Mụn Mủ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Nội dung chính
Mụn mủ là tình trạng da mặt xuất hiện những nốt mụn sưng đỏ kèm mủ trắng bên trong. Loại mụn này có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm trên da nếu không biết cách điều trị hiệu quả. Để giúp người bệnh nhận biết, phòng ngừa và điều trị mụn mủ hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những thông tin quan trọng.
Mụn mủ là gì? Phân biệt mụn mủ với mụn bọc
Mụn mủ (Pustules Acne) là những nốt sưng tấy có mủ trắng bên trong, gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Loại mủ này thường có kích thước khoảng 5- 10 mm, xung quanh là các nốt ửng đỏ và sưng tấy.
Mủ trong của mụn là xác chết của các bạch cầu trung tính, được bọc bởi một lớp da mỏng, dễ tổn thương. Vì thế, nếu không cẩn thận sờ tay hoặc chạm nhẹ lên đầu mụn có thể khiến chúng vỡ ra.
Làm trầm trọng thêm tình trạng mụn vốn có và tăng nguy cơ lây nhiễm sang vùng da khác. Chính bởi lẽ đó mà mụn mủ luôn được liệt vào danh sách những loại mụn nguy hiểm nhất.

Theo các chuyên gia mụn mủ hình thành chủ yếu do lớp bã nhờn dư thừa trong lỗ chân lông kết hợp với vi khuẩn P.Acnes. Vì vậy bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể nổi loại mụn này. Nhưng thông thường mụn mủ hay tập trung thành từng đám, nhất là trên của mặt trẻ vị thành niên, những người hay thức khuya, stress,…

Nhiều người hay nhầm lẫn giữa mụn mủ và mụn bọc dẫn đến việc chọn sai thuốc và phương pháp điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp phân biệt hiệu quả 2 nhóm mụn thông dụng này.
- Mụn mủ là trường hợp nặng hơn của mụn trứng cá nhưng có kích thước nhỏ hơn mụn bọc. Theo đó, ở giữa những nốt mụn này là những đốm trắng hoặc vàng nhạt, người ta gọi đó là mủ.
- Mụn bọc cũng là một dạng của mụn trứng cá, tuy nhiên nó có kích thước khá lớn. Thường gây sưng đỏ một vùng da, kèm theo tình trạng đau nhức, có mủ và máu khi vỡ . Đặc biệt nếu không biết cách điều trị, loại mụn này có thể để lại những vết sẹo lõm trên da rất lớn.
Dấu hiệu nhận biết mụn mủ? Các vị trí thường mọc
Mụn mủ có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng đáng sợ nhất vẫn là trên mặt. Theo các chuyên gia, tùy vào vị trí mà mụn mọc mà các dấu hiệu nhận biết lại khác nhau. Cụ thể như:
- Mụn mủ ở chân mày: Da ở vùng chân mày rất mỏng và nhiều mao mạch thần kinh. Do đó, đây được coi là một vị trí “đắc địa” cho mụn mủ ngự trị. Ngoài gây đau nhức, khó chịu khi xuất hiện ở vị trí này mụn mủ còn có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh. Do đó khả năng lây lan sang các vùng da khác là rất cao.
- Mụn mủ ở thái dương: Thái dương là vùng huyệt quan trọng liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Bởi vậy nếu mụn mủ xuất hiện tại đây cơn đau nhức thường rất dữ dội. Đặc biệt do có ảnh hưởng đến các cơ quan khác nên mụn mọc ở đây thường rất khó nặn và gây nhiều nguy hiểm
- Mụn mủ ở mũi: Tuy ít gặp hơn các vị trí khác nhưng mụn mủ ở mũi lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nếu không biết cách xử lý. Loại mụn này nếu nặn có thể gây chảy máu mũi,viêm mũi và gây hại cho các vùng da xung quanh hốc mắt.
- Mụn mủ ở cằm và miệng: Đây là vị trí xuất hiện nhiều nhất của mụn mủ đồng thời rất gây hại cho sức khỏe và thẩm mỹ. Nếu thấy mụn mủ xuất hiện tại vị trí này, người bệnh tuyệt đối không được tự nặn vì có thể gây ra biến chứng như lan vào xoang mặt, tắc tĩnh mạch mão, nhiễm trùng máu,… Cách tốt nhất để điều trị loại mụn này là đến các trung tâm da liễu để kỹ thuật viên thay bạn xử lý.

Nguyên nhân hình thành mụn mủ ở mặt
Rất nhiều người cho rằng mụn mủ hình thành chủ yếu do tình trạng vệ sinh không sạch sẽ. Tuy nhiên trên thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng loại mụn này là một bệnh viêm hệ thống, do nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể:
Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học
Thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến hệ bài tiết của cơ thể phải làm việc liên tục. Lâu dần da sẽ yếu đi, tạo điều kiện cho các tác nhân có hại bên ngoài, xâm nhập, gây viêm nhiễm cho da. Theo các số liệu thống kê, mụn mủ thường xuất hiện ở những trẻ vị thành niên, người hay thức khuya và đi làm ka kíp.
Nguyên nhân của tình trạng này là do ban đêm da sẽ làm nhiệm vụ thải độc và phục hồi hư tổn. Vì vậy, nếu thường xuyên thức khuya, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, da không thể tái tạo và đào thải bã nhờn ra ngoài. Lâu ngày tích tụ sẽ làm tăng nguy cơ hình thành mụn mủ.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Những người thường xuyên ăn uống thiếu khoa học sẽ có có nguy cơ bị mụn mủ cao hơn. Nguyên nhân là do không được cung cấp các dưỡng chất cần thiết trong một thời gian dài sẽ đẩy cơ thể vào trạng thái stress, tăng khả năng hình thành các nốt mụn cứng, sưng đỏ, có mủ trắng trong.
Ngoài ra việc dung nạp những thực phẩm kém chất lượng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán cay nóng cũng sẽ khiến gan và hệ bài tiết bị ảnh hưởng. Lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu nước, tăng tiết bã nhờn, hình thành mụn viêm, mụn bọc,…
Vệ sinh da sai cách
Nhiều người, đặc biệt là nam giới thường quan niệm rằng chỉ cần rửa mặt với nước sạch là đủ. Tuy nhiên trên thực tế bụi bẩn, vi khuẩn và các bã nhờn dư thừa thường ẩn sâu trong lòng lỗ chân lông. Mà nước sạch không có khả năng để loại bỏ hoàn toàn. Do đó, nếu để lâu ngày, các cặn bã này sẽ cô đọng và bít tắc lỗ chân lông. Tăng nguy cơ hình thành mụn mủ, mụn trứng cá bọc không nhân,…
Bên cạnh đó việc rửa mặt quá mạnh, chà sát bằng khăn cứng cũng có thể khiến bề mặt da bị tổn thương. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm cho các nang lông.
Rối loạn nội tiết tố và Hormone
Rối loạn nội tiết tố và các Hormone trong cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hình mụn bọc có mủ. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở những người đang trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ có mang hoặc cho con bú,…
Bởi đây là thời kỳ nội tiết tố trong cơ thể thay đổi nhiều, khiến da tiết bã nhờn và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mặc dù rối loạn nội tiết tố và Hormone không gây nguy hại cho cơ thể nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của người bệnh.
Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng
Bên cạnh việc vệ sinh da sai cách thì lựa chọn và sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng cũng là nguyên nhân làm bùng phát mụn mủ trắng.
Vì vậy để bảo vệ da khỏi những thành phần có hại, người bệnh nên tìm mua các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp tại những thương hiệu uy tín.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì những tác động khách quan từ môi trường bụi bẩn, nắng nóng, khói bụi,… cũng là điều kiện để các tác nhân có hại cho da bùng phát và làm trầm trọng tình trạng mụn mủ, mụn trứng cá bọc, mụn viêm,…

Mụn mủ có gây nguy hiểm không?
Mụn mủ là một trong những dạng nguy hiểm nhất của họ nhà mụn. Không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, thẩm mỹ của người mắc phải. Căn bệnh này còn rất khó điều trị nếu không biết cách xử lý khoa học.
Dưới đây là những ảnh hưởng mà mụn mủ trắng gây ra cho người bệnh.
- Về mặt thẩm mỹ: Những nốt mụn mủ sưng to, nằm chễm chệ trên mặt vô hình chung ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm khuôn mặt kém đi sự duyên dáng. Không những thế những đám mụn còn thường mọc tập trung thành từng vùng, gây mất mỹ quan và khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp và công việc.
- Về mặt sức khỏe: Mụn bọc mủ bị viêm nhiễm sẽ gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Thậm chí một số trường hợp, khi mụn có dấu hiệu nhiễm trùng còn khiến cơ thể bị lên cơn sốt, người bệnh trở nên mệt mỏi, cáu gắt vô cớ…
- Về mặt tâm lý: Việc xuất hiện những đám mụn mủ làm tổ trên mặt, sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy thiếu tự tin và có tâm lý muốn điều trị sớm.
- Nhiều biến chứng: So với mụn đầu đen, đầu trắng thì mụn mủ nguy hiểm hơn rất nhiều. Loại mụn này nếu không biết cách điều trị có thể sẽ khiến tình trạng mụn trở lên nặng hơn, tăng khả năng lây nhiễm sang vùng da khác. Đặc biệt, nếu nốt mụn to, quá trình nặn không triệt có thể khiến tái phát hoặc hình thành những vết sẹo lõm, lồi trên mặt.
Mụn mủ có nên nặn không? Những lưu ý khi nặn
Thông thường để giải quyết mụn, nhiều người sẽ lựa chọn hình thức nặn bằng tay. Tuy nhiên với mụn mủ thì ngược lại,có nên nặn mụn mủ hay không? Câu trả lời là người bệnh nên hạn chế tối đa. Bởi các lý do sau:
- Khi mụn bọc mủ xuất hiện có nghĩa là da đã bị viêm nhiễm khá nặng. Vì thế nếu có thêm bất kỳ tác động nào bên ngoài, tình trạng mụn có thể sẽ trở lên tồi tệ hơn.
- Thêm một lý do nữa mà người bệnh không nên nặn mụn mủ là bởi tính hiệu quả của nó không cao. Được biết, loại mụn này hình thành do tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Do đó, dù có nặn hết mủ thì những vết viêm vẫn không thể xử lý triệt để. Khi gặp các tác nhân có hại, chúng sẽ nhanh chóng bùng phát và làm nhiễm trùng nặng hơn.
- Việc nặn mụn mủ không đúng cách, sai thời điểm còn có thể để lại thâm sẹo, khó làm lành.
- Do chứa nhiều mủ trắng, nên nếu nặn sai cách sẽ khiến các vùng da khác bị viêm nhiễm theo, mụn lan rộng hơn.
Vì những lẽ đó, nên khi bị mụn mủ, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý nặn tại nhà. Cách tốt nhất để phòng tránh viêm nhiễm là tìm đến trung tâm da liễu để được xử lý kịp thời.

Cách cách điều trị mụn mủ hiệu quả nhất hiện nay
Điều trị mụn bọc mủ sẽ không quá khó khăn nếu người bệnh phát hiện sớm và chữa trị đúng cách. Tùy vào mức độ mụn và nguyên nhân gây bệnh mà mỗi người sẽ được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:
Cách trị mụn mủ sưng to bằng tây y
Tây y là phương pháp điều trị mà nhiều người lựa chọn để trị mụn mủ. Bởi hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi và khả năng phòng ngừa bệnh tốt. Theo đó trước hết người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác tình trạng mụn. Dựa vào kết quả thu được, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cá nhân phù hợp.
Một số loại thuốc đặc trị mụn bọc có mủ gồm:
- Thuốc kháng sinh: Cách trị mụn mủ sưng đỏ ở mặt tốt nhất là sử dụng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc này sẽ giúp tiêu diệt nhanh chóng các vi khuẩn có hại và ngừa tình trạng mụn viêm lan rộng sang vùng da khác. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn kết hợp cả kháng sinh dạng uống và dạng bôi để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thuốc Acnotin: Acnotin là loại thuốc thường được chỉ định để điều trị mụn trứng cá, đặc biệt là mụn mủ, mụn viêm, mụn bọc. Loại thuốc này có khả năng kìm hãm sự tiết bã nhờn trên da, ngăn chặn tình trạng bít tắc lỗ chân lông hiệu quả.
- Thuốc tránh thai: Một trong những cách trị mụn mủ hiệu quả là dùng thuốc tránh thai để cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng nhóm thuốc này. Bởi nó có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và các vấn đề về sinh sản khác.
- Thuốc bôi Benzoyl Peroxide: Thuốc có tác dụng kiềm hãm sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Do đó thường được chỉ định cho những trường hợp mụn mủ nghiêm trọng.
- Thuốc bôi chứa Acid Salicylic: Loại thuốc này thường được dùng để loại bỏ tế bào chết, làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông. Ngoài ra Acid Salicylic còn có tác dụng sát trùng, kháng viêm rất tốt.
- Thuốc bôi chứa Retinoid: Retinoid được chỉ định để để ngăn chặn quá trình sừng hóa ở các nang lông, giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn mủ hiệu quả.
Khi sử dụng các loại Tây, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng và cách dùng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Vì nó có thể để lại những tác dụng phụ cho cơ thể.

Cách trị mụn mủ tại nhà
Lựa chọn cách trị mụn mủ sưng to tại nhà được coi là phương án đầu tiên để loại bỏ mụn hiệu quả và an toàn cho da. Với nguyên liệu đơn giản và thao tác dễ dàng, các công thức có thể mang lại hiệu quả bất ngờ.
Cách trị mụn mủ và thâm bằng nghệ
Nghệ có thành phần curcumin – Hoạt chất chống oxy hóa cực mạnh có khả năng làm sạch sâu trong lỗ chân lông, tái tạo và hồi phục tế bào từ bên trong. Vì vậy, ngoài khả năng trị mụn, nghệ còn có thể trị thâm và giúp dưỡng trắng da vô cùng hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo một số công thức để trị mụn mủ sưng to mà không để lại sẹo sau đây:
- Công thức 1: Tinh bột nghệ kết hợp mật ong để vừa trị mụn, vừa dưỡng ẩm, hồi phục da.
- Công thức 2: Nghệ tươi kết hợp với trứng gà để vừa trị mụn, vừa giúp da săn chắc, đàn hồi và khỏe mạnh, tái tạo tế bào tốt sau khi bị mụn.
- Công thức 3: Tinh bột nghệ và sữa tươi kết hợp để trị mụn và dưỡng trắng da, mờ vết thâm.
- Công thức 4: Tinh bột nghệ kết hợp với sữa chua không đường để trị mụn, loại bỏ vi khuẩn và giảm dầu nhờn, kháng khuẩn cho da nhờn.
Trị mụn mủ tại nhà bằng nha đam
Thành phần chính trong nha đam là gel chứa rất nhiều tinh chất có lợi cho làn da:
- Tiêu diệt vi khuẩn khiến lỗ chân lông bị bít tắc, từ đó lỗ chân lông sẽ thông thoáng hơn.
- Hấp thụ bớt lượng dầu thừa để giảm tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Làm dịu da, giảm các triệu chứng sưng, tấy đỏ.
- Chứa các thành phần giúp cải thiện sự tổng hợp collagen, giảm sẹo và thâm.
Cách trị mụn mủ sưng to bằng nha đam: Bạn chỉ cần lấy nha đam tươi, gọt bỏ vỏ và lấy phần gel bên trong giã nhuyễn. Sau khi rửa mặt, sử dụng phần gel này đắp lên da khoảng 15 phút sau đó rửa sạch, thực hiện 2-3 lần để đạt được kết quả tốt nhất.
Cách trị mụn mủ sưng to bằng tỏi
Trong tỏi có chứa hai thành phần kháng sinh tự nhiên tên là Allicin và Sulphur có công dụng chống viêm nhiễm, tiêu diệt các ổ vi khuẩn nên rất thích hợp để điều trị các loại mụn thể nặng như mụn bọc, mụn mủ sưng to. Tỏi sẽ giúp các cồi mụn khô lại và đẩy lên trên bề mặt da.
- Bước 1: Tỏi bóc vỏ và đập dập, ép lấy nước cốt.
- Bước 2: Sau khi rửa mặt sạch, bạn sử dụng bông y tế thấm nước cốt tỏi rồi chấm vào vùng da bị mụn.
- Bước 3: Để yên trên da khoảng 5 phút sau đó rửa mặt lại với nước mát.

Cách trị mụn mủ bằng y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, mụn mủ thường xuất hiện bắt nguồn từ sự suy yếu của cơ quan phủ tạng, dẫn đến sự đào thải độc tố bị ảnh hưởng. Lâu ngày hình thành nên mụn mủ, mụn viêm, mụn trứng cá và các vấn đề da liễu khác.
Để điều trị căn bệnh này, các bài thuốc Đông y chủ tập trung vào giải hàn, tán nhiệt, tăng lưu thông khí huyết,… Một số bài thuốc Đông y trị mụn mủ ở mặt như:
Bài thuốc 1:
- Bài thuốc này thường dùng cho những dương vượng, thường xuyên bốc hỏa, khí huyết kém lưu thông.
- Người bệnh chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu như: Hoàng cầm, chi tử, huyền sâm, bồ công anh, kinh giới, hồng hoa, đại táo, cam thảo, hoàng liên.
- Nguyên liệu sau khi rửa sạch cho vào ấm sắc cùng 5 bát nước, đến khi nước cạn còn khoảng 3 bát thì tắt bếp, uống làm 3 lần trong ngày.
Bài thuốc 2:
- Bài thuốc này được chỉ định cho những người âm hư, lạnh tay chân.
- Nguyên liệu bài thuốc gồm: Mạch môn, trạch tả, thục địa, đan bì, ngưu tất, ngũ vị, hoài sơn, bạch linh.
- Đem nguyên liệu sắc cùng 5 bát nước sau khoảng 15 phút thì tắt bếp, chắt nước uống hết trong 3 lần.
Các bài thuốc Đông y tương đối an toàn, lành tính nhưng cần thời gian điều trị liên tục. Do đó, người bệnh không nên nóng vội, suốt ruột về hiệu quả cải thiện của bệnh.
Trị mụn trứng cá bằng công nghệ cao
Sử dụng công nghệ cao cũng là cách chữa mụn mủ phổ biến hiện nay. Phương pháp này khá an toàn, hiệu quả lại cho khả năng phục hồi cao nên được rất nhiều chị em yêu thích. Một số công nghệ trị mụn mủ phải kể đến như:
- Nano Skin: Đây là công nghệ cải thiện da bằng cách việc sử dụng ánh sáng Led, công nghệ oxy Jet, tinh chất I Peel để đưa các hoạt chất trị mụn vào sâu tầng biểu bì bên trong. Không những giúp cấp nước, giảm thâm mà Nano Skin còn trị mụn siêu hiệu quả.
- Công nghệ Laser: Các bác sĩ sẽ sử dụng các bước sóng Laser tần số cao để chiếu trực tiếp lên vùng da bị mụn mủ. Tia laser này sẽ giúp loại bỏ các ổ vi khuẩn trong nhân mụn triệt để, làm xẹp các nốt mụn viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, nhờ công nghệ tần số cao, các liên kết của hắc sắc tố Melanin cũng bị phá vỡ, làm giảm tình trạng thâm sẹo rất hiệu quả.
- Ánh sáng Blue Light: Cơ chế của công nghệ này là sử dụng nguồn năng lượng xung đột ngắn để tiêu diệt vi khuẩn nằm sâu dưới lớp biểu bì. Đồng thời kích thích tế bào tăng sinh Collagen, hỗ trợ cải thiện và phục hồi da sau mụn hiệu quả.
Bị mụn mủ nên ăn gì, kiêng gì để chóng khỏi bệnh
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng có tác động rất lớn đến khả năng phục hồi và cải thiện mụn mủ trên da. Vậy người bị mụn mủ nên ăn gì, kiêng gì? Thực đơn dưới đây chính là gợi ý hoàn hảo mà bạn có thể tham khảo.
Nên ăn gì?
- Thực phẩm giàu Omega-3: Omega 3 là hoạt chất chống viêm, giảm đau rất tốt. Vì vậy thường xuyên bổ sung cá hồi, hạt óc chó, đậu nành và các thực phẩm giàu Omega 3 khác sẽ giúp quá trình trị mụn mủ sớm đạt hiệu quả.
- Trà xanh: Sử dụng trà xanh thường xuyên sẽ giúp giảm tiết bã nhờn trên da, đồng thời chống viêm, giảm mủ cho mụn rất tốt.
- Thực phẩm giàu vitamin A, D, E, C: Đây đều là những loại vitamin cần thiết cho quá trình phục hồi của da sau mụn. Theo đó, người bệnh nên bổ sung vitamin A trong bí đỏ, cà rốt, khoai lang,… Vitamin D trong đậu phụ, trứng cá muối, nấm,… Vitamin E trong bông cải xanh, đu đủ,…
- Đậu xanh: Thực phẩm này rất tốt cho quá trình thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trừ mủ cho da mụn.
Nên kiêng ăn gì?
Thực phẩm nhiều đường và Carbohydrates: Nhóm thực phẩm này sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm của mụn trở nên nặng nề hơn.
- Các sản phẩm từ sữa: Sữa, pho mát và các chế phẩm từ loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ bị mụn mủ lên gấp 4 lần.
- Thức ăn nhanh: Những đồ ăn làm sẵn như bánh mì kẹp, xúc xích, khoai tây,… không chỉ làm phản ứng viêm mụn nặng hơn mà còn tăng nguy cơ tái phát sau điều trị.
- Thức ăn cay nóng, chất kích thích: Người bị mụn cần tuyệt đối hạn chế nhóm thực phẩm này nếu không muốn các nốt mụn kéo dài dai dẳng.

Cách phòng ngừa mụn mủ hiệu quả
Một số cách phòng ngừa mụn mủ sưng to mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng gồm:
- Không tự ý sờ hoặc nặn mụn mủ bằng tay. Vì trên tay chứa rất nhiều vi khuẩn có hại, dễ gây nhiễm trùng da.
- Vệ sinh da mặt bằng những sản phẩm dịu nhẹ, có chiết xuất từ thiên nhiên.
- Trong quá trình trị mụn, người bệnh nên hạn chế căng thẳng, stress kéo dài.
- Không sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm lên các vùng da bị mụn mủ. Vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông, làm mụn nặng hơn.
- Chống nắng và bảo vệ da khi phải ra ngoài trời nắng để hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân có hại.
- Ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày, uống đủ 2 lít nước để tránh khô da.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mụn mủ. Hy vọng thông qua bài viết người bệnh sẽ có thêm kiến thức để phòng ngừa, nhận biết và điều trị loại mụn này hiệu quả.
BÀI XEM NHIỀU:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!