Tôi Đã Điều Trị Nổi Mề Đay Sau Sinh An Toàn Nhờ Bài Thuốc Thảo Dược

Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Nhiều khi tôi ngẫm giá như không cố sinh đứa thứ 3 thì chắc tôi đã chẳng khổ sở như thế này. Mọi người có thể mắng tôi ích kỷ, nhưng phải rơi vào hoàn cảnh của tôi mới hiểu được hết những khó khăn khi vừa phải một mình chăm con, vừa tìm mọi cách để điều trị nổi mề đay sau sinh.

Đó là những tâm sự chua xót của bệnh nhân Vũ Thị Thu Hà (32 tuổi, trú tại Thái Học, Bình Giang, Hải Dương) không may mắc phải chứng mề đay tái đi tái lại dai dẳng sau khi sinh. Chứng bệnh này đã nhen nhóm các dấu hiệu trầm cảm nguy hiểm khiến gia đình chị suýt rơi vào bi kịch. Rất may, trong những ngày tháng khó khăn, mất hết niềm tin và hy vọng, chị đã tìm được ánh sáng soi đường chỉ lối để thoát khỏi màn đêm tối tăm.

Được sự cho phép của chị Thu Hà, chúng tôi xin thuật lại câu chuyện về hành trình điều trị nổi mề đay sau sinh với hy vọng có thể giúp ích một phần cho những chị em đồng cảnh ngộ.

Nỗi đau không thể chia sớt cùng ai

Tôi kết hôn từ năm 24 tuổi và sinh liên tiếp 2 người con gái. Tôi luôn nghĩ dù gái hay trai, chỉ 2 là đủ. Nhưng mẹ chồng và chồng tôi lại không nghĩ thế. Họ khao khát có con trai – cháu trai để nối dõi tông đường. Vì chuyện này, tôi và chồng thường xuyên to tiếng, không ai chịu ai. Mẹ chồng bênh con trai nên cũng hay nói ra nói vào, bóng gió tôi “không biết đẻ”.

Đầu năm 2018, sau nhiều năm dài được bố mẹ và họ hàng 2 bên “làm công tác tư tưởng”, tôi bằng lòng sinh tiếp. May mắn thay, chỉ sau vài tháng “thả” là tôi cấn bầu và hạnh phúc trọn vẹn hơn nữa khi bác sĩ thông báo “đứa bé giống bố”. Gia đình tôi nhờ thế cũng đã êm ấm hơn, tôi được mẹ chồng và chồng cưng chiều hết mực trong thời gian mang thai.

Tháng 2/2019, tôi hạ sinh được một cậu nhóc kháu khỉnh, nặng 3,3kg. Ai ai cũng mừng, đặc biệt là mẹ chồng. Tuy phải ra cửa hàng (mẹ chồng tôi có một quán ăn khá đông khách ở thị trấn), nhưng ngày nào bà cũng đích thân chuẩn bị cơm nước cho tôi, toàn những món giàu dinh dưỡng để lợi sữa.

Nhưng chồng thường xuyên đi làm ăn xa, mẹ chồng ngoài lo 3 bữa cơm thì không giúp thêm việc gì, kể cả trông cháu, nên hầu như tôi phải chăm con mới sinh một mình. Hai đứa lớn gửi bên bố mẹ đẻ nên tôi cũng không dám về ngoại ở cữ. Ban ngày, chỉ có 2 mẹ con, mọi việc tôi vẫn phải làm hết, từ thay bỉm, tắm giặt, thậm chí cả rửa bát, quét nhà.

Có thể do tay phải chạm nước quá sớm, nên sau sinh khoảng 2 tuần, cả người tôi đột nhiên bị nổi mề đay kín mít. Da xuất hiện nhiều phát ban sẩn tròn, chỗ dày, chỗ thưa thớt, màu hồng và hơi ngứa.

Mề đay ngày càng nặng do không kiêng cữ sau sinh
Mề đay ngày càng nặng do không kiêng cữ sau sinh

Tôi nói với mẹ chồng thì bị bà mắng là: “Có mỗi cô biết đẻ à, trước đây tôi vừa đẻ xong đã phải đi cấy rồi, có làm sao. Chắc cô lại ăn dấm dúi cái gì linh tinh nên mới bị thế đấy. Cơm nước tôi lo đầy đủ rồi, toàn thứ bổ thôi. Tôi cấm tiệt ăn vớ vẩn. Ếch chết tại miệng đấy”.

Nghe mẹ chồng nói vậy, tôi buồn lắm, muốn giải thích là ngoài những đồ ăn bà nấu ra, tôi chẳng dám ăn thêm cái gì cả. Người ta đẻ xong thì được ở cữ vài tháng, tay không chạm nước, được người này người kia giúp đỡ. Thế mà tôi chỉ có một thân một mình, làm đủ mọi việc.

Cũng may, phát ban chỉ nổi lên 2 ngày rồi tự hết. Từ hôm đó, tôi cũng chú ý đeo găng tay cao su, không chạm tay trần vào nước nữa.

Thế nhưng, chỉ 1 tuần sau, đợt phát ban mới lại bùng phát. Lần này còn tệ hơn, ngoài mẩn đỏ trên da, tôi còn bị ngứa ngáy kinh khủng. Vào ban đêm, cơn ngứa làm tôi không sao ngủ được, gãi tới rách da, bật máu. Ban ngày thì con quấy, ban đêm thì thiếu ngủ vì ngứa ngáy, nên tôi luôn trong trạng thái cáu bẳn, khó chịu.

Có hôm, dỗ mãi mà con không ngủ, cứ đặt cu cậu xuống giường là lại ọ ẹ đòi bế, tôi bất lực quá nên tét một cái vào mông con. Đến khi bình tĩnh lại, tôi thấy bản thân mình thật kinh tởm, chỉ biết ôm con mà khóc.

Vì nghĩ mề đay nổi lên 2 – 3 ngày rồi sẽ mất như lần trước mà chẳng cần thuốc thang gì, nên tôi cũng không điều trị mà chờ đợi. 3 ngày, 5 ngày rồi 1 tuần trôi qua, các vết phát ban vẫn lì lợm trên da, tôi còn cảm thấy hâm hấp sốt và đau đầu như cảm cúm. Lúc đó tôi mới nghĩ tới việc nhờ mẹ chồng mua giúp thuốc uống.

Vừa mở miệng nhờ, tôi đã bị mẹ chồng đã mắng xối xả “đang cho con bú thì đừng có uống thuốc Tây, hại sữa, hại cháu đích tôn của bà”. Thế là thay vì mua thuốc, bà lại mang về nhà rất nhiều lá trà xanh bắt tôi đun để lấy nước tắm mỗi ngày.

Vài ngày tắm bằng nước lá trà xanh thì các mảng sẩn đỏ giảm đi thật, ngứa cũng đỡ hơn. Nhưng tắm nước trà mãi cũng không hết ngứa, mẹ chồng tôi lại chuyển sang lá tía tô, lá khế chua, rồi cả lá kinh giới…

Đã hơn 3 tuần, các triệu chứng khó chịu không hề mất, mẹ chồng vẫn cương quyết không cho tôi uống thuốc
Đã hơn 3 tuần, các triệu chứng khó chịu không hề mất, mẹ chồng vẫn cương quyết không cho tôi uống thuốc

Tôi kể với chồng thì anh ta lại bảo: “Mẹ nhiều kinh nghiệm, em cứ nghe theo mẹ đi. Chắc chỉ dị ứng thức ăn thôi, chịu khó một tí là hết ấy mà”. Điều này khiến tôi chán nản, cảm thấy cô đơn trong chính căn nhà mà mình đang ở. Chồng tôi lấy cớ phải lo kiếm tiền nên phó mặc mọi chuyện trong gia đình cho mẹ đẻ và vợ. Dù có nghỉ phép, anh cũng không chẳng giúp đỡ việc nhà, mà chỉ ôm con một chốc một lát là lại “dán mắt” vào smartphone lướt Facebook, đọc tin tức… Kêu ca mệt mỏi, bệnh tật với chồng cũng chẳng ăn thua, mỗi lần nói chuyện với chồng đều thành cãi vã.

Suýt hại con vì dùng sai thuốc điều trị nổi mề đay sau sinh

Con trai được 7 tháng tuổi cũng là phân nửa thời gian ấy tôi bị các đợt phát ban, mẩn ngứa hành hạ. Đôi khi cho con bú, cảm giác bỏng rát trên da như đang lăn vào than nóng khiến tôi muốn buông con ra ngay mà ngâm mình vào nước lạnh. Các vết phát ban không chỉ mọc trên thân, mà đã lan lên tận cổ, mặt, khiến môi và mắt tôi sưng húp như ong đốt. Có hôm không chịu nổi nữa, tôi lén nhờ em hàng xóm ra hiệu thuốc mua hộ vài liều kháng histamine và kháng sinh.

Đúng là chỉ cần uống 2 liều, các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa rát và sưng phù đã giảm hẳn. Mặt mũi nhẹ nhàng hơn, không còn sưng húp nữa. Hết 3 ngày thuốc, phát ban lặn hết, da trở lại trạng thái bình thường. Tôi mừng lắm, trộm nghĩ: “Biết thế uống thuốc lâu rồi”.

Nhưng không biết do trùng hợp hay do tác dụng phụ của thuốc mà tôi bị đi ngoài liên tục. Con trai cũng biếng bú hơn và sữa giảm đi hẳn. Mấy ngày đó, con đột nhiên xì xoẹt, một ngày đi ngoài tới 10 lần. Tôi sợ quá bèn gọi xét nghiệm tới tận nhà để lấy mẫu phân đem đi kiểm tra. Bác sĩ nói con bị loạn khuẩn đường ruột, không có gì nguy hiểm, nhưng phải uống thêm men vi sinh và người mẹ nên chú ý tới chế độ ăn, đừng ăn uống gì ảnh hưởng tới sữa.

Bác sĩ bảo con bị loạn khuẩn đường ruột nên biếng ăn, bị đi ngoài
Bác sĩ bảo con bị loạn khuẩn đường ruột nên biếng ăn, bị đi ngoài

Tới nước này tôi mới khai thật là có uống thuốc để trị mề đay. Mặc dù bác sĩ giải thích rằng thuốc không gây ảnh hưởng tới mức đó, nhưng mẹ chồng và chồng vẫn một mực đổ lỗi cho tôi. Những ngày sau đó, tôi luôn phải sống trong sự xỉ vả của mẹ chồng, sự hằn học, trách cứ của chồng. Tệ hơn nữa, mề đay tưởng như đã biến mất hoàn toàn lại quay trở lại.

Từ đó, tôi bắt đầu thấy khó chịu khi thấy con khóc, không chịu bú. Lúc ấy, tôi cảm thấy cả người như nóng bừng, đầu óc mông lung, khác hẳn với cảm giác cưng nựng, hạnh phúc khi sinh con đầu. Khi ngắm con, tôi thấy nó thật lạ lẫm, đáng ghét. Đôi lúc tôi tự hỏi tại sao mình lại sinh ra đứa con này? Phải chăng, đứa con thứ ba chính là nguồn cơn gây ra mọi bất hạnh của tôi?

Tôi bắt đầu để tâm và kinh ngạc khi ngẫm lại rằng mình ít có cảm giác gắn bó với con, không còn thấy lâng lâng xúc động khi ngắm nhìn con như trước. Tất nhiên, tôi vẫn không quên trách nhiệm của một người mẹ, vẫn chăm sóc con chu đáo mặc cho các đợt mề đay lại tái phát. Nhưng, mọi việc lúc đó tôi làm chỉ như một con robot, tới cữ thì cho con bú, 3 tiếng thay bỉm cho con một lần, thay quần áo, tắm rửa cho con…

Tôi lờ mờ nhận thấy nếu không giải quyết dứt điểm căn bệnh mề đay, không sớm thì muộn tôi cũng bị trầm cảm mà đánh mất chính mình.

Sắp chết đuối vớ được cọc

Đang lúc tuyệt vọng vì bệnh tật, như một cuộc gặp gỡ định mệnh, tôi đọc được bài viết của một mẹ bỉm cùng từng bị mề đay sau sinh và điều trị thành công bằng y học cổ truyền. Tôi liền kết bạn và hỏi chị ấy cặn kẽ quá trình điều trị. Chị đã chia sẻ nhiệt tình và động viên tôi tìm đến điều trị tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam.

Nghĩ là làm, tôi xin phép bế con về ngoại chơi, may mà gia đình nhà chồng không làm khó. Gửi con cho bà ngoại trông một buổi sáng, tôi tới Trung tâm theo giờ đã hẹn từ trước.

Thăm khám trực tiếp cho tôi là bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, cũng chính là Giám đốc Chuyên môn của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (Viện Da liễu Đông y Hà Nội – Sài Gòn).

Qua tìm hiểu, tôi được cho biết bác sĩ Nhuần đã từng giữ chức Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, bởi vậy, tôi cảm thấy rất yên tâm
Qua tìm hiểu, tôi được cho biết bác sĩ Nhuần đã từng giữ chức Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, bởi vậy, tôi cảm thấy rất yên tâm

Sau khi xem xét, khám cẩn thận cho tôi thông qua bắt mạch, xem lưỡi, xem sắc mặt, kiểm tra tình trạng da, hỏi chi tiết về các triệu chứng, chế độ ăn, sinh hoạt… bác sĩ Nhuần chẩn đoán đúng là tôi mắc chứng mề đay. Vị bác sĩ này giải thích rằng mề đay là do phong hàn từ bên ngoài xâm nhập vào và kết hợp với huyết nhiệt từ bên trong gây ra. Bệnh cũng có thể liên quan tới chế độ ăn nhiều đồ ăn có tính hàn, chứa nhiều độc tố, dùng đồ uống uống chứa cồn… Những việc này gây gánh nặng cho gan, làm suy giảm chức năng thải độc của cơ thể. Độc tố không được đào thải sẽ tích tụ lại, phát qua da và gây nổi mề đay.

Tùy vào các nguyên nhân mà y học cổ truyền chia mề đay thành 4 thể riêng biệt, bao gồm phong nhiệt, phong hàn, thấp nhiệt và thực tích. Mỗi thể sẽ có các trị, cách kết hợp các vị thuốc khác nhau.

Bài thuốc An Bì Thang được VTV2 giới thiệu trên Vì sức khỏe người Việt và nhận được đánh giá tích cực từ diễn viên Vân Anh

Bác sĩ Nhuần cho biết chức năng gan của chị em sau sinh thường bị suy giảm, kèm theo chế độ sinh hoạt không điều độ, như thường xuyên phải thức khuya cho con bú, làm việc lao lực, thậm chí cả căng thẳng, lo âu… Đây đều là nguyên nhân gây ra nổi mề đay sau sinh.

Bởi thế, tôi muốn điều trị dứt điểm nổi mề đay sau sinh cần phải có một phác đồ điều trị hoàn hảo, bao gồm cả việc dùng thuốc và thay đổi lối sống.

Về thuốc, tôi được chỉ định sử dụng An Bì Thang – bài thuốc y học cổ truyền nổi tiếng của Trung tâm có thể điều trị mề đay cấp và mãn tính tận gốc, hiệu quả, an toàn. Bài thuốc bao gồm 3 chế phẩm dạng cao uống, cao bôi và ngâm rửa. Khi nghe bác sĩ tư vấn tôi mới thở phào nhẹ nhõm, bởi từ trước tới giờ tôi cứ nghĩ là chắc thuốc y học cổ truyền phải đun sắc lích kích lắm. Với dạng cao này thì việc sử dụng cũng thuận tiện hơn rất nhiều.

KHÁM PHÁ: Đánh giá của giới chuyên gia về bài thuốc chữa mề đay An Bì Thang

Mỗi chế phẩm của bài thuốc An Bì Thang đều có công dụng, chức năng riêng biệt, nhưng khi kết hợp lại có thể giúp điều trị mề đay triệt để, bền vững và ngăn bệnh quay lại
Mỗi chế phẩm của bài thuốc An Bì Thang đều có công dụng, chức năng riêng biệt, nhưng khi kết hợp lại có thể giúp điều trị nổi mề đay sau sinh triệt để, bền vững và ngăn bệnh quay lại

Điều trị nổi mề đay sau sinh thành công, tôi trở lại chính mình

Khi mới sử dụng thuốc, tôi cũng e ngại mùi thuốc Bắc sẽ vào sữa làm con chê sữa. Nhưng may mắn là sữa ra thậm chí còn nhiều hơn, con bú tốt, tăng cân đều. Con cũng không bị đi ngoài như hồi tôi uống thuốc Tây. Bài thuốc này sử dụng an toàn cho chị em nuôi con nhỏ trên 6 tháng tuổi.

Trong khoảng 1 tuần đầu, các triệu chứng mẩn đỏ đột nhiên bùng phát mạnh hơn. Tôi gọi điện cho bác sĩ Nhuần thì được biết đây là giai đoạn công thuốc, gan sẽ tăng cường hoạt động và đẩy hết độc tố ra ngoài. Tình trạng này không có gì đáng lo, vì chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sẽ nhanh biến mất và chuyển sang giai đoạn sau. Quả đúng như vậy, sau đó 1 – 2 ngày, các triệu chứng giảm rất nhanh, dễ thấy nhất là trên mặt không còn sưng húp nữa.

Các triệu chứng mề đay giảm nhanh chóng theo đúng liệu trình mà bác sĩ đã đưa ra
Các triệu chứng mề đay giảm nhanh chóng theo đúng liệu trình mà bác sĩ đã đưa ra

Sau 2 – 3 tuần, các triệu chứng trên da sạch hẳn. Dùng thêm 1 tháng thuốc, tôi đã hoàn toàn khỏe mạnh. Một liệu trình sử dụng thuốc An Bì Thang điều trị nổi mề đay kéo dài khoảng 2 – 3 tháng. Trong thời gian dùng thuốc, bác sĩ tiếp tục đồng hành, tư vấn cho tôi cách thay đổi lối sống để trị mề đay hiệu quả nhất.

Tâm lý của tôi cũng bình ổn hơn, không còn cáu gắt. Nhìn thấy con trai khỏe mạnh, được ông bà ngoại quan tâm chăm sóc, tôi dần lấy lại được cảm giác hạnh phúc bên con. Cho tới giờ, tôi đã đi làm trở lại, con trai cũng đã được 15 tháng tuổi, chưa có có đợt mề đay nào bùng phát nữa. Tôi nghĩ rằng bản thân đã hoàn toàn thoát khỏi nó.

Tôi vẫn thường xuyên giữ liên lạc với bác sĩ Nhuần để xin bác những lời khuyên về chăm sóc sức khỏe. Tôi đã may mắn khi gặp được bác sĩ và vượt qua thời gian bị trầm cảm sau sinh. Mặc dù vậy, tôi vẫn cảm thấy có lỗi với con vì đã nghĩ ra những điều không hay. Trên tất thảy, con cái là cái duyên trời cho, chúng vô tội, cha mẹ đừng nên làm bất cứ điều gì để tổn thương tới chúng.

CLICK NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

Nhưng có lúc tôi lại nghĩ, nếu mình là một người mẹ khác, không được gia đình bên ngoại hỗ trợ, không được gặp bác sĩ Nhuần… thì chắc chắn khó mà dễ dàng vượt qua khó khăn đến thế.

Thực lòng, tôi khao khát nhận được sự thấu hiểu, đồng cảm của chồng và mẹ chồng. Tuy nhiên, trong trường hợp không đạt được mong muốn, tôi cũng không trách cứ gì họ. Bản thân mình phải biết yêu lấy mình, yêu lấy máu mủ của mình. Nếu một ngày nào đó, họ đọc được những chia sẻ này của tôi, chắc họ sẽ suy nghĩ lại và thấu hiểu tôi hơn. Đúng không các chị em?

Nghệ sĩ Thu Huyền cũng đã điều trị viêm da sau sinh thành công nhờ An Bì Thang – CLICK XEM NGAY Phóng sự VTV social

 

Hy vọng câu chuyện của tôi sẽ giúp ích được những bà mẹ có cùng cảnh ngộ. Nếu chị em muốn điều trị nổi mề đay sau sinh, mẩn ngứa hoặc bất cứ bệnh da liễu nào, chị em có thể liên lạc trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần theo địa chỉ:

Lưu ý: Sản phẩm không sử dụng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi.

THÔNG TIN BỔ ÍCH:

5/5 - (1 bình chọn)

Cập nhật lúc 09:36 - 09/01/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo