Cách Chữa Nổi Mụn Nước Ở Tay

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Để chữa nổi mụn nước ở tay, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

  1. Cách chữa nổi mụn nước ở tay tại nhà:
  • Nha đam: Gel từ lá nha đam có tác dụng làm dịu và giảm ngứa, đồng thời hỗ trợ quá trình lành vết mụn nước.
  • Dưa leo: Dùng dưa leo tươi để làm mát vùng bị mụn, giúp giảm sưng và ngứa.
  • Mật ong: Mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, giúp giảm triệu chứng mụn nước.
  • Dầu tràm trà: Dầu tràm trà chứa các chất chống vi khuẩn và chống nấm, có thể giúp kiểm soát sự phát triển của mụn nước.
  • Trà đen: Túi trà đen ướt có thể được áp dụng trực tiếp lên vùng bị mụn nước để giảm viêm và ngứa.
  • Bột yến mạch: Bột yến mạch hỗ trợ giảm ngứa và làm dịu vùng da bị kích thích.
  1. Cách chữa nổi mụn nước ở tay bằng thuốc Tây y:
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Sử dụng các loại kem hoặc thuốc bôi chứa kháng sinh như Neosporin để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và giúp làm lành vết mụn.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống nếu mụn nước trở nên nhiễm trùng nặng.
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Dùng thuốc như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và sưng.
  • Corticosteroid tại chỗ: Kem corticosteroid có thể giúp kiểm soát việc sưng và ngứa, đồng thời giảm viêm.
  • Dung dịch sát khuẩn: Sử dụng các dung dịch sát khuẩn như hydrogen peroxide để làm sạch vùng mụn và ngăn chặn nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng histamin H1: Một số loại thuốc này có thể giúp giảm ngứa và kích thích.

Trước khi bắt đầu bất kỳ liệu pháp nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng liệu pháp bạn chọn là an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.

Mụn nước ở tay là một vấn đề da liễu thường gặp khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như hóa chất, kim loại, niken, coban, xà phòng, bột giặt,... Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có những phương án điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho người bệnh những cách chữa nổi mụn nước ở tay, giúp bạn kiểm soát và phòng ngừa bệnh được tốt hơn.

Thông tin tổng quan về mụn nước ở tay

Mụn nước là tình trạng trên bề mặt da nổi những nốt chứa mủ bên trong, xuất hiện nhiều nhất ở tay, chân. Thậm chí mụn còn có thể nổi ở khắp các vị trí khác trên cơ thể như môi, mặt, bụng, lưng, vai.

Ban đầu mụn chỉ là những nốt li ti sần sùi và chỉ sau vài ngày mụn sẽ phát triển lớn dần. Khi nốt mụn to lên sẽ chứa mủ nước bên trong kèm hiện tượng sưng đỏ, ngứa ngáy. Dần dần các chất dịch bên trong mụn sẽ khô dần, bong và rụng đi để lại sẹo trên da.

Mụn nước ở tay xuất hiện phổ biến nhất
Mụn nước ở tay xuất hiện phổ biến nhất

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nổi mụn nước khắp người, dưới đây là 1 số nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Dị ứng với hóa chất, mỹ phẩm: Việc sử dụng những mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng có thành phần không phù hợp sẽ khiến da bạn bị kích ứng và lâu ngày sinh ra mụn nước. Đặc biệt là ở những người tiếp xúc với hóa chất nhiều như làm tóc, giặt là,...
  • Vỡ mạch máu dưới da: Mạch máu dưới da bị vỡ có thể khiến các khoảng trống dưới da bị dính và lâu ngày hình thành nên các nốt mụn có màu hồng nhạt, đỏ.

Mụn nước ở tay chân xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau
Mụn nước ở tay chân xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

  • Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng cơ thể không kịp thích ứng và phản ứng sinh ra mụn nước đặc biệt là ở trẻ em, người già. Thời tiết quá nóng vào ngày hè khiến da tiết ra nhiều mồ hôi kết hợp với vi khuẩn ngoài môi trường cũng dẫn đến mụn nước.
  • Mắc các bệnh lý về da: Như đã nói ở trên, mụn nước có thể là dấu hiệu của 1 số bệnh lý về da khiến bề mặt da nổi các nốt mụn nước. Các bệnh về da có mụn nước chủ yếu là ghẻ ở, thủy đậu, chàm, tổ đỉa

Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân khác như:

  • Nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh.
  • Căng thẳng, stress kéo dài.
  • Sức đề kháng của cơ thể kém.
  • Do cơ địa.

Triệu chứng của mụn nước ở tay thể hiện qua nốt mụn chứa chất dịch lỏng, kích thước nhỏ và có cảm giác sần nhẹ. Người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh thường xảy ra nhiều ở phụ nữ do da tay mỏng và dễ kích ứng hơn. Mặc dù không nguy hiểm, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Triệu chứng bao gồm:

  • Lòng bàn tay khó chịu, ngứa ở khu vực các đầu ngón tay, gãi làm da đỏ và cộm.
  • Mụn nước xuất hiện ở kẽ tay, sau đó lan lên các ngón tay, có thể mở rộng với thời gian.
  • Sau 3-5 ngày, mụn có thể liên kết và tạo bọc lớn, khi vỡ gây đau rát và có thể nhiễm khuẩn. Đòi hỏi điều trị kịp thời.

Cách chữa nổi mụn nước ở tay hiệu quả tại nhà

Đối với những trường hợp mới chớm bị bệnh, bạn có thể tham khảo các cách chữa nổi mụn nước ở tay bằng mẹo dân gian như sau:

Nha đam

Trong thành phần của nha đam có 99% là nước, còn lại là các vitamin, enzyme, khoáng chất, acid amin và các hợp chất khác như phenolic, anthraquinone, ligin, saponin, sterol, acid salicylic... Những hợp chất này có tác dụng giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy, thúc đẩy quá trình chữa lành các vết thương trên da. Người bệnh chỉ cần tách lấy phần gel nha đam và thoa đều lên vùng da bị mụn nước. Kiên trì áp dụng đều đặn trong nhiều ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Cách chữa nổi mụn nước ở tay bằng nha đam được nhiều người áp dụng
Cách chữa nổi mụn nước ở tay bằng nha đam được nhiều người áp dụng

Dưa leo

Dưa leo (dưa chuột) có chứa nhiều nước, vitamin A, B, C, E, muối khoáng và axit caffeic. Nhờ đó dưa leo có đặc tính làm mát da, kháng khuẩn, ngừa viêm, dưỡng ẩm da và cải thiện tình trạng mụn viêm hiệu quả. Người bệnh sử dụng 1 trái dưa leo, rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ. Sau đó đắp lên vùng da bị bệnh khoảng 20 phút để dưỡng chất từ dưa leo thấm vào bên trong da. Thực hiện đều đặn như vậy cho đến khi những nốt mụn nước ở tay thuyên giảm.

Mật ong

Trong thành phần của mật ong có chứa chất glucose oxidase, khi bôi lên da sẽ chuyển đổi thành hydrogen peroxide - hoạt động tương tự như thành phần benzoyl peroxide có trong các sản phẩm trị mụn. Ngoài ra, các vitamin B, axit béo, peptit, chất chống oxy hóa, axit amin,... có trong mật ong cũng giúp giảm mụn, ngừa viêm và làm mờ vết thâm hiệu quả. Người bệnh chỉ cần bôi mật ong trực tiếp lên vùng da bị mụn, sau khoảng 30 phút thì rửa lại thật sạch. Duy trì thực hiện 3 - 4 lần/ngày các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần.

Dầu tràm trà

Dầu tràm trà có rất nhiều công dụng tốt cho làn da. Cụ thể, trong thành phần của dầu tràm trà có chứa một số hoạt chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giúp khử trùng và giảm ngứa. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có tác dụng dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết, làm se da, loại bỏ sẹo thâm và làm tăng khả năng chữa lành các vết thương trên da. Người bệnh chỉ cần bôi trực tiếp tinh dầu tràm trà lên những nốt mụn, để qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau.

Trà đen

Cách chữa nổi mụn nước ở tay bằng trà đen cũng mang lại hiệu quả rất tích cực. Trà đen có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và cafein. Loại trà này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp chống viêm giảm đau cực hiệu quả. Để cải thiện tình trạng nổi mụn nước ở tay, người bệnh pha một tách trà đen, sau đó dùng bông gòn nhúng vào trà và thoa đều lên vùng da bị mụn nước. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2-3 lần cho đến khi các vết thương trên da được khỏi hẳn.

Cách chữa nổi mụn nước ở tay bằng trà đen cũng mang lại hiệu quả rất tích cực
Cách chữa nổi mụn nước ở tay bằng trà đen cũng mang lại hiệu quả rất tích cực

Bột yến mạch

Trong thành phần của yến mạch có chứa rất nhiều chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất. Những hợp chất này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa và hỗ trợ chữa lành các tổn thương trên da. Vì vậy người bệnh chỉ cần pha bột yến mạch với nước ấm. Sau đó thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị mụn nước, giữ nguyên trên da trong vòng 20-30 phút và rửa lại với nước sạch.

Cách chữa nổi mụn nước ở tay bằng thuốc Tây y

Một số loại thuốc Tây y người bệnh nên dùng để chữa nổi mụn nước ở tay:

Thuốc kháng sinh tại chỗ

Thuốc được sản xuất dưới dạng kem bôi hoặc dạng dung dịch, có tác dụng giảm viêm và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Một số loại thuốc kháng sinh trị mụn nước tại chỗ có thể kể đến như: Sulfacetamide, erythromycin, clindamycin, minocycline, dapsone.

Thuốc kháng sinh đường uống

Tác dụng chính của thuốc đó là giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Thuốc được chỉ định dùng cho những trường hợp bị mụn nước ở mức độ nặng, bao gồm các loại như: Sarecycline, minocycline, doxycycline. Người bệnh cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ như đau dạ dày hoặc nhiễm trùng âm đạo.

Thuốc giảm đau và hạ sốt

Cách chữa nổi mụn nước ở tay bằng thuốc giảm đau được áp dụng trong trường hợp người bệnh bị sốt và đau cơ. Khi đó bác sĩ hoặc dược sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol để giảm đau hạ sốt. Thuốc cần uống theo liều lượng cụ thể để tránh gặp phải tác dụng phụ.

Corticosteroid tại chỗ

Thuốc có tác dụng mạnh, mang đến hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên bôi thuốc tại những vùng da đã khô hẳn, không bôi thuốc lên vết thương hở. Đặc biệt, corticoid gây ra rất nhiều tác dụng phụ như giãn mạch, teo da. Vì vậy người bệnh nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ và không dùng thuốc trong thời gian dài.

Sử dụng Corticosteroid bôi tại chỗ giúp giảm sưng ngứa hiệu quả
Sử dụng Corticosteroid bôi tại chỗ giúp giảm sưng ngứa hiệu quả

Dung dịch sát khuẩn

Ở giai đoạn đầu của bệnh, các nốt mụn nước ở tay có thể bị phồng rộp và chảy dịch. Để tránh nhiễm trùng và giúp các vết thương nhanh lành, người bệnh có thể sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn như thuốc tím hoặc dung dịch muối Natri Clorid 0,9%.

Thuốc kháng histamin H1

Khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng, cơ thể sẽ sản sinh ra histamin. Thành phần này khiến làn da bị tổn thương, gây ngứa ngáy, bỏng rát. Vì vậy bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc kháng histamin để ức chế giải phóng các chất gây dị ứng. Từ đó giúp cải thiện nhanh các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.

Lưu ý trong quá trình điều trị mụn nước ở tay

Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nổi mụn nước ở tay, người bệnh cần chú ý tới một số vấn đề sau:

  • Khi bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất hoặc làm việc trong môi trường độc hại, người bệnh cần bảo vệ tay bằng cách đeo găng tay.
  • Trong thời gian điều trị bệnh không nên đeo trang sức như nhẫn hoặc vòng tay bởi chúng có thể cọ vào vết thương, gây đau rát, chảy dịch.
  • Thường xuyên cắt tỉa móng tay để giúp hạn chế cào gãi gây trầy xước da và làm vỡ mụn nước.
  • Tránh tiếp xúc với nước nóng, hơi nước, lửa, bếp điện hoặc những vật có thể tỏa nhiệt.
  • Chú ý kiểm tra nguồn nước thường xuyên, đảm bảo bạn và gia đình đang dùng nguồn nước sạch để hạn chế được vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh tấn công.
  • Nên sử dụng các loại kem dưỡng da tay chuyên dụng có thành phần tự nhiên, an toàn để giúp da tay được mềm mại, khỏe mạnh hơn.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhiều dầu mỡ để tránh gây áp lực cho gan, khiến quá trình thải độc da bị ảnh hưởng.
  • Nên đến gặp bác sĩ ngay nếu vết thương có hiện tượng như: Sốt cao, ngứa rát, sưng viêm, tấy đỏ trong nhiều ngày, vết thương lan rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng.

Trên đây là những thông tin về các cách chữa nổi mụn nước ở tay bạn nên tham khảo. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại có xu hướng lây lan nhanh sang những vùng da lành khác. Vì vậy ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị theo hướng dẫn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo