Mụn Mủ

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn mủ là tình trạng da mặt xuất hiện những nốt mụn sưng đỏ kèm mủ trắng bên trong. Loại mụn này có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm trên da nếu không biết cách điều trị hiệu quả. Để giúp người bệnh nhận biết, phòng ngừa và điều trị mụn mủ hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những thông tin quan trọng.

Mụn mủ là gì

Mụn mủ (Pustules Acne) là những nốt sưng tấy có mủ trắng bên trong, gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Loại mủ này thường có kích thước khoảng 5- 10 mm, xung quanh là các nốt ửng đỏ và sưng tấy.

Mủ trong của mụn là xác chết của các bạch cầu trung tính, được bọc bởi một lớp da mỏng, dễ tổn thương. Vì thế, nếu không cẩn thận sờ tay hoặc chạm nhẹ lên đầu mụn có thể khiến chúng vỡ ra.

Làm trầm trọng thêm tình trạng mụn vốn có và tăng nguy cơ lây nhiễm sang vùng da khác. Chính bởi lẽ đó mà mụn mủ luôn được liệt vào danh sách những loại mụn nguy hiểm nhất.

Hình ảnh mụn mủ
Hình ảnh mụn mủ

Theo các chuyên gia mụn mủ hình thành chủ yếu do lớp bã nhờn dư thừa trong lỗ chân lông kết hợp với vi khuẩn P.Acnes. Vì vậy bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể nổi loại mụn này. Nhưng thông thường mụn mủ hay tập trung thành từng đám, nhất là trên của mặt trẻ vị thành niên, những người hay thức khuya, stress,...

Nhiều người hay nhầm lẫn giữa mụn mủ và mụn bọc dẫn đến việc chọn sai thuốc và phương pháp điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp phân biệt hiệu quả 2 nhóm mụn thông dụng này.

  • Mụn mủ là trường hợp nặng hơn của mụn trứng cá nhưng có kích thước nhỏ hơn mụn bọc. Theo đó, ở giữa những nốt mụn này là những đốm trắng hoặc vàng nhạt, người ta gọi đó là mủ.
  • Mụn bọc cũng là một dạng của mụn trứng cá, tuy nhiên nó có kích thước khá lớn. Thường gây sưng đỏ một vùng da, kèm theo tình trạng đau nhức, có mủ và máu khi vỡ . Đặc biệt nếu không biết cách điều trị, loại mụn này có thể để lại những vết sẹo lõm trên da rất lớn.

Nguyên nhân

Rất nhiều người cho rằng mụn mủ hình thành chủ yếu do tình trạng vệ sinh không sạch sẽ. Tuy nhiên trên thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng loại mụn này là một bệnh viêm hệ thống, do nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể:

Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học

Thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến hệ bài tiết của cơ thể phải làm việc liên tục. Lâu dần da sẽ yếu đi, tạo điều kiện cho các tác nhân có hại bên ngoài, xâm nhập, gây viêm nhiễm cho da. Theo các số liệu thống kê, mụn mủ thường xuất hiện ở những trẻ vị thành niên, người hay thức khuya và đi làm ka kíp.

Nguyên nhân của tình trạng này là do ban đêm da sẽ làm nhiệm vụ thải độc và phục hồi hư tổn. Vì vậy, nếu thường xuyên thức khuya, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, da không thể tái tạo và đào thải bã nhờn ra ngoài. Lâu ngày tích tụ sẽ làm tăng nguy cơ hình thành mụn mủ.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Những người thường xuyên ăn uống thiếu khoa học sẽ có có nguy cơ bị mụn mủ cao hơn. Nguyên nhân là do không được cung cấp các dưỡng chất cần thiết trong một thời gian dài sẽ đẩy cơ thể vào trạng thái stress, tăng khả năng hình thành các nốt mụn cứng, sưng đỏ, có mủ trắng trong.

Ngoài ra việc dung nạp những thực phẩm kém chất lượng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán cay nóng cũng sẽ khiến gan và hệ bài tiết bị ảnh hưởng. Lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu nước, tăng tiết bã nhờn, hình thành mụn viêm, mụn bọc,...

Vệ sinh da sai cách

Nhiều người, đặc biệt là nam giới thường quan niệm rằng chỉ cần rửa mặt với nước sạch là đủ. Tuy nhiên trên thực tế bụi bẩn, vi khuẩn và các bã nhờn dư thừa thường ẩn sâu trong lòng lỗ chân lông. Mà nước sạch không có khả năng để loại bỏ hoàn toàn. Do đó, nếu để lâu ngày, các cặn bã này sẽ cô đọng và bít tắc lỗ chân lông. Tăng nguy cơ hình thành mụn mủ, mụn trứng cá bọc không nhân,...

Bên cạnh đó việc rửa mặt quá mạnh, chà sát bằng khăn cứng cũng có thể khiến bề mặt da bị tổn thương. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm cho các nang lông.

Rối loạn nội tiết tố và Hormone

Rối loạn nội tiết tố và các Hormone trong cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hình mụn bọc có mủ. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở những người đang trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ có mang hoặc cho con bú,...

Bởi đây là thời kỳ nội tiết tố trong cơ thể thay đổi nhiều, khiến da tiết bã nhờn và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mặc dù rối loạn nội tiết tố và Hormone không gây nguy hại cho cơ thể nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của người bệnh.

Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng

Bên cạnh việc vệ sinh da sai cách thì lựa chọn và sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng cũng là nguyên nhân làm bùng phát mụn mủ trắng.

Vì vậy để bảo vệ da khỏi những thành phần có hại, người bệnh nên tìm mua các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp tại những thương hiệu uy tín.

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì những tác động khách quan từ môi trường bụi bẩn, nắng nóng, khói bụi,... cũng là điều kiện để các tác nhân có hại cho da bùng phát và làm trầm trọng tình trạng mụn mủ, mụn trứng cá bọc, mụn viêm,...

Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng sẽ làm tăng nguy cơ nổi mụn
Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng sẽ làm tăng nguy cơ nổi mụn

Triệu chứng

Mụn mủ có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng đáng sợ nhất vẫn là trên mặt. Theo các chuyên gia, tùy vào vị trí mà mụn mọc mà các dấu hiệu nhận biết lại khác nhau. Cụ thể như:

  • Mụn mủ ở chân mày: Da ở vùng chân mày rất mỏng và nhiều mao mạch thần kinh. Do đó, đây được coi là một vị trí “đắc địa” cho mụn mủ ngự trị. Ngoài gây đau nhức, khó chịu khi xuất hiện ở vị trí này mụn mủ còn có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh. Do đó khả năng lây lan sang các vùng da khác là rất cao.
  • Mụn mủ ở thái dương: Thái dương là vùng huyệt quan trọng liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Bởi vậy nếu mụn mủ xuất hiện tại đây cơn đau nhức thường rất dữ dội. Đặc biệt do có ảnh hưởng đến các cơ quan khác nên mụn mọc ở đây thường rất khó nặn và gây nhiều nguy hiểm
  • Mụn mủ ở mũi: Tuy ít gặp hơn các vị trí khác nhưng mụn mủ ở mũi lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nếu không biết cách xử lý. Loại mụn này nếu nặn có thể gây chảy máu mũi,viêm mũi và gây hại cho các vùng da xung quanh hốc mắt.
  • Mụn mủ ở cằm và miệng: Đây là vị trí xuất hiện nhiều nhất của mụn mủ đồng thời rất gây hại cho sức khỏe và thẩm mỹ. Nếu thấy mụn mủ xuất hiện tại vị trí này, người bệnh tuyệt đối không được tự nặn vì có thể gây ra biến chứng như lan vào xoang mặt, tắc tĩnh mạch mão, nhiễm trùng máu,... Cách tốt nhất để điều trị loại mụn này là đến các trung tâm da liễu để kỹ thuật viên thay bạn xử lý.

Mụn mủ thường xuất hiện nhiều ở cằm
Mụn mủ thường xuất hiện nhiều ở cằm

Mụn mủ có gây nguy hiểm không?

Mụn mủ là một trong những dạng nguy hiểm nhất của họ nhà mụn. Không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, thẩm mỹ của người mắc phải. Căn bệnh này còn rất khó điều trị nếu không biết cách xử lý khoa học.

Dưới đây là những ảnh hưởng mà mụn mủ trắng gây ra cho người bệnh.

  • Về mặt thẩm mỹ: Những nốt mụn mủ sưng to, nằm chễm chệ trên mặt vô hình chung ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm khuôn mặt kém đi sự duyên dáng. Không những thế những đám mụn còn thường mọc tập trung thành từng vùng, gây mất mỹ quan và khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp và công việc.
  • Về mặt sức khỏe: Mụn bọc mủ bị viêm nhiễm sẽ gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Thậm chí một số trường hợp, khi mụn có dấu hiệu nhiễm trùng còn khiến cơ thể bị lên cơn sốt, người bệnh trở nên mệt mỏi, cáu gắt vô cớ…
  • Về mặt tâm lý: Việc xuất hiện những đám mụn mủ làm tổ trên mặt, sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy thiếu tự tin và có tâm lý muốn điều trị sớm.
  • Nhiều biến chứng: So với mụn đầu đen, đầu trắng thì mụn mủ nguy hiểm hơn rất nhiều. Loại mụn này nếu không biết cách điều trị có thể sẽ khiến tình trạng mụn trở lên nặng hơn, tăng khả năng lây nhiễm sang vùng da khác. Đặc biệt, nếu nốt mụn to, quá trình nặn không triệt có thể khiến tái phát hoặc hình thành những vết sẹo lõm, lồi trên mặt.

Mụn mủ có nên nặn không? Những lưu ý khi nặn

Thông thường để giải quyết mụn, nhiều người sẽ lựa chọn hình thức nặn bằng tay. Tuy nhiên với mụn mủ thì ngược lại,có nên nặn mụn mủ hay không? Câu trả lời là người bệnh nên hạn chế tối đa. Bởi các lý do sau:

  • Khi mụn bọc mủ xuất hiện có nghĩa là da đã bị viêm nhiễm khá nặng. Vì thế nếu có thêm bất kỳ tác động nào bên ngoài, tình trạng mụn có thể sẽ trở lên tồi tệ hơn.
  • Thêm một lý do nữa mà người bệnh không nên nặn mụn mủ là bởi tính hiệu quả của nó không cao. Được biết, loại mụn này hình thành do tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Do đó, dù có nặn hết mủ thì những vết viêm vẫn không thể xử lý triệt để. Khi gặp các tác nhân có hại, chúng sẽ nhanh chóng bùng phát và làm nhiễm trùng nặng hơn.
  • Việc nặn mụn mủ không đúng cách, sai thời điểm còn có thể để lại thâm sẹo, khó làm lành.
  • Do chứa nhiều mủ trắng, nên nếu nặn sai cách sẽ khiến các vùng da khác bị viêm nhiễm theo, mụn lan rộng hơn.

Vì những lẽ đó, nên khi bị mụn mủ, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý nặn tại nhà. Cách tốt nhất để phòng tránh viêm nhiễm là tìm đến trung tâm da liễu để được xử lý kịp thời.

Nặn mụn nên hay không? Nặn mụn nên hay không?

Hướng dẫn 5+ trị mụn mủ không gây thâm sẹo hiệu quả

Cách trị mụn mủ thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại da, nguyên nhân gây mụn, và mức độ nghiêm trọng của tình trạng da. Dưới đây là một số phương pháp trị mụn mủ:

1. Cách trị mụn mủ tại nhà:

 Tinh dầu tràm trà:

  • Cách thực hiện: Áp dụng một ít tinh dầu tràm trà trực tiếp lên mụn mủ bằng cọ chuyên dụng hoặc đầu ngón tay.
  • Công dụng: Tinh dầu tràm trà có khả năng chống viêm và chống khuẩn, giúp giảm sưng và đau do mụn mủ.

 Mật ong và baking soda:

  • Cách thực hiện: Tạo hỗn hợp bằng mật ong và baking soda, sau đó  lên mụn mủ, để khoảng 15-20 phút, sau đó rửa sạch.
  • Công dụng: Mật ong có tính chất chống khuẩn và chống viêm, trong khi baking soda giúp làm dịu da và làm sạch chất bã nhờn.

 Chanh và chuối:

  • Cách thực hiện: Nghiền nhuyễn một quả chuối, thêm một ít nước cốt chanh vào và trộn đều. Áp dụng hỗn hợp lên mụn mủ, để khoảng 1520 phút, sau đó rửa sạch.
  • Công dụng: Chanh chứa axit citric giúp làm sáng da và có tính chất chống khuẩn, trong khi chuối giúp dưỡng ẩm và làm dịu da.

2. Thuốc Tây y chữa mụn mủ:

 Benzoyl peroxide:

  • Cách sử dụng: Sản phẩm chứa benzoyl peroxide có thể được áp dụng trực tiếp lên mụn mủ theo hướng dẫn của sản phẩm.
  • Công dụng: Benzoyl peroxide có khả năng giảm viêm, giết khuẩn và làm khô mụn mủ.

 Retinoid:

  • Cách sử dụng: Sản phẩm chứa retinoid (như tretinoin) thường được kê đơn. Áp dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Công dụng: Retinoid giúp kích thích tái tạo tế bào da, làm giảm tắc nghẽn lỗ chân lông và giảm mụn mủ.

 Salicylic acid:

  • Cách sử dụng: Sản phẩm chứa salicylic acid có thể được áp dụng trực tiếp lên mụn mủ theo hướng dẫn của sản phẩm.
  • Công dụng: Salicylic acid giúp làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết, và giảm sưng đau do mụn mủ.

 Thuốc tránh thai:

  • Cách sử dụng: Thuốc tránh thai có thể được kê đơn bởi bác sĩ để điều chỉnh hormone và kiểm soát sự sản xuất dầu.
  • Công dụng: Thuốc tránh thai có thể giúp kiểm soát hormone, giảm sản xuất dầu, và làm giảm mụn mủ ở một số người.

Cách phòng ngừa mụn mủ hiệu quả

Một số cách phòng ngừa mụn mủ sưng to mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng gồm:

  • Không tự ý sờ hoặc nặn mụn mủ bằng tay. Vì trên tay chứa rất nhiều vi khuẩn có hại, dễ gây nhiễm trùng da.
  • Vệ sinh da mặt bằng những sản phẩm dịu nhẹ, có chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Trong quá trình trị mụn, người bệnh nên hạn chế căng thẳng, stress kéo dài.
  • Không sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm lên các vùng da bị mụn mủ. Vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông, làm mụn nặng hơn.
  • Chống nắng và bảo vệ da khi phải ra ngoài trời nắng để hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân có hại.
  • Ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày, uống đủ 2 lít nước để tránh khô da.

Trên đây là toàn bộ thông tin về mụn mủ. Hy vọng thông qua bài viết người bệnh sẽ có thêm kiến thức để phòng ngừa, nhận biết và điều trị loại mụn này hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo