Cách Trị Chàm Môi

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Chàm môi, với những dấu hiệu như khô, nứt, và ngứa, đòi hỏi phương pháp chữa trị chính xác. Các biện pháp tự nhiên như  không chỉ giúp làm dịu da mà còn ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Dưới đây là các cách điều trị chàm môi hiệu quả:

Cách trị chàm môi tại nhà:

  • Mật ong: Áp dụng mật ong mỏng lên vùng môi bị chàm. Mật ong có tính chất chống viêm và dưỡng ẩm.
  • Dầu dừa: Thoa dầu dừa lên môi để giữ độ ẩm và giảm kích ứng.
  • Lá trà xanh: Làm nước trà xanh và để nguội. Dùng bông tăm thấm nước trà xanh rồi áp dụng lên môi. Trà xanh chứa chất chống vi khuẩn và chống viêm.
  • Nha đam: Lấy gel từ lá nha đam và thoa lên môi. Nha đam giúp làm dịu và giảm viêm.
  • Lá ổi: Nghiền lá ổi thành dạng nước và thoa lên môi. Lá ổi có tính chất kháng nấm và chống vi khuẩn.

 Chữa chàm môi bằng Tây Y kê đơn:

  • Thuốc kháng sinh: Nếu chàm môi do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Thuốc kháng histamin: Dùng các loại thuốc kháng histamin như cetirizine hoặc loratadine để giảm ngứa và kích ứng.
  • Kem bôi chứa steroid: Bác sĩ có thể kê một loại kem bôi chứa steroid nhẹ để giảm viêm và ngăn chặn các triệu chứng.
  • Thuốc hydrocortisone: Kem hydrocortisone có thể được sử dụng để giảm viêm và ngứa.
  • Kem dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ cho môi không bị khô và giảm kích ứng.

Chàm môi là một căn bệnh da liễu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, nổi mụn nước, sần sùi quanh viền môi. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân có thể tham khảo các cách trị chàm môi bằng thuốc Tây y hoặc mẹo dân gian. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị sao cho phù hợp.  

Tổng quan về chàm môi

Chàm môi là căn bệnh da liễu với những vết thương xuất hiện ở cả môi trên và môi dưới. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, bong tróc, đau rát ở môi. Bệnh không chỉ gây cản trở tới việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti. 

Chàm môi có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền của con người, không xuất phát từ các loại virus hay vi khuẩn. Vì vậy bệnh không có tính lây nhiễm từ người này sang người khác, ngay cả khi có tiếp xúc gần gũi. Tuy nhiên, bệnh lại có xu hướng tái phát nhiều lần ngay cả khi những tổn thương trên môi đã biến mất.

Chàm môi là căn bệnh da liễu với những vết thương xuất hiện ở môi trên và môi dưới
Chàm môi là căn bệnh da liễu với những vết thương xuất hiện ở môi trên và môi dưới

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chàm môi, cụ thể như:

  • Tiếp xúc với các chất gây kích ứng: Người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh chàm môi nếu tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng như: Son, kem đánh răng, thuốc Tây y, thực phẩm,... 
  • Di truyền: Nếu trong gia đình của bạn có những người từng bị các bệnh lý như viêm da, chàm, hen suyễn,... thì tỷ lệ bạn mắc phải bệnh chàm môi là rất cao.
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh sẽ khiến da môi bị khô nẻ. Nếu không dưỡng môi cẩn thận sẽ dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu, đau rát.
  • Hormone trong cơ thể thay đổi: Sự thay đổi hormone trong cơ thể do mang thai, sinh con,... cũng là yếu tố dẫn đến bệnh chàm môi.
  • Tâm lý căng thẳng: Bệnh chàm môi sẽ bùng phát nếu người bệnh bị căng thẳng, stress kéo dài. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển của bệnh.
  • Yếu tố khác: Bệnh chàm môi có thể do một vài nguyên nhân khác gây ra như: Thường xuyên liếm môi, tiền sử viêm da cơ địa, bị cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng lông động vật, HIV, giang mai, tiểu đường,...

Người bệnh bị chàm môi sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Môi khô, ửng đỏ.
  • Môi có vết nứt nẻ, đóng vảy.
  • Màu môi chuyển từ hồng hào sang nâu đỏ hoặc thâm sạm.
  • Xuất hiện tình trạng bong tróc da ở môi.
  • Môi bị viêm, mẩn đỏ, lở loét.
  • Có hiện tượng ngứa rát, nổi mụn nước, sưng đau.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở cả 2 môi sau đó lan ra xung quanh miệng, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện của người bệnh. Vì vậy ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trên gương mặt, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Bệnh gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Bệnh gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Cách trị chàm môi tại nhà

Dưới đây là những cách trị chàm môi bằng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà, người bệnh có thể tham khảo:

Mật ong

Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên có tính kháng viêm diệt khuẩn mạnh mẽ. Ngoài ra mật ong còn chứa nhiều dưỡng chất giúp dưỡng ẩm và chăm sóc đôi môi một cách hữu hiệu. Sử dụng mật ong không chỉ hỗ trợ cải thiện tình trạng chàm môi mà còn giúp tẩy da chết, chống nứt nẻ, bong tróc, mang đến cho bạn đôi môi hồng hào, mềm mượt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch môi và lau khô bằng khăn bông sạch.
  • Thoa một ít mật ong lên môi.
  • Chờ cho mật ong khô lại rồi thoa thêm một lớp son dưỡng.
  • Sau khoảng 15 phút thì rửa lại với nước để loại bỏ da chết trên môi.
  • Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên có tính kháng viêm diệt khuẩn mạnh mẽ
Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên có tính kháng viêm diệt khuẩn mạnh mẽ

Dầu dừa

Cách trị chàm môi bằng dầu dừa là một phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất giúp làm mềm môi, cấp ẩm, chống khô nẻ. Ngoài ra nguyên liệu này còn hỗ trợ kháng viêm, tiêu sưng, giảm đau rát rất hiệu quả. Đặc biệt dầu dừa còn rất an toàn cho sức khỏe và dùng được cho mọi đối tượng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch môi và lau cho bớt nước.
  • Thoa một ít dầu dừa lên vùng môi bị bệnh và massage nhẹ nhàng.
  • Để môi khô tự nhiên trong vòng 1 tiếng.
  • Rửa lại với nước ấm.
  • Sử dụng phương pháp này mỗi ngày một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Thực hiện ít nhất 2 tuần liên tiếp cho đến khi bệnh tình được cải thiện.

Lá trà xanh

Trong thành phần của lá trà xanh có chứa nhiều hoạt chất như có khả năng chống oxy hóa như catechins, sinensis, caffein… Những chất này có tác dụng dưỡng ẩm da, chữa lành những tổn thương và thúc đẩy quá trình tái tạo làn da mới. Ngoài ra, lá trà xanh còn có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa tình trạng bong tróc, khô da, sưng viêm, ngứa rát...

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 20g lá trà xanh, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong vòng 20 phút để loại bỏ tạp chất.
  • Vớt lá trà xanh và cho vào nồi đun cùng với 200ml nước lọc.
  • Dùng nước này để vệ sinh vùng môi.
  • Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày.
  • Sau khoảng 2 tuần bệnh sẽ có sự chuyển biến tích cực.

Nha đam

Một trong những cách trị chàm môi được nhiều bác sĩ khuyên dùng đó là sử dụng nha đam. Nha đam có chứa nhiều thành phần hóa học nổi bật như: Polysaccharid, Monosaccharid, Prostaglandin, Axít gama linolenic, 23 loại axit amin, các vitamin, khoáng chất và enzym. Những chất này có tác dụng kháng khuẩn, cải thiện tình trạng dị ứng, sưng viêm, chữa lành vết thương, chống oxy hóa và thúc đẩy lên da non. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, cạo vỏ, tách lấy phần thịt bên trong.
  • Đem rửa sạch và ngâm nha đam với nước muối.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh chàm môi.
  • Lấy gel nha đam bôi trực tiếp lên và để khô tự nhiên.
  • Sau đó rửa lại bằng nước ấm.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần cho đến khi bệnh chàm môi khỏi hẳn.

Nha đam được sử dụng để điều trị bệnh chàm môi
Nha đam được sử dụng để điều trị bệnh chàm môi

Lá ổi

Lá ổi có chứa nhiều tinh dầu và chất chống oxy hóa, có tác dụng cải thiện tình trạng lở loét, ngứa ngáy, đau rát xung quanh môi. Ngoài ra, lá ổi còn chưa các hoạt chất như beta-sitosterol, quereetin, guaijaverin, avicularin, leucocyanidin.... giúp kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa lở loét miệng, môi.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 20g lá ổi tươi, rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút.
  • Vớt lá ổi ra và cho vào nồi đun cùng với 800ml nước sạch.
  • Đun sôi nước lá ổi rồi vặn nhỏ lửa.
  • Để nguội bớt rồi vệ sinh vùng môi bị chàm.
  • Dùng bông gòn thấm vào nước lá ổi rồi thoa lên môi.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần cho đến khi bệnh chàm môi cải thiện.

Chữa chàm môi bằng Tây Y kê đơn

Ngoài việc áp dụng các mẹo dân gian, người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc sau:

Thuốc kháng sinh

Trường hợp vết thương có xuất hiện mụn nước, gây sưng viêm đau rát, chảy máu, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng sưng viêm và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Liều lượng và thời gian dùng thuốc kháng sinh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thuốc kháng histamin

Người bệnh cảm thấy vết thương trên môi có hiện tượng đau ngứa, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng histamin. Loại thuốc này sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng ngứa ngáy và kiểm soát phản ứng dị ứng. 

Kem bôi chứa steroid

Thuốc được bác sĩ kê đơn khi có hiện tượng sưng viêm, ngứa ngáy quanh môi, dùng cho những trường hợp từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên thuốc chỉ nên dùng trong vòng tối đa 1 tuần, nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như mỏng da, rạn da, đổi màu da,...

Thuốc hydrocortisone

Hydrocortisone là thuốc đặc trị bệnh chàm môi, được bác sĩ chỉ định dùng để kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh chỉ được dùng trong vòng tối đa 2 tuần.

Kem dưỡng ẩm

Khi người bệnh gặp phải hiện tượng môi khô rát, nứt nẻ, việc dưỡng môi là rất quan trọng. Khi đó bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng một số sản phẩm dưỡng môi có chứa thành phần an toàn, giúp giảm ngứa, ngăn chặn viêm nhiễm và hạn chế gây sưng viêm đau đớn cho người bệnh.

Dùng thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ
Dùng thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ

Lưu ý trong quá trình điều trị chàm môi

Trong quá trình áp dụng các phương pháp điều trị bệnh chàm môi, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trước khi sử dụng bất cứ phương pháp điều trị nào, người bệnh cũng cần thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
  • Khi dùng thuốc Tây y người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian và liều lượng. Không được tự ý mua thuốc về dùng hoặc tự ý thay đổi về liều lượng để tránh gặp phải tác dụng phụ không đáng có.
  • Trường hợp người bệnh dùng thuốc bôi hoặc áp dụng các mẹo dân gian, cần vệ sinh da sạch sẽ để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
  • Người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh sờ tay lên vùng môi bị bệnh chàm sẽ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào vết thương, tăng nguy cơ bị bội nhiễm.
  • Trong quá trình áp dụng các phương pháp điều trị chàm môi, người bệnh không nên dùng các loại son môi, mỹ phẩm sẽ khiến da bị bí bách và lâu khỏi bệnh. Chỉ nên dùng son dưỡng môi hoặc kem dưỡng ẩm theo chỉ định từ bác sĩ/dược sĩ.
  • Trong thời gian áp dụng các cách trị chàm môi trên đây nếu thấy không thuyên giảm thậm chí bệnh còn nặng thêm thì hãy đến gặp bác sĩ để được xử lý ngay.

Trên đây là những thông tin về cách trị chàm môi hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Từ đó có thể chủ động chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh được tốt hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo