Chữa chàm bằng cây chó đẻ có hiệu quả?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Chàm là căn bệnh phổ biến và gây ngứa ngáy, khó chịu, bất tiện cho người mắc phải. Rất nhiều cách chữa trị dân gian được truyền miệng có khả năng chữa trị tình trạng này. Trong đó, chữa chàm bằng cây chó đẻ được rất nhiều người sử dụng. Vậy đây có phải là một biện pháp tốt và có nhiều hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn hay không?

Sơ lược về cây chó đẻ

Cây chó đẻ có cái tên đặc biệt, bắt nguồn từ thói quen ăn loại lá cây này sau quá trình sinh sản của loài chó. Loài cây này có 3 dạng khác nhau, phân biệt như sau:

  • Giống có màu xanh nhạt mang phiến lá mỏng, có kích thước không quá dài. Khi đưa vào miệng nhai có vị đắng và nhẫn. Đây là loại mang nhiều dược tính, dùng để điều trị bệnh.
  • Giống có thân xanh đậm phiến lá to, dày, cứng và tầng lá cách xa nhau. Giống này không mang  tính thuốc nên không áp dụng vào ý học.
  • Giống thân có màu đỏ nhạt hay ánh đỏ nhẹ có phiến lá dài. Dược tính không quá nhiều nên không được dùng để trị bệnh.
Hình ảnh cây chó đẻ
Hình ảnh cây chó đẻ

Chữa bệnh chàm bằng cây chó đẻ

Cây chó đẻ được xem là loại cây chữa bệnh ngoài da trong đó có chàm thực sự hiệu quả. Chúng được sử dụng từ nhiều đời nay tại Việt Nam và cho ghi nhận kết quả tốt. 

Tác dụng chữa chàm bằng cây chó đẻ

Chó đẻ là loại cây có tính mát, theo đông y chúng có khả năng chữa trị nhiều bệnh da liễu trong đó đặc biệt hiệu quả đối với chàm. Cơ chế hoạt động trong chữa bệnh từ cây chó đẻ được xác định do các enzyme giúp tăng khả năng hạn chế tình trạng viêm sưng. Các enzyme này được chiết xuất từ lá cây chó đẻ.

Ngoài ra, cây chó đẻ còn có tác dụng hiệu quả cao trong việc giảm ngứa cho bệnh nhân. Chúng cũng mang tính sát khuẩn cao, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn làm tình trạng bệnh nặng hơn. 

Cây chó đẻ chữa chàm cho hiệu quả cao
Cây chó đẻ chữa chàm cho hiệu quả cao

Cách thực hiện

Việc đầu tiên cần làm là tìm giống cây chó đẻ mang thân lá xanh nhạt. Nếu sợ nhầm lẫn, hãy đến các hiệu thuốc đông y hoặc nơi trồng để hỏi mua. Chỉ có loại cây chó đẻ thân xanh nhạt này mới đủ tác dụng trị bệnh. Sau khi tìm được hãy làm theo các bước sau:

  • Rửa  cây chó đẻ qua 3-5 lần nước để đảm bảo độ sạch cần thiết. Rửa vùng da chàm qua nước  và lau khô để da thông thoáng, hấp thụ dược tính của cây.
  • Dằm hoặc đập nhuyễn thân và lá cây thành hỗn hợp sền sệt
  • Đắp hỗn hợp trên và phần da chàm, lấy tay chà xát nhẹ nhàng trên da. Sau từ 3-5 phút rửa sạch lại với nước.
Xay nhuyễn thân, lá cây chó đẻ dùng đắp lên vết bị chàm
Xay nhuyễn thân, lá cây chó đẻ dùng đắp lên vết bị chàm

Cần thực hiện ngày 2 lần biện pháp trên để đảm bảo hiệu quả. Đồng thời giảm thời gian chữa trị xuống nhanh chóng. Tùy vào khả năng hấp thu thuốc mà hiệu quả của chữa chàm bằng cây chó đẻ cũng khác nhau ở mỗi người.

Chữa bệnh chàm bằng cây chó đẻ có  tác dụng phụ không?

Việc sử dụng cây chó đẻ để chữa bệnh chàm rất hiệu quả nhưng lại mang đến nhiều tác dụng phụ, bởi vậy người bệnh cần đặc biệt lưu ý sau nếu sử dụng lâu:

  • Không uống nước thuốc sắc từ cây do tính hàn của cây ngăn chặn ít nhiều vấn đề có thai. Sử dụng lâu dài có thể gây vô sinh, hiếm muộn đối với những người phụ nữ.
  • Không được dùng cây chó đẻ như là thuốc phòng bệnh và sử dụng hàng ngày dưới dạng nước uống.
  • Những người huyết áp tránh dùng cây chó đẻ bởi tính chất ăn mòn hồng cầu. Điều này gây ra sự bất ổn định trong máu, dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm.
  • Dược tính của cây chó đẻ vô cùng khó kiểm soát nên cần người có chuyên môn trong việc điều trị bệnh chàm. Nếu không được cho phép cấm uống nước sắc từ cây chó đẻ. Điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy cho tương lai.
Tác dụng phụ khi dùng cây chó đẻ trị chàm
Tác dụng phụ khi dùng cây chó đẻ trị chàm

Việc chữa chàm bằng cây chó đẻ là có hiệu quả tuy nhiên cần bảo đảm được sự đồng ý của bác sĩ, phân biệt đúng loại cây chó đẻ dùng chữa bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất. Chúc các bạn sức khỏe!

Xem thêm:

Cập nhật lúc 11:39 - 26/01/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo