Cách Trị Viêm Da Dị Ứng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Bệnh viêm da dị ứng có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số cách chữa bệnh viêm da dị ứng một cách hiệu quả:

  • Nha Đam: Sử dụng gel từ lá nha đam và áp dụng lên vùng da bị viêm. Giữ trong khoảng 1520 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
  • Mật Ong: Thoa 1 lớp mật ong nguyên chất lên vùng da đang bị tổn thương, nhẹ nhàng massage khoảng 5 phút. Để trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
  • Lá Bạc Hà: Có thể tắm hoặc nghiền nát lá bạc hà trộn cùng mật ong, nha đam. Áp dụng lên da và giữ trong 15 đến 20 phút trước khi rửa sạch.
  • Lá Đơn Đỏ: Có 2 phương pháp để điều trị bệnh; Đun nước để uống và đun nước để tắm.
  • Lá Chè Xanh: Pha nước chè xanh và thấm vào bông tẩy trang, lau nhẹ lên vùng da bị viêm.
  • Hành Hoa: Nấu hành hoa trong nước và sử dụng nước này để làm sạch vùng da viêm.
  • Bột Yến Mạch: Trộn bột yến mạch với nước để tạo thành hỗn hợp. Áp dụng lên da và để khô trước khi rửa sạch.
  • Trà Hoa Cúc: Pha trà hoa cúc, để nguội và sau đó dùng nước trà này để lau nhẹ vùng da bị viêm.
  • Chườm Lạnh, Tắm Nước Mát:  Chườm lạnh hoặc tắm nước mát giúp giảm ngứa và viêm nang lông.
  • Sử Dụng Kem Vitamin B5: Sử dụng kem chứa vitamin B5 để giúp dưỡng ẩm và làm dịu da.

Đối với trường hợp viêm da dị ứng ở mức nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà để thuyên giảm triệu chứng. Bài viết dưới đây, chuyên gia hướng dẫn chi tiết 10 cách trị viêm da dị ứng tại nhà hiệu quả nhanh chóng và an toàn, hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Tổng quan bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là tình trạng da quá mẫn với các dị nguyên ngoài môi trường. Khi cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên, hệ miễn dịch phản ứng lại bằng cách sản xuất quá mức hoạt chất trung gian gây ra hiện tượng ngứa, sưng đỏ, châm chích,... Đây là bệnh lý thường gặp và khó điều trị, dễ tái phát khi có điều kiện phù hợp.

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: chỉ ra một số nguyên nhân gây bệnh chính bao gồm:

  • Do dị ứng thời tiết: Việc người bệnh tiếp xúc với thời tiết thay đổi đột ngột, thời tiết quá lạnh, hanh khô cũng sẽ khiến da khó thích ứng dẫn đến tình trạng viêm da mãn tính theo mùa.
  • Do dị ứng: Những người có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng bởi các yếu tố như phấn hoa, khói thuốc, lông động vật, bụi bẩn, cát, khói,… cũng có nguy cơ bị viêm da dị ứng tiếp xúc nhiều hơn so với người bình thường.
  • Do cơ địa người bệnh ra nhiều mồ hôi: Việc cơ thể ra quá nhiều mồ hôi có thể khiến da bị mất nước, đây là điều kiện cho các chất gây kích ứng phát triển mạnh hơn.
  • Do môi trường: Những người sống trong môi trường có nhiệt độ cao và ẩm ướt sẽ có tỷ lệ bị viêm da cao hơn.
  • Do các tổn thương trên da: Các vết trầy xước, vết thương hở trên da, vết côn trùng đốt,… nếu không được xử lý kịp thời cũng dễ dẫn đến tình trạng viêm da do các yếu tố có hại từ bên ngoài môi trường tấn công.
  • Do sử dụng các sản phẩm dễ gây kích ứng: Mỹ phẩm, xà phòng có chất tẩy rửa cao, nước xả vải,… là những sản phẩm dẫn dễ gây kích ứng da nếu sử dụng không đúng cách.
  • Do một số bệnh lý: Những người có người thân trong gia đình từng bị tiền sử bệnh hen suyễn, dị ứng, viêm da thì nguy cơ mắc bệnh của họ cũng sẽ cao hơn rất nhiều.

Các dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh:

  • Luôn bị ngứa da, ngứa nghiêm trọng vào ban đêm gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
  • Viêm da gây dị ứng nổi mẩn đỏ, da khô và có cảm giác căng rát khó chịu.
  • Da dày, tróc vảy và khô cứng, dễ nổi sẩn, nhạy cảm với các tác động như cào, gãi.
  • Trên da xuất hiện các mảng màu nâu, xám, đỏ. Bạn có thể nhận biết những sự thay đổi màu da này ở một số vị trí điển hình như mí mắt, cổ, ngực, cổ tay, mặt trong của đầu gối, bàn chân và mắt cá chân.
  • Viêm da dị ứng ở trẻ em thường xuất hiện nhiều ở vùng da ở đầu hoặc mặt.
  • Trường hợp viêm da nghiêm trọng, các nốt mẩn đỏ có thể sẽ sưng đỏ lên và chảy dịch mủ, máu mỗi khi bị trầy xước.

Tình trạng viêm da này có thể xuất hiện từ khi trẻ được 5 tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình trạng viêm da ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là xuất hiện cả hiện tượng viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh. Và với trẻ nhỏ, chúng sẽ thường xuyên không kiềm chế được cơn ngứa, thường xuyên gãi, cào vào vùng da này và dễ dẫn đến tình trạng viêm da dị ứng bội nhiễm vô cùng nguy hiểm.

Bệnh lý này khi không được xử lý hiệu quả, nó dễ gây ra các ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Do đó, việc điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả là điều hoàn toàn cần thiết.

Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau đây bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám:

  • Nếu viêm da dị ứng khiến bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng và mất ngủ;
  • Cảm thấy đau, sưng, đau hoặc nóng xung quanh vùng da phát ban;
  • Xuất hiện các vệt đỏ kéo dài, mủ hoặc vảy vàng.
  • Sốt;
  • Các triệu chứng bệnh vẫn tiếp diễn dù đã sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà.

10 cách chữa viêm da dị ứng tại nhà hiệu quả

Tổng hợp 10 cách trị viêm da dị ứng tại nhà rất đơn giản, dễ thực hiện. Người bệnh có thể tham khảo và tự thực hiện như hướng dẫn dưới đây:

Nha đam

Sử dụng nha đam là cách trị viêm da dị ứng tại nhà được chuyên gia khuyến nghị bởi khả năng thuyên giảm triệu chứng và dưỡng da khỏe mạnh. Hiệu quả này nhờ trong gel nha đam chứa hoạt chất glycoprotein có tác dụng chống viêm, giảm triệu chứng dị ứng. Ngoài ra, polysaccharide và monosaccharide trong nha đam giúp diệt hại khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Đặc biệt, gel nha đam chứa các hoạt chất khác như acid gamma linolenic, vitamin E, vitamin C có khả năng dưỡng ẩm, làm mềm và thúc đẩy da mau phục hồi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch 1 nhánh nha đam, cách bỏ vỏ và lấy phần thịt bên trong.
  • Bước 2: Vệ sinh vùng bị viêm da dị ứng, sau đó thoa phần thịt nha đam lên.
  • Bước 3: Dùng tay nhẹ nhàng massage vùng da đó trong 5 - 10 phút để gel thấm đều xuống hạ bì.

Người bệnh nên thoa nha đam vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng hôm sau rửa sạch với nước ấm. Thực hiện mỗi ngày, sau khoảng 5 - 7 ngày triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.

cach chua viem da di ung
Sử dụng nha đam là cách trị viêm da dị ứng tại nhà được chuyên gia khuyến nghị

Mật ong

Trong mật ong chứa thành phần gồm nhiều hoạt chất tốt cho làn da như vitamin E, vitamin A, vitamin C cùng nhiều chất kháng viêm, diệt khuẩn,... giúp nhanh chóng giảm nhẹ triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa, sưng phù. Đồng thời, các hoạt chất này hỗ trợ da mau lành và hạn chế tái phát dị ứng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch vùng da đang bị mẩn đỏ do dị ứng, sau đó lau khô bằng khăn mềm.
  • Bước 2: Thoa 1 lớp mật ong nguyên chất lên vùng da đang bị tổn thương, nhẹ nhàng massage khoảng 5 phút.
  • Bước 3: Đợi khoảng 15 phút cho hoạt chất trong mật ong thấm sâu dưới da rồi rửa lại với nước ấm. Cuối cùng thấm khô da với khăn bông mềm.

Lá bạc hà

Nghiên cứu Y học hiện đại đã chứng minh trong lá bạc hà chứa thành phần như vitamin A, acid salicylic cùng nhiều khoáng chất giúp làm sạch da, điều hòa tuyến bã nhờn và giảm ngứa, chống viêm hiệu quả. Có nhiều cách trị viêm da dị ứng tại nhà với lá bạc hà được nhiều người áp dụng, người bệnh có thể kết hợp 2 cách dùng này để tăng hiệu quả điều trị.

  • Cách 1: Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà, sau đó cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước. Dùng nước lá bạc hà tắm hằng ngày hoặc ngâm rửa vùng da bị viêm dị ứng.
  • Cách 2: Giã nát lá bạc hà, sau đó trộn cùng mật ong và nha đam rồi đắp lên vùng bị viêm da dị ứng.

cach chua viem da di ung
Có nhiều cách trị viêm da dị ứng tại nhà với lá bạc hà được nhiều người áp dụng

Lá đơn đỏ

Thành phần lá đơn đỏ chứa nhiều hoạt chất có tính sát khuẩn, sát trùng như tanin, coumarin, saponin, flavonoid. Vậy nên khi sử dụng sẽ giúp giảm ngứa, giảm sưng viêm và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng da. Có 2 phương pháp trị viêm da dị ứng tại nhà với lá đơn đỏ như sau:

  • Đun nước tắm: Chuẩn bị 100g lá đơn đỏ và 100g cây tầm phỏng, rửa sạch rồi cho vào nồi đun với 2 lít nước. Đợi khi sôi, lọc lấy nước để tắm hoặc rửa vùng da bị bệnh.
  • Đun nước uống: Rửa sạch 10g lá đơn đỏ, ngâm nước muối loãng trong 10 phút. Sau đó đun sôi với 400ml nước, đến khi nước cạn còn 200ml thì tắt bếp. Rót nước lá đơn đỏ ra cốc để uống trong ngày.

Lá chè xanh

Cách trị viêm da dị ứng tại nhà với lá chè xanh được nhiều người áp dụng nhờ độ lành tính và hiệu quả cao. Trong lá chè xanh chứa 4 loại catechin có tác dụng chống viêm, ngăn chặn giải phóng phân tử cytokine gây viêm, nhờ đó giảm triệu chứng viêm da dị ứng. Ngoài ra, trong chè xanh chứa hoạt chất tanin, theanine và một số chất chống oxy hóa khác giúp dưỡng ẩm, tăng đề kháng cho da và chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh về da.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh, rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 15 phút để diệt sạch khuẩn.
  • Bước 2: Cho lá chè vào nồi, đun sôi với 1 lít nước. Lấy nước này tắm hoặc rửa vùng da bị dị ứng.

Để tăng hiệu quả trị viêm da dị ứng, người bệnh có thể đun nước chè xanh uống hằng ngày.

cach chua viem da di ung
Lá trà giúp giảm triệu chứng viêm da dị ứng

Hành hoa

Hành hoa có chứa lượng lớn chất kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Qua đó tiêu diệt các dị nguyên gây bệnh và đào thải các độc tố khỏi cơ thể, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ trên da. Sử dụng hành lá còn giúp cung cấp vitamin và khoáng chất tăng cường đề kháng cho da, ngăn ngừa dị ứng tái phát.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 100g hành hoa đem rửa sạch, cắt rễ và ngâm nước muối 10 phút.
  • Bước 2: Cắt hành hoa thành từng đoạn nhỏ từ 4 - 5cm.
  • Bước 3: Cho hành vào nồi đun với 500ml nước, đợi sôi tắt bếp.
  • Bước 4: Dùng nước đun hành hoa ngâm rửa những vùng da bị viêm dị ứng trong 20 phút. Cuối cùng rửa sạch lại 1 lần nữa với nước ấm.

Chuyên gia khuyến nghị nên thực hiện cách trị viêm da dị ứng tại nhà với hành hoa vào buổi tối trước khi đi ngủ để hiệu quả phát huy tốt nhất.

Bột yến mạch

Nghiên cứu chỉ ra trong bột yến mạch có chứa hàm lượng lớn acid ferulic, kẽm, beta-glucan và avenanthramides. Các hoạt chất này có tác dụng làm dịu da, dưỡng ẩm và giảm cảm giác ngứa ngáy. Vậy nên, chuyên gia khuyến nghị các trường hợp viêm da dị ứng nhẹ có thể áp dụng phương pháp dùng bột yến mạch để thuyên giảm triệu chứng bệnh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 1 thìa bột yến mạch hòa trong 500ml nước, đợi khoảng 20 phút cho nở hoàn toàn.
  • Bước 2: Xoa trực tiếp lượng bột trên lên khu vực đang bị viêm da dị ứng, nhẹ nhàng massage khoảng 1 phút để hoạt chất thấm
  • Bước 3: Rửa sạch lại vùng da với nước ấm, sau đó thấm khô với khăn bông mềm.

cach chua viem da di ung
Trường hợp viêm da dị ứng nhẹ có thể áp dụng phương pháp dùng bột yến mạch

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc không chỉ có tác dụng an thần, điều hòa giấc ngủ mà còn hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng viêm da dị ứng. Các hoạt chất trong loại trà này giúp ổn định hoạt động bài tiết bã nhờn, thúc đẩy tái tạo vùng da bị tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 50g hoa cúc khô, 20ml mật ong, 200ml nước sôi.
  • Bước 2: Cho hoa cúc khô vào bình trà 200ml sôi, sau đó ủ trong 20 phút rồi vớt hoa ra.
  • Bước 3: Thêm mật ong vào cốc, thêm nước cốt trà hoa cúc vào và khuấy đều.

Chuyên gia khuyến nghị mỗi ngày nên uống từ 2 - 3 tách trà hoa cúc, tránh sử dụng quá nhiều sẽ tiềm ẩn tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Chườm lạnh, tắm nước mát

Khi xuất hiện các triệu chứng viêm da dị ứng như mẩn ngứa, phát ban, nổi mẩn đỏ,... người bệnh áp dụng phương pháp chườm lạnh hoặc tắm nước mát để làm dịu da, thuyên giảm triệu chứng.

Nhưng lưu ý, khi chườm lạnh không áp trực tiếp viên đá lên da, cần bọc bằng 1 lớp vải để tránh bỏng lạnh. Ngoài ra, lưu ý tránh chườm lạnh và tắm quá lâu hoặc tác động trực tiếp lên vùng da có vết thương hở, bởi điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

cach chua viem da di ung
Chườm lạnh làm dịu da, thuyên giảm triệu chứng

Sử dụng kem vitamin B5

Người bị viêm da dị ứng nên sử dụng các loại kem dưỡng có chứa thành phần vitamin B5. Bởi chuyên gia Da liễu cho biết, hoạt chất này có tác dụng thúc đẩy phục hồi làn da dị ứng, mẩn đỏ, khô ráp. Đặc biệt, vitamin B5 còn giúp dưỡng ẩm sâu và xây dựng hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh. Người bệnh ưu tiên lựa chọn kem dưỡng có chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa hương liệu để ngăn ngừa tình trạng kích ứng.

Khi nào cần đến bệnh viện gặp bác sĩ?

Nếu nằm trong những trường hợp dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám Da liễu để được bác sĩ thăm khám và điều trị:

  • Các triệu chứng viêm da dị ứng không thuyên giảm, có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
  • Viêm da dị ứng kéo dài, tái phát dai dẳng.
  • Người bệnh áp dụng các cách điều trị tại nhà nhưng xuất hiện tác dụng phụ, khiến da kích ứng nghiêm trọng.
  • Xuất hiện mụn nước, ngứa ngáy dữ dội, da có dấu hiệu nhiễm trùng, bội nhiễm.

Trên đây là thông tin chi tiết về 10 cách trị viêm da dị ứng tại nhà. Các phương pháp này sử dụng hoàn toàn nguyên liệu lành tính, chủ yếu từ tự nhiên nên hạn chế kích ứng hoặc tác dụng phụ không mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo