi tuy không ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe nhưng lại gây tự ti và tình trạng này sẽ kéo dài từ 1 – 3 tuần nếu như không được điều trị ngay. Dưới đây là những gợi ý cho việc điều trị mụn rộp môi miệng.

Điều trị bằng Tây y

  • Người bệnh nên bắt đầu điều trị ngay khi cảm thấy ngứa hoặc cảm giác châm chích trước khi mụn rộp bùng phát.
  • Sử dụng hai liều thuốc chống virus kê đơn là valacyclovir trong một ngày. (Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc uống khác tương tự như valacyclovir, bao gồm acyclovir, penciclovir và famciclovir.) Trung bình, sử dụng thuốc kháng virus uống có thể rút ngắn thời gian bị mụn rộp từ một tuần xuống còn 3 ngày. Thậm chí nhiều bệnh nhân hay bị mụn rộp còn luôn mang theo thuốc. Nếu bắt đầu điều trị kịp thời, có thể ngăn chặn sự phát triển những của nốt mụn rộp. 
  • Một lựa chọn khác là kem bôi acyclovir tại chỗ theo đơn, có thể sử dụng nếu người bệnh không thể hoặc không muốn dùng thuốc uống. Tuy nhiên, thuốc kháng virus uống vẫn hiệu quả hơn so với những phương pháp bôi thông thường khác.
  • Ngoài ra, một cách điều trị có thể khác là các thuốc bôi tại chỗ không kê đơn. Một loại kem phổ biến là docosanol 10%, tên biệt dược là Abreva. Bôi thuốc ngay khi nốt mụn rộp xuất hiện có thể rút ngắn thời gian bị bệnh, nhưng nó không hiệu quả như thuốc uống kê đơn. Nếu sử dụng kem bôi, có thể thoa bằng tăm bông sạch, AAD.
  • Vaseline cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng. Bôi vaseline vào nốt mụn rộp và vùng da xung quanh có thể giúp da không bị khô, giúp tổn thương nhanh lành hơn.
  • Nếu bị đau hoặc sốt do mụn rộp, có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen hoặc acetaminophen. Sốt hay gặp hơn ở lần đầu tiên bị mụn rộp. những loại thuốc này chỉ giúp kiểm soát đau hoặc sốt; chúng không giúp nốt mụn rộp biến mất. Đặt một miếng gạc lạnh lên vùng bị mụn cũng có thể giúp giảm đau.

Đọc thêm: Top 14 Thuốc Trị Mụn Sưng Đỏ Hiệu Quả Nhanh Được Ưa Chuộng 2024

Điều trị bằng phương pháp tự nhiên

Bên cạnh những phương pháp sử dụng thuốc hiệu quả ở trên, mụn rộp môi miệng vẫn có thể điều trị bằng những phương pháp tự nhiên, đơn giản và dễ làm . Dưới đây là một số bài thuốc tại nhà mà người bệnh có thể áp dụng:

Gel nha đam có tác dụng làm dịu những nốt mụn rộp
Gel nha đam có tác dụng làm dịu những nốt mụn rộp
  • Sử dụng gel nha đam xoa nhẹ nhàng vào vùng mụn rộp. Đặc tính là dịu của gel nha đam sẽ làm cho những nốt rộp được dịu đi, không gây cảm giác đau nhức khó chịu.
  • Sử dụng sáp chanh hoặc nước cây phỉ thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả tích cực.

Một lưu ý với những phương pháp tự nhiên đó là chúng chỉ có tác dụng nếu thực hiện đều đặn. Những phương pháp này có thể giúp giảm khó chịu, nhưng không làm cho nốt mụn mất đi nhanh hơn.

Cách phòng tránh mụn rộp môi miệng

Phòng ngừa mụn rộp môi miệng không hề khó như nhiều người nghĩ. Dưới đây là những cách phòng tránh đơn giản nên tham khảo.

  • Không sờ hoặc cậy nốt mụn.
  • Tránh tiếp xúc gần mặt với người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ.
  • Không dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân, thực phẩm, đồ dùng hoặc cốc.
  • Rửa tay thường xuyên, kể cả sau khi bôi thuốc.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Giảm stress.
  • Khi ra ngoài nắng, sử dụng kem chống nắng có SPF ít nhất 30 cho mặt và môi.
Nên sử dụng kem chống nắng để hạn chế tác động xấu lên da
Nên sử dụng kem chống nắng để hạn chế tác động xấu lên da

Mặc dù mụn rộp môi miệng không quá ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh nhưng lại gây khó chịu và mất tự ti. Người bệnh không nên chủ quan và nên điều trị sớm để mang lại hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn thành công.

Tìm hiểu thêm: 

Cập nhật lúc 11:19 - 08/03/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo