Bệnh tổ đỉa

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam

Tổ đỉa là một bệnh viêm da gặp phổ biến ở mọi đối tượng. Bệnh đặc trưng bởi các mụn nước ở bàn chân, bàn tay, khó vỡ, khu trú ở sâu biểu bì da, gây ngứa dữ dội và dai dẳng. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lại ảnh hưởng tới sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống và mất thẩm mỹ cho người bệnh. Theo đó, bạn cần nắm chắc những triệu chứng điển hình của bệnh, nguyên nhân cũng như cách điều trị, phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của mình được tốt nhất.

Định nghĩa

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: Tổ đỉa hay chàm tổ đỉa (tên tiếng Anh: Dyshidrosis) là một thể đặc biệt của bệnh Chàm - Eczema. Đây là một dạng viêm da mãn tính, biểu hiện đặc trưng là các mụn nước nằm sâu dưới da, gây ngứa ngáy ở bàn tay, bàn chân.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tổ đỉa cũng giống như những thể bệnh chàm khác thường có tiến triển dai dẳng, phát triển thành mãn tính và dễ dàng tái phát nếu tiếp xúc với những yếu tố thuận lợi. Bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào kể cả trẻ nhỏ, và nữ giới sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Tổ đỉa ở tay
Tổ đỉa ở tay

Tuy không nguy hiểm cho tính mạng như tổ đỉa lại gây ra những phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt cho người bệnh. Đặc biệt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, thậm chí dễ bị bội nhiễm vì vị trí khu trú của bệnh thường ở vùng tay chân, nơi mà thường xuyên phải tiếp xúc với những yếu tố như hóa chất, chất tẩy rửa.

Bệnh được phân thành nhiều loại tùy thuộc vào vị trí nốt mụn nước khu trú, đối tượng và dựa vào đặc điểm bệnh học. Cụ thể:

Theo đặc điểm bệnh học, tổ đỉa được chia làm các thể:

  • Thể giản đơn: Tại vùng da bàn tay xuất hiện các mụn nước trong, ẩn sâu trong da không gây ra ngứa nghiêm trọng.
  • Tổ đỉa thể bọng nước: Là tình trạng nặng hơn của thể giản đơn, lúc này những mụn nước nhỏ sẽ gộp thành các bọng nước lớn, gây ngứa dữ dội.
  • Thể nhiễm khuẩn: Các mụn nước khi bị nhiễm khuẩn bên trong sẽ chứa mủ, mafud dục và dễ vỡ, đặc biệt là rất ngứa.
  • Thể khô: Ở thể này, trên da người bệnh không xuất hiện mụn nước nhưng da khô, đỏ, tróc vảy, rát, bệnh thường nặng vào mùa xuân.

Phân loại theo đối tượng:

  • Tổ đỉa ở trẻ em: Với đối tượng này, các triệu chứng thường tập trung ở bàn chân, bàn tay, nách hoặc bẹn… Da mặt của bé sẽ bị ửng đỏ, nổi mụn nước khiến cho trẻ khó chịu, quấy khóc...
  • Tổ đỉa ở người lớn: Chủ yếu xuất hiện ở bàn chân, bàn tay, nhất là các đầu ngón tay, ngón chân gây ngứa ngáy khó chịu, dễ bị nhiễm trùng và bội nhiễm.

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ

Theo vị trí mụn nước xuất hiện sẽ phân chia tổ đỉa thành: Tổ đỉa ở bàn tay; tổ đỉa ở ngón tay; tổ đỉa ở bàn chân; tổ đỉa ở chân.

Nguyên nhân

Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định chính xác và cụ thể nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu có một số yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát tổ đỉa như:

  • Do di truyền: Có đến 50% người mắc tổ đỉa là do di truyền. Cụ thể, nếu gia đình bạn có người mắc tổ đỉa hoặc một số  bệnh da liễu khác thì tỉ lệ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn so với người khác.
  • Dị ứng với  hóa chất: Một số người bị dị ứng với mỹ phẩm, phấn hoa, hóa chất, bụi bẩn,… khi tiếp xúc cũng có thể khiến da bị kích ứng da, sinh bệnh.
  • Bị tổ đỉa do nhiễm khuẩn: Đất, nước bẩn khi tiếp xúc lâu dài sẽ khiến da viêm, tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Do cơ địa: Cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu, chế độ sinh hoạt, ăn uống không đều độ… cũng là điều kiện để tổ đỉa phát sinh.
  • Rối loạn thần kinh giao cảm: Tình trạng này khiến tăng tiết mồ hôi chân và tay. Tăng nguy cơ gây bệnh tổ đỉa cũng như một số bệnh ngoài da khác.
  • Do thuốc: Sử dụng thuốc trong thời gian dài, lạm dụng khiến hàng rào bảo vệ da tổn thương, các dị nguyên xâm nhập và khởi phát bệnh.
  • Do nấm kẽ chân: Nấm khi xâm nhập sẽ ăn mòn và làm da suy yếu, dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên hay ma sát…
  • Những yếu tố nguy cơ khác: Tâm lý căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn nội tiết, thời tiết nóng ẩm, vệ sinh không đúng cách, qua loa…

Triệu chứng và biến chứng

Bác sĩ Lê Phương cho biết, những triệu chứng của bệnh thường khởi phát theo đợt, có thể kéo dài trong vài tuần. Những triệu chứng điển hình, thường gặp của bệnh như:

  • Da người bệnh xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti từ 1-2mm sâu dưới da, cảm thấy cứng chắc khi sờ. Mụn nước thường khu trú tại lòng bàn tay, mu bàn tay, ngón tay, ngón chân. Khi bệnh tiến triển thêm các mụn nước sẽ gộp lại thành đám bọng nước.
  • Khi mụn nước bị nhiễm khuẩn, mụn này sẽ bị sưng đỏ, chuyển sang màu đục kèm với tình trạng sưng hạch bạch huyết, sốt kéo dài.
  • Ngứa ngáy dữ dội, ở những vị trí xuất hiện mụn nước, sưng tấy, nóng rát, đau.

Tại những nơi có mụn nước người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu
Tại những nơi có mụn nước người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu

  • Khi mụn nước xẹp sẽ đóng thành vảy, da trở nên khô.
  • Khi bệnh kéo dài có thể khiến móng chân, móng tay bị thay đổi hình dạng, sưng hạch bạch huyết.

Nếu đột ngột có những dấu hiệu trên đây, nhất là kéo dài không khỏi bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám.

Bác sĩ Phương cho biết tổ đỉa là bệnh da liễu mãn tính, không nguy hiểm đến tính mạng cũng như sức khỏe của người bệnh. Điều đáng nói là bệnh dễ tái phát, ngoài ra triệu chứng ngứa ngáy, đau rát ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, giấc ngủ và sinh hoạt.

Tuy không nguy hiểm nhưng nếu bạn thường xuyên cào gãi mạnh để thỏa cơn ngứa cũng như chăm sóc không đúng cách thì rất dễ gây ra biến chứng. Cụ thể:

  • Gây biến dạng móng: Gặp ở những trường hợp bị tổ đỉa ở ngón chân, ngón tay. Lúc này móng có thể bị khô, nứt nẻ và biến dạng móng.
  • Nhiễm trùng da: Nếu cào gãi, chà xát mạnh khiến mụn bị vỡ, chảy dịch và nhiễm trùng. Nhiễm trùng khiến mụn mủ bị sưng đau, nóng rát, thậm chí là diện tích viêm nhiễm lan rộng nếu không kiểm soát.

Đặc biệt, theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, hệ miễn dịch và chức năng nội tạng nên hoàn toàn không lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, nếu cha mẹ bị vảy nến có thể di truyền sang cho con.

Nếu không được diều trị kịp thời bệnh có thể gây biến dạng móng
Nếu không được diều trị kịp thời bệnh có thể gây biến dạng móng

Giải pháp điều trị

Chàm tổ đỉa có thể được giải quyết nếu điều trị sớm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu chăm sóc và áp dụng đúng cách, những tổn thương trên da có thể giảm sau 3-4 tuần. Và để khắc phục chứng bệnh này, bạn có thể áp dụng nhiều cách như Đông y, Tây y hay phương pháp dân gian ngay tại nhà. Tùy vào từng nguyên nhân, mức độ bệnh mà các cách điều trị được chỉ định khác nhau.

Điều trị tổ đỉa bằng Tây y

Với phương pháp Tây y, trước khi kê đơn thuốc bác sĩ cần tiến hành chẩn đoán bệnh để xác định nguyên nhân, mức độ bệnh. Thông thường để chẩn đoán bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng lâm sàng, vị trí xuất hiện mụn nước để xác định có phải tổ đỉa hay không.

Hiện nay, không có phương pháp xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán bệnh tổ đỉa nhưng người bệnh có thể được làm những xét nghiệm cần thiết để loại bỏ những bệnh da liễu cũng có dấu hiệu tương tự. Cách tiến hành là cần lấy biểu bì của da, hút dịch từ mụn nước.

Sau đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân, mỗi tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị với những loại thuốc khác nhau. Dưới đây là những loại thuốc phổ biến được dùng trong điều trị tổ đỉa.

Dùng thuốc bôi điều trị tại chỗ tổ đỉa

Thuốc bôi với công dụng làm dịu da, tránh nhiễm trùng ngay tại chỗ sẽ giúp người bệnh sớm đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Theo đó, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc sau đây:

  • Bạc Nitrat 0,5%: Dùng cho bệnh nhân với mụn nước chưa vỡ, công dụng sát khuẩn nhẹ, giảm ngứa.
  • Dung dịch tím methyl 1%: Dùng cho bệnh nhân xuất hiện mụn mủ, với công dụng tiêu diệt vi khuẩn và ngừa viêm nhiễm lây lan.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Dùng khi mụn nước đã được tiêu giảm như: Dermovate, Tempovate, Flucinar với công dụng giảm viêm, ngứa.

Dermovate - thuốc bôi trị bệnh da liễu
Dermovate - thuốc bôi trị bệnh da liễu

  • Các thuốc chống nấm: Dùng cho những bệnh nhân bị tổ đỉa do vi nấm với công dụng ức chế vi khuẩn, giảm mức độ tổn thương.
  • Kháng sinh kết hợp với thuốc corticoid: Có tác dụng diệt vi khuẩn, giảm ngứa và chống viêm.

Thuốc điều trị toàn thân

Bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng thuốc điều trị toàn thân kết hợp với thuốc bôi để khắc phục bệnh. Cụ thể:

  • Thuốc kháng Histamin: Có công dụng chống dị ứng, giảm triệu chứng bệnh như ngứa, nóng rát…
  • Kháng sinh: Dùng cho những bệnh nhân bị bội nhiễm.
  • Thuốc chứa corticoid dạng uống: Dùng trong trường hợp viêm nặng, thời gian dùng khoảng 5-10 ngày.
  • Các thuốc chống nấm: Dùng cho trường bị tổ đỉa do nấm da và nấm kẽ, điển hình là thuốc Griseofulvin.

Lưu ý: Thuốc Tây y có thế mạnh là tác dụng nhanh vào triệu chứng nên người bệnh sẽ cảm nhận được sự thay đổi chỉ sau vài lần dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc lại dễ gây tác dụng phụ ngoài ý muốn, nhất là thuốc chứa corticoid nếu dùng nhiều có thể gây teo da, mỏng da, dày sừng nang lông…

Chữa bằng phương pháp dân gian

Các mẹo dân gian cũng là cách chữa tổ đỉa mà nhiều người áp dụng. Theo đánh giá từ các bác sĩ chuyên khoa thì đây là phương pháp an toàn, lành tính, có thể cải thiện tình trạng bệnh, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Có rất nhiều cách mà người bệnh áp dụng như:

  • Muối biển: Pha 2 muỗng muối biển với một chậu nước sôi để ấm, khuấy đều rồi ngâm vùng da bị tổ đỉa trong 10-15 phút, áp dụng đều đặn 2 lần/ ngày.
  • Tỏi: Nghiền nát một củ tỏi tươi, ép lấy nước tỏi rồi hòa cùng 1 ít nước. Thoa nước tỏi lên vùng da cần điều trị và để nguyên trong 10 phút. Rửa lại bằng nước ấm. Áp dụng cách này mỗi ngày 2 lần.
  • Rau răm chữa tổ đỉa: Lấy một nắm lá rau răm, rửa sạch rồi giã nát. Vệ sinh da sạch sẽ và đắp lá rau răm lên vùng da cần điều trị, giữ nguyên trong 30 phút và rửa sạch với nước.

Áp dụng các biện pháp dân gian khắc phục triệu chứng chàm tổ đỉa
Áp dụng các biện pháp dân gian khắc phục triệu chứng chàm tổ đỉa

Tuy là một cách điều trị bệnh chàm tổ đỉa đơn giản và mang lại những hiệu quả tích cực nhưng phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ. Thậm chí nếu áp dụng sai cách, nguyên liệu không đảm bảo có thể gây ra tình trạng bội nhiễm.

Điều trị tận gốc các mụn tổ đỉa bằng Đông y

Theo Y học cổ truyền, tổ đỉa khởi phát do nhiệt tà, độc tà, thấp, phong kết hợp lại mà thành. Để khắc phục chứng bệnh này Đông y cần điều trị từ gốc, nguyên tắc là sử dụng những loại thảo dược có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong để điều hòa khí huyết, đồng thời làm giảm triệu chứng bệnh.

Đông y điều trị tổ đỉa tùy thuộc vào vị trí cũng như thời điểm phát bệnh để đưa ra bài thuốc phù hợp. Các vị thuốc được sử dụng nhiều trong những bài thuốc này có thể kể đến như: Sài đất, cỏ nhọ nồi, bồ công anh, đơn đỏ, bạch tiễn bì, kim ngân, sinh địa…

So với các cách điều trị phía trên thì Đông y mang tính toàn diện hơn vì điều trị từ sâu bên trong, tác động vào căn nguyên, đồng thời cải thiện triệu chứng bệnh. Hơn nữa, các vị thuốc đều có nguồn gốc thảo dược nên đảm bảo an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, kiểm soát bệnh tốt và ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Lưu ý điều trị

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả chữa trị của bệnh tổ đỉa. Bởi các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, nếu ăn phải thực phẩm không phù hợp, gây ra phản ứng dị ứng có thể khiến bệnh khởi phát hoặc làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Theo đó, bạn cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn.

Thực phẩm nên bổ sung:

  • Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, kiwi, thơm (dứa),...
  • Thực phẩm giàu vitamin A gồm cà rốt, đu đủ, dưa đỏ, khoai lang, bí,… hoặc các loại rau có màu xanh thẫm.
  • Thực phẩm giàu vitamin B gồm bơ, các loại rau xanh, cà chua, bí ngô, chuối,…
  • Các thực phẩm chứa nhiều kẽm như thịt lợn, súp lơ, nấm, gạo nguyên cám, ngũ cốc, đậu đỏ…

Thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin C

Thực phẩm nên kiêng:

  • Thực phẩm có chứa nhiều Niken, Coban như ngũ cốc nguyên hạt, cacao, lúa mì, trái cây sấy khô, chế phẩm từ đậu nành...
  • Thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường như khoai tây chiên, gà chiên, các loại bánh ngọt, đồ ăn cay nóng...
  • Các loại hải sản, đồ ăn có mùi tanh, thịt chó, thịt gà, tôm, cua đồng.
  • Người bệnh không nên uống rượu, bia và dùng các chất kích thích trong thời gian này.

Phòng tránh bệnh học

Người bệnh không được chủ quan với bệnh da liễu mãn tính như tổ đỉa, bởi bệnh rất dễ tái phát và đợt tái sau thường nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên có những cách phòng bệnh phù hợp, đồng thời duy trì những lưu ý này trong thời gian điều trị để sớm cải thiện tình trạng bệnh:

  • Nên tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng với cơ thể như hải sản, đậu nành, sữa, trứng…
  • Không tiếp xúc với những vật dụng, đồ dùng dễ gây dị ứng như lông thú nuôi, thú bông, thảm…
  • Giữ vệ sinh bàn tay, bàn chân sạch sẽ, khô ráo không nên để ẩm ướt.
  • Hạn chế tiếp xúc với xi măng, xà phòng, hóa chất, môi trường ô nhiễm… Nếu làm việc trong môi trường có hóa chất hãy dùng đồ bảo hộ để bảo vệ tay chân.
  • Không ngâm chân, tay nhiều với nước mưa, bùn đất bẩn.
  • Che chắn cẩn thận cho da khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất để năng cao sức đề kháng, chống lại những tác nhân gây bệnh xâm nhập.
  • Không thức khuya, căng thẳng sẽ khiến bệnh tổ đỉa dễ phát sinh.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da tay, chân an toàn để cung cấp đủ độ ẩm và bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại.

Bệnh tổ có thể được kiểm soát tốt, ngăn ngừa tái phát nếu như người bệnh phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Bởi vậy, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu tổ đỉa mà chúng tôi đề cập đến trên đây bạn hãy chủ động đến cơ sở y tế thăm khám để có phương hướng điều trị phù hợp nhất. Chúc bạn sức khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.